Chương I Luật đê điều 2006: Những quy định chung
Số hiệu: | 79/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 25/06/2007 | Số công báo: | Từ số 410 đến số 411 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động về đê điều, các hoạt động có liên quan đến đê điều trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.
2. Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.
3. Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông.
4. Đê biển là đê ngăn nước biển.
5. Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.
6. Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.
7. Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.
8. Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.
9. Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở để bảo vệ đê.
10. Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thuỷ.
11. Công trình phụ trợ là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công trình tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; công trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê.
12. Chân đê đối với đê đất là vị trí giao nhau giữa mái đê hoặc mái cơ đê với mặt đất tự nhiên được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê. Chân đê đối với đê có kết cấu bằng bê tông hoặc vật liệu khác là vị trí xây đúc ngoài cùng của móng công trình.
13. Cửa khẩu qua đê là công trình cắt ngang đê để phục vụ giao thông đường bộ, đường sắt.
14. Phân lũ là việc chuyển một phần nước lũ của sông sang hướng dòng chảy khác.
15. Làm chậm lũ là việc tạm chứa một phần nước lũ của sông vào khu vực đã định.
16. Công trình đặc biệt là công trình liên quan đến an toàn đê điều, bao gồm công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm; cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền; di tích lịch sử, văn hóa, khu phố cổ, làng cổ; cụm, tuyến dân cư trong vùng dân cư sống chung với lũ và trên các cù lao.
17. Hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê điều.
18. Bãi sông là vùng đất có phạm vi từ biên ngoài hành lang bảo vệ đê điều trở ra đến bờ sông.
19. Bãi nổi, cù lao là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông.
20. Lòng sông là phạm vi giữa hai bờ sông.
21. Mực nước lũ thiết kế là mực nước lũ làm chuẩn dùng để thiết kế đê và công trình liên quan, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
22. Lưu lượng lũ thiết kế là lưu lượng lũ của một con sông tương ứng với mực nước lũ thiết kế.
1. Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng.
2. Đê được phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp.
3. Tiêu chí phân cấp đê bao gồm:
a) Số dân được đê bảo vệ;
b) Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội;
c) Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
d) Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;
đ) Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;
e) Lưu lượng lũ thiết kế.
4. Chính phủ quy định cụ thể cấp của từng tuyến đê.
1. Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
3. Tuân thủ quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch đê điều được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.
4. Phòng, chống lũ hiệu quả, kết hợp với phát triển giao thông, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.
1. Đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong công tác quy hoạch phòng, chống lũ.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
4. Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ; dành một khoản kinh phí cho việc xử lý đột xuất sự cố đê điều trước, trong và sau mỗi đợt mưa, lũ, bão.
1. Phá hoại đê điều.
2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.
4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.
5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.
7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.
11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.
This Law provides for anti-flood plannings of diked rivers, dike plannings, dike construction, repair, upgrading and solidification investment, dike management and protection, dike maintenance and use.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to domestic agencies, organizations and individuals, foreign organizations and individuals that conduct dike-related activities in the Vietnamese territory.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Dikes mean works preventing river floods or sea water, which are classified and decentralized by competent state bodies according to the provisions of law.
2. Regulatory dikes mean systems of works consisting of dikes, dike embankments, dike culverts and support facilities.
3. River dikes means those that prevent river floods.
4. Sea dikes means those that prevent sea water.
5. River-mouth dikes mean dikes of transition between river dikes and sea dikes or coasts.
6. Surrounding dikes means those that protect exclusive zones.
7. Auxiliary dikes means those that protect areas lying riverwards outside river dikes.
8. Special-use dikes mean those that protect separate objects.
9. Dike embankments mean works constructed to protect dikes against land crumbles and slides.
10. Dike culverts mean works constructed across dikes for water supply or drainage or for combined waterway traffic.
11. Supporting facilities mean works built in service of dike management and protection, including works for accidental spills; dike marker posts, boundary posts, dike signboards, water-level poles, pressure-alleviation wells, technical parameter-observation posts and equipment in service of dike management; dike watch stations, anti-flood and -storm reserve supply warehouses and yards, dike management offices, anti-flood and -storm command posts; flood-diverting or -slowing works; dike protection breakwater tree stretches.
12. Foot of earthen dike is the inter-section between a dike talus and natural land surface, which is determined at the time a competent state body determines the dike protection corridor limit markers. The foot of dike made of concrete or other materials is the outmost construction position of the works' foundation.
13. Dike-crossing sluice gates are works crossing dikes in service of land and railway traffic.
14. Flood diversion means diverting part of river flood water to other flow directions.
15. Flood slowing means the temporary storage of part of river flood water in designated areas.
16. Special works mean those relating to dike safety, including defense, security, traffic, irrigation works, underground works in service of socio-economic development, system of groundwater-exploiting wells; dike-crossing sluice gates, pumping stations, dockyards, historical or cultural relics, ancient street quarters or villages; population quarters or lines in flood-prone areas and islets.
17. Dike maintenance means activities aiming to ensure dike safety, including the rescue of facilities relating to regulatory dike safety.
18. River stretches mean land areas stretching from the outer edge of the dike protection corridor to river banks.
19. Sand expand, islets mean land areas emerging within river beds.
20. Riverbed means the scope between two banks of a river.
21. Designed flood water level means the standard flood water level used for designing dikes and relevant works, approved by competent state bodies.
22. Designed flood flow means the flood flow of a river corresponding to the designed flood water level.
Article 4.- Dike classification and grading
1. Dikes are classified into river dikes, sea dikes, river-mouth dikes, auxiliary dikes, surrounding dikes and special-use dikes.
2. Dikes are ranked into special grade, grade I, grade II, grade III, grade IV and grade V according to their importance from high to low.
3. Dike classification criteria include:
a/ Number of people protected by a dike;
b/ Importance in terms of defense, security, socio-economic development;
c/ Flood and storm characteristics of each region;
d/ Area and scope of administrative land boundaries;
e/ Average submerging level of population quarters against the designed flood water level;
f/ Designed flood flow.
4. The Government shall specify the grade of each dike line.
Article 5.- Principles for activities in the dike domain
1. Ensuring sustainable development, defense and security; protecting the people’s lives and property and the national sovereignty and interests; contributing to socio-economic development.
2. Protecting dikes is the responsibility of all people, state agencies, organizations and individuals.
3. Abiding by the approved anti-flood planning, dike planning; ensuring systematicity, uniformity, synchronism and flood drainage capability of the entire rivers; synchronously combining overall solutions regarding the planting and protection of headwater forests, the construction of water reservoirs upstream, the removal of obstacles, dredging of rivers, flow clearance, and flood diversion and slowing.
4. Efficiently preventing and fighting floods, combining flood prevention and fighting with the development of traffic, landscape and environment, the preservation of historical and cultural relics of the nation, the development of tourism and aquaculture.
Article 6.- State policies on dikes
1. To invest in dike construction and maintenance and prioritize investment in key dike systems, dike-cum-defense-security systems.
2. To encourage and create conditions for domestic and foreign organizations and individuals to invest in research and application of advanced sciences and technologies in combination with traditional measures to the construction, maintenance, upgrading, solidification and protection of dikes, then proceed to apply active anti-flood measures.
3. To encourage organizations and individuals to build, maintain, upgrade, solidify and protect dikes in combination with socio-economic development; to protect the lawful interests of organizations and individuals investing in this domain.
4. To support the overcoming of flood and storm consequences, upgrade infrastructures for areas affected by flood diversion or slowing, flood-prone residential areas; set aside a budget for handling of dike incidents before, during and after each spell of rain, flood, storm.
1. Destroying dikes.
2. Exploding or destroying dike bodies, except for emergency cases where competent authorities defined in Article 34 of this Law decide on such explosion or destruction in order to divert or slow flood for dike protection.
3. Operating in contravention of technical regulations flood-diverting or -slowing facilities, dike-culverts, works for accidental spills, dike-crossing gates, pump stations, dry-docks within dike protection areas.
4. Operating upstream water reservoirs in contravention of technical regulations, causing impacts on regulatory dikes.
5. Building works, dwelling houses within regulatory dike protection areas, excluding works in service of flood and storm prevention and fighting, supporting facilities and special works.
6. Driving motorized vehicles beyond the tonnage level permitted for travel on dikes; driving motorized vehicles on dikes where there are ban signboards in case of dike incidents, floods or storms, excluding vehicles used for dike examination and protection, vehicles performing defense, security tasks, ambulances, fire-fighting engines.
7. Dumping wastes within regulatory dike protection areas, river stretches, riverbeds; storing materials on dikes, excluding supplies reserved for flood and storm prevention and fighting.
8. Appropriating, illegally using or removing reserve supplies for flood and storm prevention and fighting.
9. Destroying dike protection breakwater trees, except for the case of exploiting breakwater trees defined in Clause 2, Article 29 of this Law.
10. Exploiting earth, rock, sand, cobble, other minerals; digging ponds, wells within regulatory dike protection areas and conducting other activities obstructing river flows and flood drainage.
11. Using for wrong purposes budgetary investments in the construction, maintenance, upgrading, solidification and protection of dikes.