Chương VI Luật đê điều 2006: Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều
Số hiệu: | 79/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đê điều, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
b) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đê điều và quy định mực nước thiết kế cho từng tuyến đê;
c) Tổng hợp, quản lý các thông tin dữ liệu về đê điều trong phạm vi cả nước; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đê điều;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân;
g) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và chỉ đạo địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều;
h) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện công tác dự báo khí tượng, thuỷ văn; chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, bãi sông theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn, kiểm tra việc khai thác cát, đá, sỏi trong các sông; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngăn chặn việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép gây mất an toàn đê điều.
4. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng và thực hiện phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy điện, chỉ đạo thực hiện vận hành hồ chứa nước theo quy chuẩn kỹ thuật về vận hành hồ chứa nước.
5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong các việc sau đây:
a) Quy hoạch luồng lạch giao thông thủy, quy hoạch và xây dựng các cầu qua sông bảo đảm khả năng thoát lũ của sông, các công trình phục vụ giao thông thủy và việc cải tạo đê điều kết hợp làm đường giao thông;
b) Chuẩn bị phương tiện, vật tư dự phòng, bảo đảm an toàn giao thông phục vụ công tác hộ đê trong mùa lũ, lụt, bão.
6. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn lập và quản lý quy hoạch xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình ở bãi sông quy định tại Điều 26 của Luật này và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng nhà ở, công trình quy định tại Điều 27 của Luật này.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm bố trí kinh phí cho các giải pháp công trình đối phó với lũ vượt mực nước lũ thiết kế hoặc những tình huống khẩn cấp về lũ. Bố trí thành một hạng mục riêng đầu tư kinh phí cho các dự án về xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê điều, hộ đê và các vùng lũ quét, các vùng chứa lũ và phân lũ, làm chậm lũ.
8. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện các việc sau đây:
a) Hướng dẫn việc bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi hoặc trưng dụng đất để phục vụ cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và các công trình phòng, chống lũ, lụt, bão;
b) Xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đối với các lực lượng tuần tra canh gác đê, hộ đê và chính sách bồi thường thiệt hại vật tư, phương tiện được huy động cho việc hộ đê.
9. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc tổ chức lực lượng, phương tiện, phương án và triển khai lực lượng hộ đê.
10. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an lập và thực hiện phương án bảo đảm trật tự, an ninh ở khu vực đê xung yếu và các khu vực phân lũ, làm chậm lũ trong mùa lũ, bão; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều.
11. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật này và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bảo vệ và sử dụng đê điều.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương phù hợp với quy hoạch đê điều chung của cả nước, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh và tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Thành lập lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân;
e) Quản lý lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh;
g) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi của địa phương;
h) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;
e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn;
b) Huy động lực lượng lao động tại địa phương quy định tại khoản 2 Điều 24 và lực lượng quản lý đê nhân dân quy định tại Điều 41 của Luật này; phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
d) Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
DIKE STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES
Article 42.- Responsibilities of the Government and ministerial-level agencies for state management of dikes
1. The Government exercises the unified state management of dikes.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development is answerable to the Government for performing the state management of dikes, having the following tasks and powers:
a/ To direct provincial-level People's Committees and assume the prime responsibility for coordinating with ministries and ministerial-level agencies in the formulation and implementation of plannings and plans on investment in construction, repair, upgrading, solidification, protection and use of dikes and in dike maintenance;
b/ To promulgate according to its competence legal documents on dikes and provide for the designed water level for each dike;
c/ To sum up and manage data on dikes nationwide; to organize scientific research and technological development on dike construction and protection;
d/ To decide according to its competence or propose the Prime Minister to decide on the mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance, remedy of flood or storm consequences caused to dikes;
e/ To establish and develop international cooperation on dikes;
f/ To direct and guide provincial-level People's Committees in organizing the people's dike management force;
g/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies and direct localities in, propagating, disseminating and educating the law on dikes;
h/ To organize the inspection and examination of the observance of the law on dikes and handle violations of the law on dikes;
i/ To settle complaints and denunciations about acts of violating the law on dikes according to the law on complaints and denunciations.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment has the following tasks and powers:
a/ To organize meteorological and hydrological forecasts; to direct and guide the formulation of planning on use of land in dike protection corridors, dike embankments, dike culverts and river stretches according to the provisions of this Law and the law on dikes;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, guiding and inspecting the exploitation of sand, stone, cobble in rivers; to direct provincial-level People's Committees in preventing the illegal exploitation of minerals, causing unsafety to dikes.
4. The Industry Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, formulating and implementing plans to ensure safety for hydroelectric power works; direct the operation of water reservoirs in accordance with the technical standards on the operation of water reservoirs.
5. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, performing the following tasks:
a/ Planning on waterway traffic channels, planning and building bridges across rivers to ensure river flood drainage, waterway traffic works and planning on transformation of dikes for combined use as roads;
b/ Preparing means and reserve supplies, ensuring traffic safety in service of dike maintenance in flood and storm seasons.
6. The Construction Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, guiding the formulation and management of construction plannings, promulgates technical norms on construction of works in river stretches specified in Article 26 of this Law and on transformation, repair, upgrading and construction of dwelling houses and works defined in Article 27 of this Law.
7. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry, the Ministry of Agriculture and Rural Development in, allocating funds for work solutions to cope with floods over the designed flood levels or with urgent flood circumstances, setting aside a separate fund for projects on construction, repair, upgrading and solidification of dikes, on dike management, protection and maintenance, flash flood regions and flood-diverting or -slowing areas.
8. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, other ministries and ministerial-level agencies in, performing the following tasks:
a/ Guiding the compensation for organizations and individuals whose land is recovered or requisitioned for the construction, repair, upgrading or solidification of dikes and anti-flood or -storm works;
b/ Formulating and promulgating according to its competence or proposing competent state agencies to promulgate mechanisms and policies applicable to forces conducting dike patrol, watch and maintenance and policies to compensate the supplies and means mobilized for dike maintenance.
9. The Defense Ministry shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing and inspecting the organization of forces, means, dike maintenance plans and forces.
10. The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing and guiding the police force to draw up and implement schemes to ensure order and safety in key dike areas and flood-diverting or -slowing regions in flood seasons; inspect, prevent and handle acts of violating the law on dikes.
11. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, implement the provisions of this Law and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in the protection and use of dikes.
Article 43.- Responsibilities of People's Committees of all levels in the state management of dikes
1. Provincial-level People's Committees have the following tasks and powers:
a/ To organize the construction, repair, upgrading and solidification of dikes, to manage and ensure safety for dikes in their respective localities in accordance with the national planning on dikes, ensuring the uniformity of the dike system;
b/ To direct district-level People's Committees to coordinate with the concerned agencies in formulating and implementing plannings and plans for investment in the construction, repair, upgrading, solidification, protection and use of dikes and the dike maintenance;
c/ To synthesize and manage information and data on dikes in their provinces and organize scientific research and develop technologies on dike construction and protection;
d/ To decide according to their competence or propose competent state agencies to decide on the mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance and remedy of flood and storm consequences caused to dikes;
e/ To set up the specialized dike management force and the people's dike management force;
f/ To manage the specialized dike management force in their respective provinces;
g/ To direct the propagation, dissemination and education of the law on dikes within their localities;
h/ To organize the examination and inspection of the implementation of the law on dikes; to handle acts of violating the law on dikes; to handle according to their competence complaints and denunciations about acts of violation of the law on dikes within their localities in accordance with the law on complaints and denunciations.
2. District-level People's Committees have the following tasks and powers:
a/ To organize the dike management, protection, repair, upgrading, solidification and maintenance in their respective localities;
b/ To direct commune-level People's Committees to coordinate with concerned agencies in implementing the plannings and plans for investment in the construction, repair, upgrading, solidification, protection, use and maintenance of dikes;
c/ To synthesize and manage information and data on dikes within their localities;
d/ To decide according to their competence or propose competent authorities to decide on the mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance or remedy of flood or storm consequences caused to dikes;
e/ To direct the propagation, dissemination and education of the law on dikes within their respective localities;
f/ To organize the examination and inspection of the implementation of the law on dikes and handle acts of violation of the law on dikes; to handle according to their competence complaints and denunciations about acts of violation of the law on dikes within their respective localities in accordance with the law on complaints and denunciations.
3. Commune-level People's Committees have the following tasks and powers:
a/ To organize the dike management, protection and maintenance in their respective localities;
b/ To mobilize local labor forces as provided for in Clause 2 of Article 24 and the people's dike management force defined in Article 41 of this Law; to coordinate with the specialized dike management force in conducting dike patrols, watch and protection in flood and storm seasons along dikes in their respective localities;
c/ To decide according to their competence or propose competent state agencies to decide on the mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance or remedy of flood or storm consequences caused to dikes;
d/ To prevent violations of the law on dikes;
e/ To handle violations of the law on dikes according to competence; if it is beyond their competence, to report thereon to competent state agencies for handling.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực