Chương II Luật đầu tư 2020: Bảo đảm đầu tư
Số hiệu: | 61/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 17/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 25/07/2020 | Số công báo: | Từ số 717 đến số 718 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
08 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020
Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Đầu tư 2020 vào ngày 17/6/2020, chính thức thay thế Luật Đầu tư 2014.
Theo đó, cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ (quy định mới);
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người);
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ.
Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, trừ một số quy định tại Khoản 2 Điều 76.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư
1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật này.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
INVESTMENT GUARANTEES
Article 10. Guarantees for asset ownership
1. Lawful assets of investors shall not be nationalized or confiscated by administrative measures.
2. Where an asset is bought or requisitioned by the State for reasons of national defense and security, national interests, state of emergency or natural disaster management, the investor shall be reimbursed or compensated in accordance with regulations of law on asset requisition and relevant regulations of law.
Article 11. Guarantees for business investment activities
1. Investors are not required by the State to satisfy the following requirements:
a) Give priority to purchase or use of domestic goods/services; or only purchase or use goods/services provided by domestic producers/service providers;
b) Achieve a certain export target; restrict the quantity, value, types of goods/services that are exported or domestically produced/provided;
c) Import a quantity/value of goods that is equivalent to the quantity/value of goods exported; or balance foreign currencies earned from export to meet import demands;
d) Reach a certain rate of import substitution;
dd) Reach a certain level/value of domestic research and development;
e) Provide goods/service at a particular location in Vietnam or overseas;
g) Have the headquarters situated at a location requested by a competent authority.
2. Depending on the socio-economic conditions and demands for investment attraction in each period, the Prime Minister shall decide to apply forms of guarantee of the State to execute investment projects subject to approval for their investment guidelines by the National Assembly, the Prime Minister, and other important investment projects on infrastructural development.
The Government shall elaborate this Clause.
Article 12. Guarantees for transfer of foreign investors’ assets overseas
After all financial obligations to Vietnamese government are fulfilled, foreign investors are permitted to transfer the following assets overseas:
1. Investment capital and proceeds from liquidation of its investment;
2. Their income obtained from business investment activities;
3. Money and other assets under the lawful ownership of the investors.
Article 13. Guarantees for business investment upon changes of laws
1. Where a new law provides more favorable investment incentives, investors are entitled to enjoy the new incentives for the remaining period of the incentive enjoyment of the project, except for special investment incentives for the investment projects in the case specified in Point a Clause 5 Article 20 of this Law.
2. Where a new law that provides less favorable investment incentives than those previously enjoyed by investor is promulgated, investors shall keep enjoying the current incentives for the remaining period of the incentive enjoyment of the project.
3. The regulations in Clause 2 of this Article do not apply if regulations of a legal document are changed for reasons of national defense and security, social order and security, social ethics, public health, or environmental protection.
4. Where an investor is no longer eligible for investment incentives prescribed in Clause 3 of this Article, one or more of the following solutions shall be adopted:
a) Deduct the damage actually suffered by the investor from the investor's taxable income;
b) Adjust the objectives of the investment project;
c) Assist the investor in remedying damage.
5. With regard to the investment guarantee measure in Clause 4 of this Article, the investor shall make a written request within 03 years from the effective date of the new legal document.
Article 14. Settlement of disputes over business investment activities
1. Disputes over business investment activities in Vietnam shall be settled through negotiation and conciliation. If the negotiation or conciliation fails, the dispute shall be settled by an arbitration body or by a court in accordance with Clauses 2, 3, and 4 of this Article.
2. Every dispute between a Vietnamese investor and a foreign-invested business organization, or between a domestic investor or a foreign-invested business organization and a regulatory agency over business investment activities within Vietnam’s territory shall be settled by a Vietnam's arbitration body or Vietnam’s court, except for the cases in Clause 3 of this Article.
3. Every dispute between investors, one of which is a foreign investor or a business organization defined in Points a, b and c Clause 1 Article 23 of this Law, shall be settled by one of the following agencies/organizations:
a) Vietnam’s court;
b) Vietnam’s arbitration body;
c) Foreign arbitration body;
d) International arbitration body;
dd) An arbitral tribunal established by the parties in dispute.
4. Every dispute between a foreign investor and a regulatory agency over business investment activities within Vietnam’s territory shall be settled by Vietnam’s arbitral tribunal or Vietnam’s court, unless otherwise agreed under a contract or prescribed by an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực