Chương IV Luật đê điều 2006: Hộ đê
Số hiệu: | 79/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trong mùa mưa, lũ, các hồ chứa nước có nhiệm vụ cắt, giảm lũ phải được điều tiết để cắt, giảm lũ cho hạ du. Việc điều tiết cắt, giảm lũ phải bảo đảm an toàn cho công trình và phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về vận hành hồ chứa nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê mà việc phân lũ, làm chậm lũ có ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê mà việc phân lũ, làm chậm lũ chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi của địa phương.
1. Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ; quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn.
2. Thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp tỉnh có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của Nhà nước, của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; được phép huy động vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão của trung ương trên địa bàn; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp huyện có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để xử lý ngay giờ đầu sự cố đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định huy động;
d) Khi xảy ra sự cố có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, Trưởng ban Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương, Thủ trưởng cơ quan trung ương là thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương có quyền ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của tổ chức, cá nhân để hộ đê và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
đ) Trường hợp khẩn cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có quyền trưng dụng đất. Việc trưng dụng đất, trả lại đất và bồi thường cho người có đất bị trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Sau khi xử lý sự cố, người ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng và thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết để bồi thường hoặc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân được huy động.
4. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này khi được huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê.
5. Người bị thương, người bị thiệt hại tính mạng trong khi tham gia hộ đê được xét hưởng chế độ, chính sách như đối với lực lượng vũ trang tham gia hộ đê theo quy định của pháp luật.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chỉ đạo công tác hộ đê.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm dự báo khí tượng, thủy văn.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo để bảo đảm Quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phân lũ, làm chậm lũ.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm lập và thực hiện phương án hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê thuộc phạm vi quản lý của mình và tham gia thực hiện hộ đê tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
6. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
7. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương chỉ đạo việc cảnh báo và các biện pháp đối phó với lũ, lụt, bão.
Article 32.- Dike maintenance and salvage of works related to the safety of dikes
1. Dike maintenance shall be carried out regularly, particularly in the flood and storm seasons and dikes shall be salvaged promptly upon incidents or threats of incident.
2. The salvage of works related to dike safety is the same as dike maintenance specified in Articles 35 and 36 of this Law.
Article 33.- Regulation of flood-cutting or -reducing water reservoirs
In rainy and flood seasons, flood-cutting or -reducing water reservoirs must be regulated to cut or reduce floods for downstream areas. The flood cutting or reduction must ensure safety for works and comply with technical standards on the operation of water reservoirs promulgated by competent state agencies.
Article 34.- Competence to divert or slow floods for dike maintenance
1. The Prime Minister decides to divert or slow floods for dike maintenance in cases where the flood diversion or slowing affects two or more provinces.
2. Provincial-level People's Committee presidents decide to divert or slow floods for dike maintenance in cases where the flood diversion or slowing only affects their localities.
Article 35.- Mobilization of forces, supplies and means for dike maintenance
1. When dikes or relevant works face incidents or threats of incidents, presidents of People's Committees at various levels shall mobilize forces, supplies and means for dike protection and salvage according to the competence defined in Clause 2 of this Article; decide on and organize the relocation population from danger areas for safety.
2. The competence to mobilize forces, supplies and means is provided for as follows:
a/ Presidents of provincial-level People's Committees and heads of provincial-level anti- flood and-storm boards have the right to promptly mobilize forces, supplies and means of the State, localities, organizations and individuals in their respective localities to salvage and ensure safety for dikes; may mobilize anti-storm and -flood reserve supplies of the central government in their respective localities; if it is beyond their capacity, they shall report thereon to the Prime Minister for mobilization decision;
b/ Presidents of district-level People's Committees and heads of district-level anti-flood and -storm boards have the right to promptly mobilize forces, supplies and means of their respective localities, of organizations and individuals in their localities for dike salvage and safety assurance; if it is beyond their capacity, they shall report thereon to provincial-level People's Committee presidents for mobilization decision;
c/ Presidents of commune-level People's Committees have the right to promptly mobilize forces, supplies and means of their respective localities, or organizations and individuals in their localities for promptly handling dike incidents; if it is beyond their capacity, they shall report thereon to district-level People's Committee presidents for mobilization decision;
d/ When incidents occur, directly threatening the dike safety, heads of the central anti-flood and -storm board, heads of central agencies being members of the central anti-flood and- storm board have the right to order the mobilization of forces, supplies and means of organizations and individuals for dike maintenance and shall bear responsibility for their respective decisions;
e/ In case of emergency against floods, storms or other natural disasters, which requires the use of land, presidents of provincial- or district-level People's Committees have the right to requisition land. The land requisition and return and compensation for people having their land requisitioned shall comply with the provisions of law on land.
3. After handling the incidents, the persons who ordered the mobilization of forces, supplies and means must check the use thereof and carry out procedures for proposing to competent authorities for consideration and decision compensation amounts or supports for organizations and individuals having their forces, supplies, means or land mobilized.
4. Organizations and individuals shall abide by decisions of competent state agencies defined in Clause 2 of this Article when their human resources, supplies and means are mobilized for dike maintenance.
5. Persons who are injured or die while participating in dike maintenance shall be considered for entitlement to regimes and policies applicable to armed forces participating in dike maintenance under the provisions of law.
Article 36.- Responsibilities of dike maintenance organizations
1. The Prime Minister shall decide on measures against floods and storms in case of urgency, direct ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees in conducting dike maintenance to ensure dike safety.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development is answerable to the Government for the direction of dike maintenance.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for meteorological and hydrological forecasts.
4. The Defense Ministry shall organize and direct the army to be the regular force in performing the tasks of dike maintenance, flood diversion and slowing.
5. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, formulate and materialize plans for dike maintenance and salvage of works related to dike safety under their respective management and participate in dike maintenance in localities under the Prime Minister's direction.
6. People's Committees at all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, direct the formulation of, and approve, dike maintenance plans and organize the dike maintenance to ensure dike safety.
7. The central anti-flood and -storm board shall direct the warning and measures to cope with floods and storms.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực