Luật đê điều 2006 số 79/2006/QH11
Số hiệu: | 79/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 79/2006/QH 11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoá XI, kỳ họp thứ 10
(Từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2006)
LUẬT
ĐÊ ĐIỀU
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về đê điều.
Luật này quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động về đê điều, các hoạt động có liên quan đến đê điều trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.
2. Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.
3. Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông.
4. Đê biển là đê ngăn nước biển.
5. Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.
6. Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.
7. Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.
8. Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.
9. Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở để bảo vệ đê.
10. Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thuỷ.
11. Công trình phụ trợ là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công trình tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; công trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê.
12. Chân đê đối với đê đất là vị trí giao nhau giữa mái đê hoặc mái cơ đê với mặt đất tự nhiên được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê. Chân đê đối với đê có kết cấu bằng bê tông hoặc vật liệu khác là vị trí xây đúc ngoài cùng của móng công trình.
13. Cửa khẩu qua đê là công trình cắt ngang đê để phục vụ giao thông đường bộ, đường sắt.
14. Phân lũ là việc chuyển một phần nước lũ của sông sang hướng dòng chảy khác.
15. Làm chậm lũ là việc tạm chứa một phần nước lũ của sông vào khu vực đã định.
16. Công trình đặc biệt là công trình liên quan đến an toàn đê điều, bao gồm công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm; cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền; di tích lịch sử, văn hóa, khu phố cổ, làng cổ; cụm, tuyến dân cư trong vùng dân cư sống chung với lũ và trên các cù lao.
17. Hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê điều.
18. Bãi sông là vùng đất có phạm vi từ biên ngoài hành lang bảo vệ đê điều trở ra đến bờ sông.
19. Bãi nổi, cù lao là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông.
20. Lòng sông là phạm vi giữa hai bờ sông.
21. Mực nước lũ thiết kế là mực nước lũ làm chuẩn dùng để thiết kế đê và công trình liên quan, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
22. Lưu lượng lũ thiết kế là lưu lượng lũ của một con sông tương ứng với mực nước lũ thiết kế.
1. Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.
2. Đê được phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.
3. Tiêu chí phân cấp đê bao gồm:
a) Số dân được đê bảo vệ;
b) Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội;
c) Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
d) Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;
đ) Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;
e) Lưu lượng lũ thiết kế.
4. Chính phủ quy định cụ thể cấp của từng tuyến đê.
1. Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
3. Tuân thủ quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch đê điều được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.
4. Phòng, chống lũ hiệu quả, kết hợp với phát triển giao thông, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.
1. Đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong công tác quy hoạch phòng, chống lũ.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
4. Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ; dành một khoản kinh phí cho việc xử lý đột xuất sự cố đê điều trước, trong và sau mỗi đợt mưa, lũ, bão.
1. Phá hoại đê điều.
2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.
4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.
5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.
7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.
11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.
1. Nguyên tắc lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được quy định như sau:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông;
b) Bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của tuyến sông;
c) Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với từng vùng, miền trong cả nước và kế thừa của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
2. Căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê gồm có:
a) Dự báo lũ dài hạn;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
c) Hiện trạng hệ thống đê điều;
d) Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.
1. Xác định phương hướng, mục tiêu và quy chuẩn kỹ thuật về phòng, chống lũ của hệ thống sông để lập và thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
2. Xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.
3. Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê bao gồm:
a) Xây dựng hồ chứa nước thượng lưu;
b) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê;
c) Xây dựng, tu bổ đê điều;
d) Xác định các vùng phân lũ, làm chậm lũ, khả năng phân lũ vào các sông khác;
đ) Làm thông thoáng dòng chảy;
e) Tổ chức quản lý và hộ đê.
4. Dự kiến tác động đến môi trường của việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
5. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
1. Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được rà soát, bổ sung định kỳ mười năm một lần hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
2. Điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết từng tuyến sông có đê của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình sau khi có thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố công khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân các cấp công bố công khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong phạm vi quản lý của địa phương tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong suốt kỳ quy hoạch để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
2. Căn cứ vào quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và phối hợp thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
1. Nguyên tắc lập quy hoạch đê điều được quy định như sau:
a) Quy hoạch đê điều phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của quy hoạch đê điều;
b) Quy hoạch đê biển phải bảo đảm chống bão, nước biển dâng theo quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế đê biển và phải bao gồm cả diện tích trồng cây chắn sóng;
c) Quy hoạch đê sông, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng phải bảo đảm an toàn ứng với mực nước lũ thiết kế và có giải pháp để bảo đảm an toàn đê khi xảy ra lũ lịch sử; phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một lưu vực, không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và cả hệ thống sông.
2. Căn cứ để lập quy hoạch đê điều bao gồm:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
c) Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
d) Tình hình thực hiện quy hoạch đê điều kỳ trước và dự báo nhu cầu xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều;
đ) Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.
1. Xác định nhiệm vụ của tuyến đê.
2. Xác định các thông số kỹ thuật của tuyến đê.
3. Xác định vị trí tuyến đê; vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng trên tuyến đê.
4. Xác định diện tích đất dành cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều.
5. Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch.
6. Dự kiến những hạng mục ưu tiên thực hiện, nguồn lực thực hiện.
7. Dự kiến tác động đến môi trường của việc thực hiện quy hoạch và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
1. Quy hoạch đê điều phải được rà soát, bổ sung định kỳ mười năm một lần hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh.
2. Việc điều chỉnh quy hoạch đê điều phải được thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều của các vùng, miền và của cả nước.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch các loại đê chuyên dùng của ngành mình.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
4. Trình tự, thủ tục lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đê điều của các vùng, miền và của cả nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đê điều do bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 của Luật này phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp phải công bố công khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều trong phạm vi quản lý của địa phương tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong suốt kỳ quy hoạch để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
2. Căn cứ vào quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ có đê chuyên dùng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều.
3. Căn cứ vào quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng và phạm vi bảo vệ đê điều.
1. Hoạt động xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều được thực hiện khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này quyết định.
2. Hoạt động xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật về đê điều và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo thẩm quyền việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều trong phạm vi cả nước; kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về đê điều.
4. Uỷ ban nhân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều trên địa bàn.
1. Đất sử dụng cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều được quy định như sau:
a) Khi Nhà nước sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ đê điều để xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều thì người sử dụng đất đó được bồi thường hoặc hỗ trợ về hoa màu và tài sản trên đất;
b) Khi Nhà nước thu hồi đất ngoài phạm vi bảo vệ đê điều để xây dựng đê mới hoặc mở rộng đê hiện có và trở thành đất trong phạm vi bảo vệ đê điều thì người sử dụng đất đó được bồi thường hoặc hỗ trợ về đất, hoa màu và tài sản trên đất;
c) Khi Nhà nước khai thác đất ngoài phạm vi bảo vệ đê điều để làm vật liệu phục vụ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều nhưng sau đó người sử dụng đất đó vẫn tiếp tục được sử dụng thì người sử dụng đất đó được bồi thường do việc lấy đất gây ra.
2. Việc bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi hoặc bị khai thác quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giải phóng mặt bằng; chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1. Việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều phải tuân theo quy hoạch đê điều, quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Kế hoạch ngân sách hằng năm đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều được ghi thành mục riêng và được quy định như sau:
a) Ngân sách trung ương đầu tư cho các tuyến đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III, hỗ trợ cho các tuyến đê cấp IV và cấp V;
b) Ngân sách địa phương đầu tư cho mọi cấp đê trên địa bàn.
1. Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê.
2. Hành lang bảo vệ đê được quy định như sau:
a) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;
b) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.
3. Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng của kè bảo vệ đê, cống qua đê trở ra mỗi phía 50 mét.
4. Trường hợp cần mở rộng hành lang bảo vệ đê đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều trên thực địa.
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý.
2. Khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê hoặc khi có báo động lũ từ cấp II trở lên đối với tuyến sông khác, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đê phải huy động lực lượng lao động tại địa phương, phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều. Mức thù lao cho lực lượng này do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
1. Những hoạt động sau đây phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép:
a) Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;
b) Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;
c) Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông;
d) Xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 kilômét tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều;
đ) Sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng;
e) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông;
g) Để vật liệu, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông;
h) Nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều.
2. Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phép;
b) Xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ xin cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản đối với những trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép trong thời hạn không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d) Kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép và những hoạt động không có giấy phép, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép khi người được cấp giấy phép vi phạm quy định của Luật này;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Người có thẩm quyền cấp giấy phép phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
5. Người được cấp giấy phép có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Phải nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định; chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ; thực hiện đúng nội dung đã được quy định trong giấy phép; khi cần điều chỉnh, thay đổi nội dung của giấy phép thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép; khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép.
1. Được xây dựng công trình phân lũ, làm chậm lũ, kè bảo vệ đê, cột chỉ giới, các loại biển báo đê điều, cột thủy chí, trạm quan trắc các thông số kỹ thuật về đê điều, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê.
2. Được xây dựng công trình quốc phòng, an ninh, công trình giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm, trạm bơm, âu thuyền.
3. Được xây dựng công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 4 Điều này.
Công trình được phép xây dựng phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Ngoài phạm vi bảo vệ đê điều;
b) Tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc xây dựng công trình không được làm giảm quá giới hạn cho phép của lưu lượng lũ thiết kế; không làm tăng quá giới hạn cho phép của mực nước lũ thiết kế; không ảnh hưởng đến dòng chảy của khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu;
d) Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về đê điều.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo lập dự án đầu tư xây dựng các công trình quy định tại khoản 3 Điều này trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho các hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết thực hiện Điều này.
1. Căn cứ vào quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông.
2. Căn cứ vào quy hoạch đã được điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này, việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được quy định như sau:
a) Những công trình, nhà ở hiện có trong khu vực đang bị sạt lở, những công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều thì phải di dời, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định của Luật này;
b) Những công trình, nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời; trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được mở rộng diện tích mặt bằng;
c) Những công trình, nhà ở hiện có phù hợp với quy hoạch thì được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng dự án di dân tái định cư, kế hoạch di dời và thực hiện việc di dời những công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch; quy định việc cấp giấy phép xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đối với công trình, nhà ở hiện có quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân có công trình, nhà ở phải di dời được xem xét bồi thường thiệt hại hoặc hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc di dời công trình, nhà ở quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Đê điều được kết hợp làm đường giao thông phải bảo đảm an toàn đê điều; đê đã cải tạo để kết hợp làm đường giao thông phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo quy chuẩn kỹ thuật về đê điều và quy chuẩn kỹ thuật về giao thông;
b) Việc xây dựng cầu qua sông có đê phải có cầu dẫn trên bãi sông để bảo đảm thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều theo quy định của Luật này và bảo đảm giao thông thủy theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; vật liệu phế thải và lán trại trong quá trình thi công không được ảnh hưởng đến dòng chảy và phải được thanh thải sau khi công trình hoàn thành.
2. Việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công trình ảnh hưởng trong phạm vi của tỉnh; phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.
1. Đất trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê được kết hợp làm đường giao thông hoặc trồng cây chắn sóng, lúa và cây ngắn ngày.
2. Việc khai thác cây chắn sóng trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê phải theo sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước quản lý đê điều ở địa phương.
Việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông phải phù hợp với quy định của Luật này, pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về du lịch và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tải trọng cho phép, quy định cấp phép đối với xe cơ giới đi trên đê và mẫu các loại biển báo về đê điều.
Trong mùa mưa, lũ, các hồ chứa nước có nhiệm vụ cắt, giảm lũ phải được điều tiết để cắt, giảm lũ cho hạ du. Việc điều tiết cắt, giảm lũ phải bảo đảm an toàn cho công trình và phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về vận hành hồ chứa nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê mà việc phân lũ, làm chậm lũ có ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê mà việc phân lũ, làm chậm lũ chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi của địa phương.
1. Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ; quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn.
2. Thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp tỉnh có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của Nhà nước, của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; được phép huy động vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão của trung ương trên địa bàn; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp huyện có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để xử lý ngay giờ đầu sự cố đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định huy động;
d) Khi xảy ra sự cố có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, Trưởng ban Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương, Thủ trưởng cơ quan trung ương là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương có quyền ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của tổ chức, cá nhân để hộ đê và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
đ) Trường hợp khẩn cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có quyền trưng dụng đất. Việc trưng dụng đất, trả lại đất và bồi thường cho người có đất bị trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Sau khi xử lý sự cố, người ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng và thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết để bồi thường hoặc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân được huy động.
4. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này khi được huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê.
5. Người bị thương, người bị thiệt hại tính mạng trong khi tham gia hộ đê được xét hưởng chế độ, chính sách như đối với lực lượng vũ trang tham gia hộ đê theo quy định của pháp luật.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chỉ đạo công tác hộ đê.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm dự báo khí tượng, thủy văn.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập và thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện hộ đê tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
6. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
7. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương chỉ đạo việc cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão.
1. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân.
2. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Chính phủ quy định.
3. Lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều bao gồm:
a) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều;
b) Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều;
c) Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống lũ, lụt, bão;
d) Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;
e) Vận động tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và bảo vệ đê điều.
2. Nhiệm vụ tổ chức xử lý giờ đầu sự cố đê điều bao gồm:
a) Tuần tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;
b) Đề xuất phương án xử lý khẩn cấp giờ đầu sự cố đê điều;
c) Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dẫn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều;
d) Hướng dẫn xử lý kỹ thuật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.
3. Nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm;
b) Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
c) Xử lý sự cố đê điều;
d) Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
đ) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.
4. Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều bao gồm:
a) Kỹ thuật và tiến độ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư;
b) Việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của công trình được cấp phép xây dựng có liên quan đến an toàn đê điều;
c) Quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
5. Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.
6. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điều trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều.
1. Là thành viên chính thức trong Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều thuộc mọi nguồn vốn.
2. Lập biên bản, quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật về đê điều của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chậm nhất trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có quyết định tạm đình chỉ phải báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
3. Được báo cáo vượt cấp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong trường hợp khẩn cấp, có nguy cơ vỡ đê.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật do thiếu trách nhiệm dẫn đến vỡ đê trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức, viên chức trực tiếp quản lý đê không phát hiện kịp thời sự cố hư hỏng đê điều hoặc báo cáo chậm, báo cáo không trung thực, không đề xuất kịp thời các biện pháp kỹ thuật xử lý giờ đầu sự cố đê điều;
b) Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý đê không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không kiểm tra, đôn đốc công việc đã giao cho công chức, viên chức quản lý đê.
2. Liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thiếu kiểm tra, giám sát để các đơn vị thi công làm sai thiết kế kỹ thuật xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; thiếu giám sát để tổ chức, cá nhân làm sai các nội dung trong giấy phép liên quan đến sự an toàn của đê điều và thoát lũ.
3. Khi thi hành công vụ, công chức, viên chức lực lượng chuyên trách quản lý đê điều phải mặc sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và đeo thẻ.
Lực lượng quản lý đê nhân dân có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều; được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về đê điều, được hưởng thù lao theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này, có quyền lập biên bản và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đê điều, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
b) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đê điều và quy định mực nước thiết kế cho từng tuyến đê;
c) Tổng hợp, quản lý các thông tin dữ liệu về đê điều trong phạm vi cả nước; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đê điều;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân;
g) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và chỉ đạo địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều;
h) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện công tác dự báo khí tượng, thuỷ văn; chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, bãi sông theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn, kiểm tra việc khai thác cát, đá, sỏi trong các sông; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngăn chặn việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép gây mất an toàn đê điều.
4. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và thực hiện phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy điện, chỉ đạo thực hiện vận hành hồ chứa nước theo quy chuẩn kỹ thuật về vận hành hồ chứa nước.
5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong các việc sau đây:
a) Quy hoạch luồng lạch giao thông thủy, quy hoạch và xây dựng các cầu qua sông bảo đảm khả năng thoát lũ của sông, các công trình phục vụ giao thông thủy và việc cải tạo đê điều kết hợp làm đường giao thông;
b) Chuẩn bị phương tiện, vật tư dự phòng, bảo đảm an toàn giao thông phục vụ công tác hộ đê trong mùa lũ, lụt, bão.
6. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình ở bãi sông quy định tại Điều 26 của Luật này và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng nhà ở, công trình quy định tại Điều 27 của Luật này.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm bố trí kinh phí cho các giải pháp công trình đối phó với lũ vượt mực nước lũ thiết kế hoặc những tình huống khẩn cấp về lũ. Bố trí thành một hạng mục riêng đầu tư kinh phí cho các dự án về xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê điều, hộ đê và các vùng lũ quét, các vùng chứa lũ và phân lũ, làm chậm lũ.
8. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện các việc sau đây:
a) Hướng dẫn việc bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi hoặc trưng dụng đất để phục vụ cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và các công trình phòng, chống lũ, lụt, bão;
b) Xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đối với các lực lượng tuần tra canh gác đê, hộ đê và chính sách bồi thường thiệt hại vật tư, phương tiện được huy động cho việc hộ đê.
9. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc tổ chức lực lượng, phương tiện, phương án và triển khai lực lượng hộ đê.
10. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an lập và thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an ninh ở khu vực đê xung yếu và các khu vực phân lũ, làm chậm lũ trong mùa lũ, bão; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều.
11. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật này và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo vệ và sử dụng đê điều.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương phù hợp với quy hoạch đê điều chung của cả nước, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh và tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Thành lập lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân;
e) Quản lý lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh;
g) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi của địa phương;
h) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;
e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn;
b) Huy động lực lượng lao động tại địa phương quy định tại khoản 2 Điều 24 và lực lượng quản lý đê nhân dân quy định tại Điều 41 của Luật này; phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
d) Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
1. Thanh tra đê điều là thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Việc thanh tra đê điều được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động về đê điều được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1. Người nào vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 79/2006/QH11 |
Hanoi, November 29, 2006 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for dikes.
This Law provides for anti-flood plannings of diked rivers, dike plannings, dike construction, repair, upgrading and solidification investment, dike management and protection, dike maintenance and use.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to domestic agencies, organizations and individuals, foreign organizations and individuals that conduct dike-related activities in the Vietnamese territory.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Dikes mean works preventing river floods or sea water, which are classified and decentralized by competent state bodies according to the provisions of law.
2. Regulatory dikes mean systems of works consisting of dikes, dike embankments, dike culverts and support facilities.
3. River dikes means those that prevent river floods.
4. Sea dikes means those that prevent sea water.
5. River-mouth dikes mean dikes of transition between river dikes and sea dikes or coasts.
6. Surrounding dikes means those that protect exclusive zones.
7. Auxiliary dikes means those that protect areas lying riverwards outside river dikes.
8. Special-use dikes mean those that protect separate objects.
9. Dike embankments mean works constructed to protect dikes against land crumbles and slides.
10. Dike culverts mean works constructed across dikes for water supply or drainage or for combined waterway traffic.
11. Supporting facilities mean works built in service of dike management and protection, including works for accidental spills; dike marker posts, boundary posts, dike signboards, water-level poles, pressure-alleviation wells, technical parameter-observation posts and equipment in service of dike management; dike watch stations, anti-flood and -storm reserve supply warehouses and yards, dike management offices, anti-flood and -storm command posts; flood-diverting or -slowing works; dike protection breakwater tree stretches.
12. Foot of earthen dike is the inter-section between a dike talus and natural land surface, which is determined at the time a competent state body determines the dike protection corridor limit markers. The foot of dike made of concrete or other materials is the outmost construction position of the works' foundation.
13. Dike-crossing sluice gates are works crossing dikes in service of land and railway traffic.
14. Flood diversion means diverting part of river flood water to other flow directions.
15. Flood slowing means the temporary storage of part of river flood water in designated areas.
16. Special works mean those relating to dike safety, including defense, security, traffic, irrigation works, underground works in service of socio-economic development, system of groundwater-exploiting wells; dike-crossing sluice gates, pumping stations, dockyards, historical or cultural relics, ancient street quarters or villages; population quarters or lines in flood-prone areas and islets.
17. Dike maintenance means activities aiming to ensure dike safety, including the rescue of facilities relating to regulatory dike safety.
18. River stretches mean land areas stretching from the outer edge of the dike protection corridor to river banks.
19. Sand expand, islets mean land areas emerging within river beds.
20. Riverbed means the scope between two banks of a river.
21. Designed flood water level means the standard flood water level used for designing dikes and relevant works, approved by competent state bodies.
22. Designed flood flow means the flood flow of a river corresponding to the designed flood water level.
Article 4.- Dike classification and grading
1. Dikes are classified into river dikes, sea dikes, river-mouth dikes, auxiliary dikes, surrounding dikes and special-use dikes.
2. Dikes are ranked into special grade, grade I, grade II, grade III, grade IV and grade V according to their importance from high to low.
3. Dike classification criteria include:
a/ Number of people protected by a dike;
b/ Importance in terms of defense, security, socio-economic development;
c/ Flood and storm characteristics of each region;
d/ Area and scope of administrative land boundaries;
e/ Average submerging level of population quarters against the designed flood water level;
f/ Designed flood flow.
4. The Government shall specify the grade of each dike line.
Article 5.- Principles for activities in the dike domain
1. Ensuring sustainable development, defense and security; protecting the people’s lives and property and the national sovereignty and interests; contributing to socio-economic development.
2. Protecting dikes is the responsibility of all people, state agencies, organizations and individuals.
3. Abiding by the approved anti-flood planning, dike planning; ensuring systematicity, uniformity, synchronism and flood drainage capability of the entire rivers; synchronously combining overall solutions regarding the planting and protection of headwater forests, the construction of water reservoirs upstream, the removal of obstacles, dredging of rivers, flow clearance, and flood diversion and slowing.
4. Efficiently preventing and fighting floods, combining flood prevention and fighting with the development of traffic, landscape and environment, the preservation of historical and cultural relics of the nation, the development of tourism and aquaculture.
Article 6.- State policies on dikes
1. To invest in dike construction and maintenance and prioritize investment in key dike systems, dike-cum-defense-security systems.
2. To encourage and create conditions for domestic and foreign organizations and individuals to invest in research and application of advanced sciences and technologies in combination with traditional measures to the construction, maintenance, upgrading, solidification and protection of dikes, then proceed to apply active anti-flood measures.
3. To encourage organizations and individuals to build, maintain, upgrade, solidify and protect dikes in combination with socio-economic development; to protect the lawful interests of organizations and individuals investing in this domain.
4. To support the overcoming of flood and storm consequences, upgrade infrastructures for areas affected by flood diversion or slowing, flood-prone residential areas; set aside a budget for handling of dike incidents before, during and after each spell of rain, flood, storm.
1. Destroying dikes.
2. Exploding or destroying dike bodies, except for emergency cases where competent authorities defined in Article 34 of this Law decide on such explosion or destruction in order to divert or slow flood for dike protection.
3. Operating in contravention of technical regulations flood-diverting or -slowing facilities, dike-culverts, works for accidental spills, dike-crossing gates, pump stations, dry-docks within dike protection areas.
4. Operating upstream water reservoirs in contravention of technical regulations, causing impacts on regulatory dikes.
5. Building works, dwelling houses within regulatory dike protection areas, excluding works in service of flood and storm prevention and fighting, supporting facilities and special works.
6. Driving motorized vehicles beyond the tonnage level permitted for travel on dikes; driving motorized vehicles on dikes where there are ban signboards in case of dike incidents, floods or storms, excluding vehicles used for dike examination and protection, vehicles performing defense, security tasks, ambulances, fire-fighting engines.
7. Dumping wastes within regulatory dike protection areas, river stretches, riverbeds; storing materials on dikes, excluding supplies reserved for flood and storm prevention and fighting.
8. Appropriating, illegally using or removing reserve supplies for flood and storm prevention and fighting.
9. Destroying dike protection breakwater trees, except for the case of exploiting breakwater trees defined in Clause 2, Article 29 of this Law.
10. Exploiting earth, rock, sand, cobble, other minerals; digging ponds, wells within regulatory dike protection areas and conducting other activities obstructing river flows and flood drainage.
11. Using for wrong purposes budgetary investments in the construction, maintenance, upgrading, solidification and protection of dikes.
DIKE CONSTRUCTION, MAINTENANCE, UPGRADING AND SOLIDIFICATION PLANNINGS AND INVESTMENT
SECTION 1. ANTI-FLOOD PLANNINGS OF DIKED RIVERS
Article 8.- Principles and grounds for elaboration of anti-flood plannings of diked rivers
1. The principles for elaboration of anti-flood plannings of diked rivers are provided as follows:
a/ Being consistent with overall socio-economic development plannings; defense and security objectives; natural disaster prevention, fighting and reduction strategy; anti-flood plannings of river basins;
b/ Ensuring to drain designed floods and historical floods of the rivers;
c/ Ensuring the uniformity and suitability with each region, each zone nationwide and inheriting the anti-flood plannings of diked rivers.
2. Grounds for elaboration of anti-flood plannings of diked rivers include:
a/ Long-term flood forecasts;
b/ Natural, socio-economic conditions;
c/ Current status of dike systems;
d/ Land use planning and other relevant plannings.
Article 9.- Contents of anti-flood plannings of diked rivers
1. To determine the anti-flood orientations, objectives and technical norms of river systems so as to elaborate and implement the anti-flood plannings of diked rivers.
2. To determine the designed floods of rivers, including upstream designed floods and designed flood water levels.
3. To determine technical solutions of the anti-flood plannings of diked rivers, including:
a/ Construction of upstream water reservoirs;
b/ Planting of headwater protective forests and dike protection breakwater trees;
c/ Construction, maintenance and consolidation of dikes;
d/ Identification of flood-diverting or -slowing zones, capability to divert floods into other rivers;
e/ Clearing of river flows;
f/ Dike management and maintenance.
4. To anticipate the environmental impacts of the anti-flood plannings of diked rivers and propose measures to minimize the adverse impacts on the environment.
5. Measures to organize the realization of the anti-flood plannings of diked rivers.
Article 10.- Adjustment of anti-flood plannings of diked rivers
1. The anti-flood plannings of diked rivers shall be reviewed and supplemented periodically once every ten years or upon the occurence of incidents due to natural disasters or changes in the overall socio-economic development planning, defense and security objectives, natural disaster prevention, fighting and reduction strategy.
2. The adjustment of anti-flood plannings of diked rivers shall be effected under the provisions of Article 8 of this Law.
Article 11.- Responsibilities to formulate and adjust anti-flood plannings of diked rivers
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall formulate and adjust the anti-flood plannings of diked rivers nationwide.
2. Provincial-level People's Committees shall formulate and adjust the anti-flood planning of each diked river under their respective local management.
Article 12.- Competence to approve anti-flood plannings of diked rivers and to approve adjustments thereto
1. The Government approves the anti-flood plannings nationwide and approves adjustments thereto which are submitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Provincial-level People's Councils approve the detailed anti-flood planning of each diked river under their respective local management and approve adjustments thereto which are submitted by provincial-level People's Committees after obtaining the agreement of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 13.- Publicization and direction of the realization of anti-flood plannings of diked rivers and adjustments thereto
1. Within thirty days after the anti-flood plannings of diked rivers are approved by competent state bodies, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall publicize the national anti-flood plannings of diked rivers and adjustments thereto and People's Committees at all levels shall publicize their local anti-flood plannings of diked rivers at their offices throughout the planning period for organizations and individuals to know and implement them.
2. Based on the anti-flood plannings of diked rivers and adjustments thereto which are approved by competent state bodies, relevant ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall direct and coordinate the implementation of these anti-flood plannings of diked rivers.
Article 14.- Principles and grounds for formulation of dike plannings
1. The principles for formulation of dike plannings are provided for as follows:
a/ Dike plannings must be in line with the overall socio-economic development plannings; the defense and security objectives; the natural disaster prevention, fighting and reduction strategy and the anti-flood plannings of diked rivers; ensure uniformity in the dike system and continuity of dike plannings;
b/ Sea dike plannings must ensure the fight against storms and tidal waves under technical norms on sea dike designs and cover areas for the planting of breakwater trees;
c/ Plannings on river dikes, river-mouth dikes, auxiliary dikes, surrounding dikes and special-use dikes must ensure safety corresponding to the designed flood water level and include measures to ensure dike safety upon the occurrence of historic floods; must ensure the coordination among localities in the same basin, not affect the anti-flood plannings of diked rivers and the entire river system.
2. Grounds for formulation of dike plannings include:
a/ The natural, socio-economic conditions and the requirements to maintain defense and security;
b/ The natural disaster prevention, fighting and reduction strategy;
c/ The anti-flood plannings of diked rivers;
d/ The situation on implementation of previous dike plannings and forecasts on demands for dike construction, repair, upgrading and solidification;
e/ The land use planning and other relevant plannings.
Article 15.- Contents of dike plannings
1. Determining the tasks of dikes.
2. Determining the technical parameters of dikes.
3. Determining dike position, locations, scales of key infrastructure works on dikes.
4. Determining land areas reserved for dike construction, repair, upgrading and solidification.
5. Determining solutions to implementation of plannings.
6. Projecting items prioritized for implemen-tation, resources for implementation.
7. Anticipating environmental impacts of the plannings implementation and propose measures to minimize adverse impacts on environment.
Article 16.- Adjustment of dike plannings
1. Dike plannings shall be reviewed and supplemented periodically once every ten years or upon the occurrence of incidents due to natural calamities, changes in anti-flood plannings, overall socio-economic development plannings, defense and security objectives.
2. The adjustment of dike plannings shall be effected under the provisions of Article 14 of this Law.
Article 17.- Responsibilities to formulate and adjust dike plannings
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall formulate and adjust the dike plannings of regions, zones and the whole country.
2. Ministries, ministerial-level agencies shall formulate and adjust plannings on special-use dikes.
3. Provincial-level People's Committees shall formulate and adjust plannings on dikes under local management.
4. The order and procedures for formulation and adjustment of dike plannings comply with the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 18.- Competence to approve dike plannings, approve the adjustment of dike plannings
1. The Government approves the dike plannings of regions, zones and the whole country and approves adjustments thereto which are submitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development approves the dike plannings and adjustments thereto which are submitted by ministries, ministerial-level agencies or provincial-level People's Committees.
Article 19.- Publicization and direction of the realization of dike plannings and adjustments thereto
1. Within thirty days after their respective dike plannings or dike planning adjustments are approved by competent state bodies defined in Article 18 of this Law, People's Committees of all levels shall publicize them at their offices throughout the planning period for organizations and individuals to know and implement them.
2. Based on the approved dike plannings or planning adjustments, ministries, ministerial-level agencies having special-use dikes and provincial-level People's Committees shall direct the implementation thereof.
3. Based on the approved dike plannings or planning adjustments, provincial-level People's Committees shall direct the organization of planting of construction limit and dike protection scope markers.
SECTION 3. INVESTMENT IN DIKE CONSTRUCTION, REPAIR, UPGRADING AND SOLIDIFICATION
Article 20.- Dike construction, repair, upgrading and solidification
1. Dike construction, repair, upgrading and solidification are carried out when so decided by competent state bodies defined in Clauses 3 and 4 of this Article.
2. Dike construction, repair, upgrading and solidification must comply with technical norms on dikes and other relevant provisions of law.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide according to its competence the investment in construction, repair, upgrading and solidification of dikes nationwide; inspect and monitor the realization of technical norms on dikes.
4. Provincial-level People's Committees shall decide according to their competence, direct and organize the investment in construction, repair, upgrading and solidification of dikes in their localities.
Article 21.- Provisions on land used for dike construction, repair, upgrading or solidification
1. Land used for dike construction, repair, upgrading or solidification is provided for as follows:
a/ When the State uses the land within the dike protection areas for dike construction, repair, upgrading or solidification, the users of that land are entitled to compensation or supports for crops and property on land;
b/ When the State recovers land outside the dike protection areas for construction of new dikes or expansion of existing dikes and that land becomes situated inside the dike protection areas, the users of that land are entitled to compensation or support for land, crops and property on land;
c/ When the State exploits land outside the dike protection areas for use as materials in service of dike construction, repair, upgrading or solidification but later the users of that land may continue using the land, these land users are entitled to compensation for damage caused by land exploitation.
2. Compensation and supports for persons with land recovered or exploited as provided in Clause 1 of this Article comply with the provisions of land law.
3. People's Committees at all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, clear the grounds; investors shall pay compensations for damage.
Article 22.- Investment in dike construction, repair, upgrading or solidification
1. Investment in dike construction, repair, upgrading or solidification shall be made in line with dike plannings, the law on investment and the law on construction.
2. Annual budget plans for investment in dike construction, repair, upgrading or solidification constitute separate items and are provided for as follows:
a/ Central budget is used for investment in dikes of special grade, grade I, grade II and grade III and as support for dikes of grades IV and V;
b/ Local budget is used for investment in dikes of all grades in localities.
Article 23.- Dike protection scope
1. The dike protection scope covers dikes, dike embankments, dike culverts, supporting facilities, dike protection corridors.
2. The dike protection corridor is provided as follows:
a/ The dike protection corridor for dikes of special grade, grade I, grade II and grade III at locations where dikes run through residential areas, urban centers or tourist resorts is 5 meters from the dike foot outwards to the river and the field; the dike protection corridor at other locations is 25 meters outwards from the dike foot to the river, 20 meters towards the river, for river dikes and 200 meters towards the sea, for sea dikes;
b/ The dike protection corridor for dikes of grade IV and grade V is provided for by provincial-level People's Committees but must not be shorter than 5 meters from the dike foot outwards to the river and the field.
3. The protection corridor for dike embankments or dike culverts is 50 meters on each side from the last construction sections of the dike embankments or culverts.
4. The expansion, if necessary, of the dike protection corridor in areas where land is swollen or bubbled up or is likely to swell or bubble up, thus threatening the dike safety, is decided by provincial-level People's Committees.
5. Provincial-level People's Committees shall organize the planting of dike protection boundary markers on the field.
Article 24.- Dike-protection responsibilities
1. Upon detecting acts or natural impacts which cause harms to or threaten the safety of dikes, organizations and individuals shall immediately report thereon to the nearest People's Committees or local dike management state bodies for timely prevention and handling measures.
2. Upon the appearance of flood warnings of grade I for diked rivers or flood warnings of grade II or higher for other rivers, the People's Committees of communes where exist dikes shall mobilize local labor forces to join the specialized dike management forces in conducting patrols, watch at dike watch stations, detecting and handling in time dike incidents. Remuneration for such forces is prescribed by provincial-level People's Committees.
Article 25.- Grant of permits for dike-related activities
1. The following activities are subject to permission of provincial-level People's Committees:
a/ Cutting, sawing dikes for work construction within the dike protection scope;
b/ Drilling, digging within the dike protection scope;
c/ Building culverts across dikes; building special works within the dike protection scope, river stretches, riverbeds;
d/ Building underground works; drilling, digging for groundwater tapping within one kilometer from the outer edge of the dike protection scope;
e/ Using dikes, dike embankments, dike culverts as places for mooring or anchoring ships, boats, rafts;
f/ Exploiting earth, rock, sand, cobble or other minerals on riverbeds;
g/ Leaving materials. exploiting earth, rock, sand, other minerals, digging ponds or wells on riverbeds;
h/ Dredging navigation channels within the dike protection scope.
2. The grant of permits for activities specified in Clause 1 of this Article shall be based on dike technical norms and construction technical norms promulgated by competent state management bodies; the grant of permits for activities specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article for dikes of special grade, grade I, grade II or grade III must be approved in writing by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Provincial-level People's Committees have the following responsibilities:
a/ To post up and guide the regulations on grant of permits;
b/ To examine the regularity and legality of dossiers of application for permits for activities defined in Clause 1 of this Article;
c/ To grant permits or reply in writing cases of failure to fully meet the conditions for grant of permits or non-grant of permits within 20 days at most after the receipt of complete and valid dossiers;
d/ To inspect the observance of permits and activities without permits, suspend activities and withdraw permits when permit grantees violate the provisions of this Law;
e/ To settle complaints and denunciations about the grant of permits in accordance with the law on complaints and denunciations.
4. Persons competent to grant permits bear responsibility for their decisions according to the provisions of law.
5. Permit grantees have the following rights and obligations:
a/ To fully submit dossiers of application for permits according to regulations; to take responsibility for the truthfulness of the dossiers; to strictly comply with the contents stated in the permits; when wishing to adjust or change the contents of their permits, to obtain written approval of competent bodies;
b/ To request agencies competent to grant permits to give explanations and guidance and to strictly observe the regulations on grant of permits; to complain about or denounce violations of law in the grant of permits.
Article 26.- Use of river stretches where exist no construction works
1. For the construction of flood-diverting or flood-slowing works, dike embankments, boundary marker posts, assorted dike signboards, water level poles, stations for observation of technical parameters on dikes, anti-flood and- storm reserve supply storage yards and planting of dike protection breakwater trees.
2. For the construction of defense and security works, traffic or irrigation works, underground works in service of socio-economic development, groundwater tapping well systems, pump stations, dry-docks.
3. For the construction of works under investment projects approved by the Prime Minister as provided for in Clause 4 of this Article.
The permitted construction works must concurrently satisfy the following conditions:
a/ Lying outside the dike protection areas;
b/ Complying with anti-flood plannings of diked rivers, dike plannings, land use plannings and construction plannings, which have been approved by competent state bodies;
c/ The construction of works must not reduce beyond the allowed limit the designed flood flow; must not increase beyond the allowed limit the designed flood water level; must not affect the flows of adjacent, upstream and downstream areas;
d/ Satisfying the technical standards of dikes.
4. Provincial-level People's Committees shall direct the formulation of investment projects on construction of works defined in Clause 3 of this Article and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for appraisal before submitting them to the Prime Minister for approval.
5. Provincial-level People's Committees shall grant permits for construction activities defined in Clauses 2 and 3 of this Article.
6. The Government shall detail the implementation of this Article.
Article 27.- Handling of works, dwelling houses currently existing in dike protection areas and river stretches
1. Based on the anti-flood plannings of the diked rivers already approved by competent state bodies, provincial-level People's Committees shall direct the formulation of, and approve the schemes on adjustment of land use plannings and construction plannings of river stretches.
2. Based on the adjusted plannings defined in Clause 1 of this Article, the handling of existing works and dwelling houses in dike protection areas and in river stretches is provided as follows:
a/ Works and dwelling houses existing in areas hit by land slides and works and dwelling houses in dike protection areas must be removed, excluding supporting facilities and special works prescribed by this Law;
b/ Existing works and dwelling houses inconsistent with the plannings must be removed; pending the removal, repair and renovation can be made to ensure safety for the lives and properties of people but the flooring space thereof must not be expanded;
c/ Existing works and dwelling houses consistent with the plannings can be repaired, renovated, upgraded or replaced with new ones.
3. Provincial-level People's Committees shall direct the formulation of projects on population relocation and settlement as well as the relocation plans and conduct the removal of works and dwelling houses inconsistent with the planning; provide the grant of permits for construction, upgrading or repair of the existing works or dwelling houses defined in Clause 2 of this Article.
4. Organizations and individuals whose works or dwelling houses must be removed are considered for damage compensations or financial supports according to the provisions of law.
5. The Government shall specify the removal of works and dwelling houses defined at Points a and b of Clause 2 and Clause 4 of this Article.
Article 28.- Construction and renovation of traffic works related to dikes
1. Organizations and individuals that construct or renovate traffic works related to dikes shall comply with the following regulations:
a/ Dike-cum-roads must ensure dike safety; dikes renovated for combined use as roads shall be maintained and repaired according to technical standards of dikes and technical standards on traffic;
b/ The construction of bridges spanning diked rivers must be accompanied with viaducts running over river stretches to ensure smooth flow and dike safety as provided for by this Law and ensure waterway traffic under the provisions of law on inland waterway traffic; construction materials, discarded materials and makeshifts must not affect the flow and must be removed after the completion of works.
2. The construction or renovation of traffic works related to dikes specified in Clause 1 of this Article must be approved in writing by provincial-level People's Committees, for works affecting a province; or by the Ministry of Agriculture and Rural Development, for works affecting two or more provinces.
Article 29.- Use of dike protection corridors, dike embankments, dike culverts
1. Land in dike protection corridors, dike embankments or dike culverts is also used as roads or planted with breakwater trees, rice or cash crops.
2. The exploitation of breakwater trees in dike protection corridors, dike embankments, dike culverts shall comply with the guidance of local dike management state agencies.
Article 30.- Protection and use of existing cultural and historical relics or scenic places in dike protection areas and river stretches
The protection and use of existing cultural and historical relics as well as scenic places in dike protection areas or river stretches shall comply with the provisions of this Law, the law on cultural heritages, the law on tourism and the law on environmental protection.
Article 31.- Allowed tonnages of vehicles traveling on dikes and dike signboards
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall specify the allowed tonnages, the grant of permits for motorized vehicles traveling on dikes and forms of dike signboards.
Article 32.- Dike maintenance and salvage of works related to the safety of dikes
1. Dike maintenance shall be carried out regularly, particularly in the flood and storm seasons and dikes shall be salvaged promptly upon incidents or threats of incident.
2. The salvage of works related to dike safety is the same as dike maintenance specified in Articles 35 and 36 of this Law.
Article 33.- Regulation of flood-cutting or -reducing water reservoirs
In rainy and flood seasons, flood-cutting or -reducing water reservoirs must be regulated to cut or reduce floods for downstream areas. The flood cutting or reduction must ensure safety for works and comply with technical standards on the operation of water reservoirs promulgated by competent state agencies.
Article 34.- Competence to divert or slow floods for dike maintenance
1. The Prime Minister decides to divert or slow floods for dike maintenance in cases where the flood diversion or slowing affects two or more provinces.
2. Provincial-level People's Committee presidents decide to divert or slow floods for dike maintenance in cases where the flood diversion or slowing only affects their localities.
Article 35.- Mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance
1. When dikes or relevant works face incidents or threats of incidents, presidents of People's Committees at various levels shall mobilize forces, supplies and means for dike protection and salvage according to the competence defined in Clause 2 of this Article; decide on and organize the relocation population from danger areas for safety.
2. The competence to mobilize forces, supplies and means is provided for as follows:
a/ Presidents of provincial-level People's Committees and heads of provincial-level anti- flood and-storm boards have the right to promptly mobilize forces, supplies and means of the State, localities, organizations and individuals in their respective localities to salvage and ensure safety for dikes; may mobilize anti-storm and -flood reserve supplies of the central government in their respective localities; if it is beyond their capacity, they shall report thereon to the Prime Minister for mobilization decision;
b/ Presidents of district-level People's Committees and heads of district-level anti-flood and -storm boards have the right to promptly mobilize forces, supplies and means of their respective localities, of organizations and individuals in their localities for dike salvage and safety assurance; if it is beyond their capacity, they shall report thereon to provincial-level People's Committee presidents for mobilization decision;
c/ Presidents of commune-level People's Committees have the right to promptly mobilize forces, supplies and means of their respective localities, or organizations and individuals in their localities for promptly handling dike incidents; if it is beyond their capacity, they shall report thereon to district-level People's Committee presidents for mobilization decision;
d/ When incidents occur, directly threatening the dike safety, heads of the central anti-flood and -storm board, heads of central agencies being members of the central anti-flood and- storm board have the right to order the mobilization of forces, supplies and means of organizations and individuals for dike maintenance and shall bear responsibility for their respective decisions;
e/ In case of emergency against floods, storms or other natural disasters, which requires the use of land, presidents of provincial- or district-level People's Committees have the right to requisition land. The land requisition and return and compensation for people having their land requisitioned shall comply with the provisions of law on land.
3. After handling the incidents, the persons who ordered the mobilization of forces, supplies and means must check the use thereof and carry out procedures for proposing to competent authorities for consideration and decision compensation amounts or supports for organizations and individuals having their forces, supplies, means or land mobilized.
4. Organizations and individuals shall abide by decisions of competent state agencies defined in Clause 2 of this Article when their human resources, supplies and means are mobilized for dike maintenance.
5. Persons who are injured or die while participating in dike maintenance shall be considered for entitlement to regimes and policies applicable to armed forces participating in dike maintenance under the provisions of law.
Article 36.- Responsibilities of dike maintenance organizations
1. The Prime Minister shall decide on measures against floods and storms in case of urgency, direct ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees in conducting dike maintenance to ensure dike safety.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development is answerable to the Government for the direction of dike maintenance.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for meteorological and hydrological forecasts.
4. The Defense Ministry shall organize and direct the army to be the regular force in performing the tasks of dike maintenance, flood diversion and slowing.
5. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, formulate and materialize plans for dike maintenance and salvage of works related to dike safety under their respective management and participate in dike maintenance in localities under the Prime Minister's direction.
6. People's Committees at all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, direct the formulation of, and approve, dike maintenance plans and organize the dike maintenance to ensure dike safety.
7. The central anti-flood and -storm board shall direct the warning and measures to cope with floods and storms.
FORCES DIRECTLY MANAGING DIKES
Article 37.- Forces directly managing dikes
1. Forces directly managing dikes include the specialized dike management force and the people's dike management force.
2. The specialized dike management force is set up and directly managed by provincial-level People's Committees. The organizational structure, uniform, badge, stripe, regimes and policies for the specialized dike management force are provided by the Government.
3. The people's dike management force is set up by provincial-level People's Committees, not on the state payroll, organized in each commune or ward along dikes and directly managed by commune-level People's Committees. The organizational structure, funding sources and remuneration regimes for the people's dike management force are provided by provincial-level People's Committees under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 38.- Tasks of the specialized dike management force
1. The task of directly managing the dike protection covers:
a/ Regularly inspecting and monitoring the dike situation;
b/ Compiling archival dossiers and regularly updating data on dikes;
c/ Managing specialized reserve supplies in service of anti-flood and -storm activities;
d/ Detecting, applying measures to promptly prevent and proposing the handling of violations of the law on dikes;
e/ Providing technical and professional guidance for the people's dike management force;
f/ Mobilizing organizations and individuals to participate in dike management and protection.
2. The task of organizing the first-hour handling of dike incidents covers:
a/ Conducting patrols, detecting and promptly reporting on the dike situation, damage or incidents;
b/ Proposing plans on first-hour urgent handling of dike incidents;
c/ Directly participating in the handling and providing technical guidance on the handling of dike incidents;
d/ Providing technical handling guidance for forces performing the tasks of dike maintenance, flood and storm prevention and fighting.
3. The tasks of advising and making technical and professional proposals to competent state management agencies on the following matters:
a/ Formulation of annual plans on dike consolidation and repair;
b/ Plans on dike maintenance, flood and storm prevention and fighting;
c/ Handling of dike incidents;
d/ Preparation of reserve supplies for people in service of dike maintenance, flood and storm prevention and fighting;
e/ Propagation and education in the law on dikes.
4. Oversight of the construction, repair, upgrading and solidification of dike works and dike-related activities covers:
a/ The techniques and progress of dike construction, repair, upgrading and solidification funded with capital of all sources;
b/ The observance of contents of permits for construction of works, which are related to dike safety;
c/ The handling of violations of the law on dikes.
5. Organizing small repair, consolidation and maintenance of dikes according to the provisions of law.
6. Inspecting the observance of the law on dikes; coordinating with the dike specialized inspectorate in inspecting dike cases and matters.
Article 39.- Powers of the specialized dike management force
1. To act as a full-fledged member of the councils for the take-over test of dike construction, repair, upgrading or solidification works funded with capital of all sources.
2. To make records on, to decide to temporarily stop violations of the law on dikes by organizations or individuals and bear responsibility for its decisions; within 24 hours after issuing the temporary stoppage decisions to report thereon to competent state agencies for handling.
3. To report directly to provincial-level People's Committees or the Ministry of Agriculture and Rural Development in case of urgency or threat of dike break.
Article 40.- Responsibilities of the specialized dike management force
1. To be answerable to law for its irresponsibility which leads to dike break in the following cases:
a/ Dike management officials or employees fail to detect in time dike damage or report late or untruthfully on, fail to promptly propose technical measures for the first-hour handling of dike incidents;
b/ Heads of units directly managing dikes fail to fulfill their assigned tasks, fail to inspect and urge the implementation of tasks assigned to dike management officials or employees.
2. To bear joint responsibility before law for relaxation of inspection and supervision, thus helping construction units decline to comply with technical designs on construction, repair, upgrading or solidification of dikes; relaxation of supervision so that organizations or individuals fail to comply with the contents of their permits, which are related to dike safety and flood drainage.
3. While performing their official duty, officials and employees of the specialized dike management force shall wear uniform, badge, stripes and cards.
Article 41.- Tasks and powers of the people's dike management force
The people's dike management force has the tasks of coordinating with the specialized dike management force in conducting regular dike protection inspections, patrol and watch in localities, participating in handling dike incidents; is provided with technical and professional guidance on dikes, enjoys remuneration under the provisions of Clause 3, Article 37 of this Law, and has the powers to make records on and stop acts of violating the law on dikes.
DIKE STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
Article 42.- Responsibilities of the Government and ministerial-level agencies for state management of dikes
1. The Government exercises the unified state management of dikes.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development is answerable to the Government for performing the state management of dikes, having the following tasks and powers:
a/ To direct provincial-level People's Committees and assume the prime responsibility for coordinating with ministries and ministerial-level agencies in the formulation and implementation of plannings and plans on investment in construction, repair, upgrading, solidification, protection and use of dikes and in dike maintenance;
b/ To promulgate according to its competence legal documents on dikes and provide for the designed water level for each dike;
c/ To sum up and manage data on dikes nationwide; to organize scientific research and technological development on dike construction and protection;
d/ To decide according to its competence or propose the Prime Minister to decide on the mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance, remedy of flood or storm consequences caused to dikes;
e/ To establish and develop international cooperation on dikes;
f/ To direct and guide provincial-level People's Committees in organizing the people's dike management force;
g/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies and direct localities in, propagating, disseminating and educating the law on dikes;
h/ To organize the inspection and examination of the observance of the law on dikes and handle violations of the law on dikes;
i/ To settle complaints and denunciations about acts of violating the law on dikes according to the law on complaints and denunciations.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment has the following tasks and powers:
a/ To organize meteorological and hydrological forecasts; to direct and guide the formulation of planning on use of land in dike protection corridors, dike embankments, dike culverts and river stretches according to the provisions of this Law and the law on dikes;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, guiding and inspecting the exploitation of sand, stone, cobble in rivers; to direct provincial-level People's Committees in preventing the illegal exploitation of minerals, causing unsafety to dikes.
4. The Industry Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, formulating and implementing plans to ensure safety for hydroelectric power works; direct the operation of water reservoirs in accordance with the technical standards on the operation of water reservoirs.
5. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, performing the following tasks:
a/ Planning on waterway traffic channels, planning and building bridges across rivers to ensure river flood drainage, waterway traffic works and planning on transformation of dikes for combined use as roads;
b/ Preparing means and reserve supplies, ensuring traffic safety in service of dike maintenance in flood and storm seasons.
6. The Construction Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, guiding the formulation and management of construction plannings, promulgates technical norms on construction of works in river stretches specified in Article 26 of this Law and on transformation, repair, upgrading and construction of dwelling houses and works defined in Article 27 of this Law.
7. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry, the Ministry of Agriculture and Rural Development in, allocating funds for work solutions to cope with floods over the designed flood levels or with urgent flood circumstances, setting aside a separate fund for projects on construction, repair, upgrading and solidification of dikes, on dike management, protection and maintenance, flash flood regions and flood-diverting or -slowing areas.
8. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, other ministries and ministerial-level agencies in, performing the following tasks:
a/ Guiding the compensation for organizations and individuals whose land is recovered or requisitioned for the construction, repair, upgrading or solidification of dikes and anti-flood or -storm works;
b/ Formulating and promulgating according to its competence or proposing competent state agencies to promulgate mechanisms and policies applicable to forces conducting dike patrol, watch and maintenance and policies to compensate the supplies and means mobilized for dike maintenance.
9. The Defense Ministry shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing and inspecting the organization of forces, means, dike maintenance plans and forces.
10. The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing and guiding the police force to draw up and implement schemes to ensure order and safety in key dike areas and flood-diverting or -slowing regions in flood seasons; inspect, prevent and handle acts of violating the law on dikes.
11. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, implement the provisions of this Law and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in the protection and use of dikes.
Article 43.- Responsibilities of People's Committees of all levels in the state management of dikes
1. Provincial-level People's Committees have the following tasks and powers:
a/ To organize the construction, repair, upgrading and solidification of dikes, to manage and ensure safety for dikes in their respective localities in accordance with the national planning on dikes, ensuring the uniformity of the dike system;
b/ To direct district-level People's Committees to coordinate with the concerned agencies in formulating and implementing plannings and plans for investment in the construction, repair, upgrading, solidification, protection and use of dikes and the dike maintenance;
c/ To synthesize and manage information and data on dikes in their provinces and organize scientific research and develop technologies on dike construction and protection;
d/ To decide according to their competence or propose competent state agencies to decide on the mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance and remedy of flood and storm consequences caused to dikes;
e/ To set up the specialized dike management force and the people's dike management force;
f/ To manage the specialized dike management force in their respective provinces;
g/ To direct the propagation, dissemination and education of the law on dikes within their localities;
h/ To organize the examination and inspection of the implementation of the law on dikes; to handle acts of violating the law on dikes; to handle according to their competence complaints and denunciations about acts of violation of the law on dikes within their localities in accordance with the law on complaints and denunciations.
2. District-level People's Committees have the following tasks and powers:
a/ To organize the dike management, protection, repair, upgrading, solidification and maintenance in their respective localities;
b/ To direct commune-level People's Committees to coordinate with concerned agencies in implementing the plannings and plans for investment in the construction, repair, upgrading, solidification, protection, use and maintenance of dikes;
c/ To synthesize and manage information and data on dikes within their localities;
d/ To decide according to their competence or propose competent authorities to decide on the mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance or remedy of flood or storm consequences caused to dikes;
e/ To direct the propagation, dissemination and education of the law on dikes within their respective localities;
f/ To organize the examination and inspection of the implementation of the law on dikes and handle acts of violation of the law on dikes; to handle according to their competence complaints and denunciations about acts of violation of the law on dikes within their respective localities in accordance with the law on complaints and denunciations.
3. Commune-level People's Committees have the following tasks and powers:
a/ To organize the dike management, protection and maintenance in their respective localities;
b/ To mobilize local labor forces as provided for in Clause 2 of Article 24 and the people's dike management force defined in Article 41 of this Law; to coordinate with the specialized dike management force in conducting dike patrols, watch and protection in flood and storm seasons along dikes in their respective localities;
c/ To decide according to their competence or propose competent state agencies to decide on the mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance or remedy of flood or storm consequences caused to dikes;
d/ To prevent violations of the law on dikes;
e/ To handle violations of the law on dikes according to competence; if it is beyond their competence, to report thereon to competent state agencies for handling.
INSPECTION, COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 44.- Dike inspectorate
1. Dike inspectorate is a specialized inspectorate under the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Dike inspection shall comply with the provisions of law on inspection.
Organizations and individuals that record outstanding achievements in dike-related activities shall be commended according to the provisions of law on emulation and commendation.
Article 46.- Handling of violations of the law on dikes
1. Those who violate the law on dikes shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensations according to the provisions of law.
2. Organizations which violate the law on dikes shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned, suspended from operation; if causing damage, they shall pay compensations according to the provisions of law.
Article 47.- Implementation effect
This Law takes effect on July 1, 2007.
The August 24, 2000 Ordinance on Dikes ceases to be effective on the date this Law takes effect.
Article 48.- Detailing and guiding the implementation
The Government shall detail and guide the implementation of Articles 4, 6, 9, 26 and 27, Clause 2 of Article 37, Articles 44 and 46 of this Law.
This Law was passed on November 29, 2006, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th session.
|
THE PRESIDENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |