Chương III Luật đê điều 2006: Bảo vệ và sử dụng đê điều
Số hiệu: | 79/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê.
2. Hành lang bảo vệ đê được quy định như sau:
a) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;
b) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.
3. Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng của kè bảo vệ đê, cống qua đê trở ra mỗi phía 50 mét.
4. Trường hợp cần mở rộng hành lang bảo vệ đê đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều trên thực địa.
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý.
2. Khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê hoặc khi có báo động lũ từ cấp II trở lên đối với tuyến sông khác, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đê phải huy động lực lượng lao động tại địa phương, phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều. Mức thù lao cho lực lượng này do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
1. Những hoạt động sau đây phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép:
a) Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;
b) Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;
c) Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông;
d) Xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 kilômét tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều;
đ) Sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng;
e) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông;
g) Để vật liệu, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông;
h) Nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều.
2. Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phép;
b) Xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ xin cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản đối với những trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép trong thời hạn không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d) Kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép và những hoạt động không có giấy phép, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép khi người được cấp giấy phép vi phạm quy định của Luật này;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Người có thẩm quyền cấp giấy phép phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
5. Người được cấp giấy phép có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Phải nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định; chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ; thực hiện đúng nội dung đã được quy định trong giấy phép; khi cần điều chỉnh, thay đổi nội dung của giấy phép thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép; khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép.
1. Được xây dựng công trình phân lũ, làm chậm lũ, kè bảo vệ đê, cột chỉ giới, các loại biển báo đê điều, cột thủy chí, trạm quan trắc các thông số kỹ thuật về đê điều, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê.
2. Được xây dựng công trình quốc phòng, an ninh, công trình giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm, trạm bơm, âu thuyền.
3. Được xây dựng công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 4 Điều này.
Công trình được phép xây dựng phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Ngoài phạm vi bảo vệ đê điều;
b) Tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc xây dựng công trình không được làm giảm quá giới hạn cho phép của lưu lượng lũ thiết kế; không làm tăng quá giới hạn cho phép của mực nước lũ thiết kế; không ảnh hưởng đến dòng chảy của khu vực lân cận, thượng lưu, hạ lưu;
d) Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về đê điều.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo lập dự án đầu tư xây dựng các công trình quy định tại khoản 3 Điều này trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho các hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết thực hiện Điều này.
1. Căn cứ vào quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông.
2. Căn cứ vào quy hoạch đã được điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này, việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được quy định như sau:
a) Những công trình, nhà ở hiện có trong khu vực đang bị sạt lở, những công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều thì phải di dời, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định của Luật này;
b) Những công trình, nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời; trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được mở rộng diện tích mặt bằng;
c) Những công trình, nhà ở hiện có phù hợp với quy hoạch thì được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng dự án di dân tái định cư, kế hoạch di dời và thực hiện việc di dời những công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch; quy định việc cấp giấy phép xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đối với công trình, nhà ở hiện có quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân có công trình, nhà ở phải di dời được xem xét bồi thường thiệt hại hoặc hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc di dời công trình, nhà ở quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Đê điều được kết hợp làm đường giao thông phải bảo đảm an toàn đê điều; đê đã cải tạo để kết hợp làm đường giao thông phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo quy chuẩn kỹ thuật về đê điều và quy chuẩn kỹ thuật về giao thông;
b) Việc xây dựng cầu qua sông có đê phải có cầu dẫn trên bãi sông để bảo đảm thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều theo quy định của Luật này và bảo đảm giao thông thủy theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; vật liệu phế thải và lán trại trong quá trình thi công không được ảnh hưởng đến dòng chảy và phải được thanh thải sau khi công trình hoàn thành.
2. Việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công trình ảnh hưởng trong phạm vi của tỉnh; phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.
1. Đất trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê được kết hợp làm đường giao thông hoặc trồng cây chắn sóng, lúa và cây ngắn ngày.
2. Việc khai thác cây chắn sóng trong hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê phải theo sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước quản lý đê điều ở địa phương.
Việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông phải phù hợp với quy định của Luật này, pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về du lịch và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tải trọng cho phép, quy định cấp phép đối với xe cơ giới đi trên đê và mẫu các loại biển báo về đê điều.
Article 23.- Dike protection scope
1. The dike protection scope covers dikes, dike embankments, dike culverts, supporting facilities, dike protection corridors.
2. The dike protection corridor is provided as follows:
a/ The dike protection corridor for dikes of special grade, grade I, grade II and grade III at locations where dikes run through residential areas, urban centers or tourist resorts is 5 meters from the dike foot outwards to the river and the field; the dike protection corridor at other locations is 25 meters outwards from the dike foot to the river, 20 meters towards the river, for river dikes and 200 meters towards the sea, for sea dikes;
b/ The dike protection corridor for dikes of grade IV and grade V is provided for by provincial-level People's Committees but must not be shorter than 5 meters from the dike foot outwards to the river and the field.
3. The protection corridor for dike embankments or dike culverts is 50 meters on each side from the last construction sections of the dike embankments or culverts.
4. The expansion, if necessary, of the dike protection corridor in areas where land is swollen or bubbled up or is likely to swell or bubble up, thus threatening the dike safety, is decided by provincial-level People's Committees.
5. Provincial-level People's Committees shall organize the planting of dike protection boundary markers on the field.
Article 24.- Dike-protection responsibilities
1. Upon detecting acts or natural impacts which cause harms to or threaten the safety of dikes, organizations and individuals shall immediately report thereon to the nearest People's Committees or local dike management state bodies for timely prevention and handling measures.
2. Upon the appearance of flood warnings of grade I for diked rivers or flood warnings of grade II or higher for other rivers, the People's Committees of communes where exist dikes shall mobilize local labor forces to join the specialized dike management forces in conducting patrols, watch at dike watch stations, detecting and handling in time dike incidents. Remuneration for such forces is prescribed by provincial-level People's Committees.
Article 25.- Grant of permits for dike-related activities
1. The following activities are subject to permission of provincial-level People's Committees:
a/ Cutting, sawing dikes for work construction within the dike protection scope;
b/ Drilling, digging within the dike protection scope;
c/ Building culverts across dikes; building special works within the dike protection scope, river stretches, riverbeds;
d/ Building underground works; drilling, digging for groundwater tapping within one kilometer from the outer edge of the dike protection scope;
e/ Using dikes, dike embankments, dike culverts as places for mooring or anchoring ships, boats, rafts;
f/ Exploiting earth, rock, sand, cobble or other minerals on riverbeds;
g/ Leaving materials. exploiting earth, rock, sand, other minerals, digging ponds or wells on riverbeds;
h/ Dredging navigation channels within the dike protection scope.
2. The grant of permits for activities specified in Clause 1 of this Article shall be based on dike technical norms and construction technical norms promulgated by competent state management bodies; the grant of permits for activities specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article for dikes of special grade, grade I, grade II or grade III must be approved in writing by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Provincial-level People's Committees have the following responsibilities:
a/ To post up and guide the regulations on grant of permits;
b/ To examine the regularity and legality of dossiers of application for permits for activities defined in Clause 1 of this Article;
c/ To grant permits or reply in writing cases of failure to fully meet the conditions for grant of permits or non-grant of permits within 20 days at most after the receipt of complete and valid dossiers;
d/ To inspect the observance of permits and activities without permits, suspend activities and withdraw permits when permit grantees violate the provisions of this Law;
e/ To settle complaints and denunciations about the grant of permits in accordance with the law on complaints and denunciations.
4. Persons competent to grant permits bear responsibility for their decisions according to the provisions of law.
5. Permit grantees have the following rights and obligations:
a/ To fully submit dossiers of application for permits according to regulations; to take responsibility for the truthfulness of the dossiers; to strictly comply with the contents stated in the permits; when wishing to adjust or change the contents of their permits, to obtain written approval of competent bodies;
b/ To request agencies competent to grant permits to give explanations and guidance and to strictly observe the regulations on grant of permits; to complain about or denounce violations of law in the grant of permits.
Article 26.- Use of river stretches where exist no construction works
1. For the construction of flood-diverting or flood-slowing works, dike embankments, boundary marker posts, assorted dike signboards, water level poles, stations for observation of technical parameters on dikes, anti-flood and- storm reserve supply storage yards and planting of dike protection breakwater trees.
2. For the construction of defense and security works, traffic or irrigation works, underground works in service of socio-economic development, groundwater tapping well systems, pump stations, dry-docks.
3. For the construction of works under investment projects approved by the Prime Minister as provided for in Clause 4 of this Article.
The permitted construction works must concurrently satisfy the following conditions:
a/ Lying outside the dike protection areas;
b/ Complying with anti-flood plannings of diked rivers, dike plannings, land use plannings and construction plannings, which have been approved by competent state bodies;
c/ The construction of works must not reduce beyond the allowed limit the designed flood flow; must not increase beyond the allowed limit the designed flood water level; must not affect the flows of adjacent, upstream and downstream areas;
d/ Satisfying the technical standards of dikes.
4. Provincial-level People's Committees shall direct the formulation of investment projects on construction of works defined in Clause 3 of this Article and submit them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for appraisal before submitting them to the Prime Minister for approval.
5. Provincial-level People's Committees shall grant permits for construction activities defined in Clauses 2 and 3 of this Article.
6. The Government shall detail the implementation of this Article.
Article 27.- Handling of works, dwelling houses currently existing in dike protection areas and river stretches
1. Based on the anti-flood plannings of the diked rivers already approved by competent state bodies, provincial-level People's Committees shall direct the formulation of, and approve the schemes on adjustment of land use plannings and construction plannings of river stretches.
2. Based on the adjusted plannings defined in Clause 1 of this Article, the handling of existing works and dwelling houses in dike protection areas and in river stretches is provided as follows:
a/ Works and dwelling houses existing in areas hit by land slides and works and dwelling houses in dike protection areas must be removed, excluding supporting facilities and special works prescribed by this Law;
b/ Existing works and dwelling houses inconsistent with the plannings must be removed; pending the removal, repair and renovation can be made to ensure safety for the lives and properties of people but the flooring space thereof must not be expanded;
c/ Existing works and dwelling houses consistent with the plannings can be repaired, renovated, upgraded or replaced with new ones.
3. Provincial-level People's Committees shall direct the formulation of projects on population relocation and settlement as well as the relocation plans and conduct the removal of works and dwelling houses inconsistent with the planning; provide the grant of permits for construction, upgrading or repair of the existing works or dwelling houses defined in Clause 2 of this Article.
4. Organizations and individuals whose works or dwelling houses must be removed are considered for damage compensations or financial supports according to the provisions of law.
5. The Government shall specify the removal of works and dwelling houses defined at Points a and b of Clause 2 and Clause 4 of this Article.
Article 28.- Construction and renovation of traffic works related to dikes
1. Organizations and individuals that construct or renovate traffic works related to dikes shall comply with the following regulations:
a/ Dike-cum-roads must ensure dike safety; dikes renovated for combined use as roads shall be maintained and repaired according to technical standards of dikes and technical standards on traffic;
b/ The construction of bridges spanning diked rivers must be accompanied with viaducts running over river stretches to ensure smooth flow and dike safety as provided for by this Law and ensure waterway traffic under the provisions of law on inland waterway traffic; construction materials, discarded materials and makeshifts must not affect the flow and must be removed after the completion of works.
2. The construction or renovation of traffic works related to dikes specified in Clause 1 of this Article must be approved in writing by provincial-level People's Committees, for works affecting a province; or by the Ministry of Agriculture and Rural Development, for works affecting two or more provinces.
Article 29.- Use of dike protection corridors, dike embankments, dike culverts
1. Land in dike protection corridors, dike embankments or dike culverts is also used as roads or planted with breakwater trees, rice or cash crops.
2. The exploitation of breakwater trees in dike protection corridors, dike embankments, dike culverts shall comply with the guidance of local dike management state agencies.
Article 30.- Protection and use of existing cultural and historical relics or scenic places in dike protection areas and river stretches
The protection and use of existing cultural and historical relics as well as scenic places in dike protection areas or river stretches shall comply with the provisions of this Law, the law on cultural heritages, the law on tourism and the law on environmental protection.
Article 31.- Allowed tonnages of vehicles traveling on dikes and dike signboards
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall specify the allowed tonnages, the grant of permits for motorized vehicles traveling on dikes and forms of dike signboards.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực