Chương V Luật đê điều 2006: Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều
Số hiệu: | 79/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân.
2. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Chính phủ quy định.
3. Lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều bao gồm:
a) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều;
b) Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều;
c) Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống lũ, lụt, bão;
d) Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;
e) Vận động tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và bảo vệ đê điều.
2. Nhiệm vụ tổ chức xử lý giờ đầu sự cố đê điều bao gồm:
a) Tuần tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;
b) Đề xuất phương án xử lý khẩn cấp giờ đầu sự cố đê điều;
c) Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dẫn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều;
d) Hướng dẫn xử lý kỹ thuật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.
3. Nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm;
b) Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
c) Xử lý sự cố đê điều;
d) Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
đ) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.
4. Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều bao gồm:
a) Kỹ thuật và tiến độ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư;
b) Việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của công trình được cấp phép xây dựng có liên quan đến an toàn đê điều;
c) Quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
5. Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.
6. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điều trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều.
1. Là thành viên chính thức trong Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều thuộc mọi nguồn vốn.
2. Lập biên bản, quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật về đê điều của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chậm nhất trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có quyết định tạm đình chỉ phải báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
3. Được báo cáo vượt cấp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong trường hợp khẩn cấp, có nguy cơ vỡ đê.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật do thiếu trách nhiệm dẫn đến vỡ đê trong các trường hợp sau đây:
a) Công chức, viên chức trực tiếp quản lý đê không phát hiện kịp thời sự cố hư hỏng đê điều hoặc báo cáo chậm, báo cáo không trung thực, không đề xuất kịp thời các biện pháp kỹ thuật xử lý giờ đầu sự cố đê điều;
b) Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý đê không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không kiểm tra, đôn đốc công việc đã giao cho công chức, viên chức quản lý đê.
2. Liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thiếu kiểm tra, giám sát để các đơn vị thi công làm sai thiết kế kỹ thuật xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; thiếu giám sát để tổ chức, cá nhân làm sai các nội dung trong giấy phép liên quan đến sự an toàn của đê điều và thoát lũ.
3. Khi thi hành công vụ, công chức, viên chức lực lượng chuyên trách quản lý đê điều phải mặc sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và đeo thẻ.
Lực lượng quản lý đê nhân dân có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều; được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về đê điều, được hưởng thù lao theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này, có quyền lập biên bản và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
FORCES DIRECTLY MANAGING DIKES
Article 37.- Forces directly managing dikes
1. Forces directly managing dikes include the specialized dike management force and the people's dike management force.
2. The specialized dike management force is set up and directly managed by provincial-level People's Committees. The organizational structure, uniform, badge, stripe, regimes and policies for the specialized dike management force are provided by the Government.
3. The people's dike management force is set up by provincial-level People's Committees, not on the state payroll, organized in each commune or ward along dikes and directly managed by commune-level People's Committees. The organizational structure, funding sources and remuneration regimes for the people's dike management force are provided by provincial-level People's Committees under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 38.- Tasks of the specialized dike management force
1. The task of directly managing the dike protection covers:
a/ Regularly inspecting and monitoring the dike situation;
b/ Compiling archival dossiers and regularly updating data on dikes;
c/ Managing specialized reserve supplies in service of anti-flood and -storm activities;
d/ Detecting, applying measures to promptly prevent and proposing the handling of violations of the law on dikes;
e/ Providing technical and professional guidance for the people's dike management force;
f/ Mobilizing organizations and individuals to participate in dike management and protection.
2. The task of organizing the first-hour handling of dike incidents covers:
a/ Conducting patrols, detecting and promptly reporting on the dike situation, damage or incidents;
b/ Proposing plans on first-hour urgent handling of dike incidents;
c/ Directly participating in the handling and providing technical guidance on the handling of dike incidents;
d/ Providing technical handling guidance for forces performing the tasks of dike maintenance, flood and storm prevention and fighting.
3. The tasks of advising and making technical and professional proposals to competent state management agencies on the following matters:
a/ Formulation of annual plans on dike consolidation and repair;
b/ Plans on dike maintenance, flood and storm prevention and fighting;
c/ Handling of dike incidents;
d/ Preparation of reserve supplies for people in service of dike maintenance, flood and storm prevention and fighting;
e/ Propagation and education in the law on dikes.
4. Oversight of the construction, repair, upgrading and solidification of dike works and dike-related activities covers:
a/ The techniques and progress of dike construction, repair, upgrading and solidification funded with capital of all sources;
b/ The observance of contents of permits for construction of works, which are related to dike safety;
c/ The handling of violations of the law on dikes.
5. Organizing small repair, consolidation and maintenance of dikes according to the provisions of law.
6. Inspecting the observance of the law on dikes; coordinating with the dike specialized inspectorate in inspecting dike cases and matters.
Article 39.- Powers of the specialized dike management force
1. To act as a full-fledged member of the councils for the take-over test of dike construction, repair, upgrading or solidification works funded with capital of all sources.
2. To make records on, to decide to temporarily stop violations of the law on dikes by organizations or individuals and bear responsibility for its decisions; within 24 hours after issuing the temporary stoppage decisions to report thereon to competent state agencies for handling.
3. To report directly to provincial-level People's Committees or the Ministry of Agriculture and Rural Development in case of urgency or threat of dike break.
Article 40.- Responsibilities of the specialized dike management force
1. To be answerable to law for its irresponsibility which leads to dike break in the following cases:
a/ Dike management officials or employees fail to detect in time dike damage or report late or untruthfully on, fail to promptly propose technical measures for the first-hour handling of dike incidents;
b/ Heads of units directly managing dikes fail to fulfill their assigned tasks, fail to inspect and urge the implementation of tasks assigned to dike management officials or employees.
2. To bear joint responsibility before law for relaxation of inspection and supervision, thus helping construction units decline to comply with technical designs on construction, repair, upgrading or solidification of dikes; relaxation of supervision so that organizations or individuals fail to comply with the contents of their permits, which are related to dike safety and flood drainage.
3. While performing their official duty, officials and employees of the specialized dike management force shall wear uniform, badge, stripes and cards.
Article 41.- Tasks and powers of the people's dike management force
The people's dike management force has the tasks of coordinating with the specialized dike management force in conducting regular dike protection inspections, patrol and watch in localities, participating in handling dike incidents; is provided with technical and professional guidance on dikes, enjoys remuneration under the provisions of Clause 3, Article 37 of this Law, and has the powers to make records on and stop acts of violating the law on dikes.