Chương VII Luật đấu giá tài sản 2016: Quản lý nhà nước về đấu giá tài sản
Số hiệu: | 01/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 17/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Đấu giá tài sản 2016 gồm 8 Chương và 81 Điều quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
1. Tài sản đấu giá
Theo Luật Đấu giá tài sản 2016, các tài sản phải thông qua bán đấu giá gồm có các tài sản như Tài sản nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản là quyền sử dụng đất; tài sản bảo đảm; tài sản thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
2. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
- Luật số 01/2016 quy định thời điểm xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản hoặc trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
- Theo Luật 01/QH14 thì giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
+ Đối với tài sản phải thông qua đấu giá thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
+ Đối với tài sản thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
3. Tiêu chuẩn đối với đấu giá viên theo Luật Đấu giá tài sản 2016
- Tiêu chuẩn của đấu giá viên theo Luật số 01 như sau:
+ Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
- Khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên và có thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 3 năm trở lên thì được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá có thời gian 6 tháng và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.
- Theo Luật Đấu giá tài sản, các đối tượng đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên hoặc đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên được miễn đào tạo nghề đấu giá.
- Một số trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề theo Luật 01/2016 như đang sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Luật số 01/2016/QH14 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, trừ Khoản 4 Điều 80 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đấu giá tài sản, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản, chính sách, chiến lược phát triển nghề đấu giá;
b) Ban hành hoặc giao tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
c) Ban hành, quản lý và hướng dẫn việc sử dụng các biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản, Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá tài sản;
d) Quy định chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;
đ) Cấp, thu hồi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
e) Xây dựng và quản lý trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản; hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc thông báo công khai trên trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản;
g) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức và hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; hoạt động đấu giá của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên theo thẩm quyền;
h) Tổng hợp, báo cáo về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản;
i) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu giá tài sản;
k) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
a) Hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản;
b) Quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Quy định về việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn hành nghề đấu giá tài sản, điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, cấp Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản;
d) Quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật;
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đấu giá tài sản tại địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đấu giá tài sản, chính sách phát triển nghề đấu giá tài sản;
b) Tổ chức đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản;
c) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
d) Bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập có thu; hỗ trợ việc bảo đảm an ninh, trật tự cho cuộc đấu giá theo đề nghị của tổ chức đấu giá tài sản;
đ) Xem xét, phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ đối với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, đề án chuyển đổi Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thành doanh nghiệp trong trường hợp không cần thiết duy trì Trung tâm, đề án giải thể Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản trong trường hợp không có khả năng chuyển đổi Trung tâm thành doanh nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp;
e) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;
g) Hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản tại địa phương;
h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu giá tài sản tại địa phương.
STATE MANAGEMENT OF PROPERTY AUCTION
Article 77. Responsibilities of the Government for state management of property auction
1. The Government shall perform the unified state management of property auction.
2. The Ministry of Justice shall take responsibility before the Government for performing the state management of property auction, having the following tasks and powers:
a/ To submit to competent state agencies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on property auction organization and operation and policies and strategies on development of auction profession;
b/ To issue, or assign socio-professional organizations of auctioneers to issue, the code of professional ethics of auctioneers;
c/ To issue, manage, and guide the use of, forms applicable in property auction activities, books for monitoring auctioned property and property auction registers;
d/ To set a framework program on auction training courses and auction training institutions; and auction practice internship and examination of auction practice internship results;
dd/ To grant, revoke and re-grant auction practice certificates;
e/ To develop and manage a specialized property auction website; to guide and organize the publicization of information on this website;
g/ To conduct examination and inspection, and handle violations in the organization and operation of property auction organizations and auction activities carried out by the wholly state-owned organization established by the Government for handling non-performing loans of credit institutions; and the organization and operation of auctioneers’ socio-professional organizations according to its competence;
h/ To summarize and report on property auction organization and operation;
i/ To carry out international cooperation in property auction;
k/ To perform other tasks and exercise other powers in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 78. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies
1. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of property auction activities.
2. Responsibilities of the Ministry of Finance:
a/ To guide financial regulations in property auction activities;
b/ To provide the determination of reserve prices of auctioned property under its competence in accordance with law;
c/ To prescribe the collection, remittance, management and use of charges for appraisal of property auction practice criteria, operation registration conditions for property auction enterprises, grant of auction practice certificates and operation registration certificates of property auction enterprises;
d/ To provide the collection, payment, management and use of proceeds from the sale of auction dossiers and bidder-made advance payments which are non-refundable in accordance with law;
dd/ To set auction remuneration brackets.
Article 79. Responsibilities of provincial-level People’s Committees 1. Provincial-level People’s Committees shall perform the state management of property auction activities in localities, having the following tasks and powers:
a/ To organize the implementation of, and disseminate the law on property auction and policies on development of property auction profession;
b/ To organize the registration of operation of property auction enterprises and their branches;
c/ To decide on the appointment and relief from office of heads of property auction service centers;
d/ To ensure payrolls, physical foundations and working conditions for property auction service centers in accordance with regulations on public non-business units with revenues: to support the maintenance of security and order for auctions at the request of property auction organizations;
dd/ To consider and approve a scheme on autonomy mechanism applicable to property auction service centers, a scheme on transformation of property auction service centers into enterprises in case it is unnecessary to maintain these centers, and a scheme on dissolution of property auction service centers in case it is impossible to transform these centers into enterprises after reaching agreement with the Ministry of Justice;
e/ To conduct examination and inspection, and handle violations in property auction organization and operation in localities under their competence;
g/ To annually report on property auction organization and operation in localities to the Ministry of Justice;
h/ To perform other tasks and exercise other powers in accordance with law.
2. Provincial-level Justice Departments shall assist provincial-level People’s Committees in performing the state management of property auction activities in localities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an nhân dân
Điều 17. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
Điều 6. Nguyên tắc đấu giá tài sản
Điều 8. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 10. Tiêu chuẩn đấu giá viên
Điều 12. Người được miễn đào tạo nghề đấu giá
Điều 13. Tập sự hành nghề đấu giá
Điều 14. Cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 15. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 16. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 17. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 18. Hình thức hành nghề của đấu giá viên
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
Điều 20. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên
Mục 2. TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản
Điều 25. Đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 28. Công bố nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 29. Chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 32. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 33. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
Điều 35. Niêm yết việc đấu giá tài sản
Điều 38. Đăng ký tham gia đấu giá
Điều 39. Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
Điều 40. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
Điều 41. Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá
Điều 42. Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá
Điều 43. Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp
Điều 45. Chuyển hồ sơ cuộc đấu giá
Điều 46. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, phê duyệt kết quả đấu giá tài sản
Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
Điều 50. Rút lại giá đã trả, giá đã chấp nhận
Điều 51. Từ chối kết quả trúng đấu giá
Điều 53. Đấu giá theo thủ tục rút gọn
Điều 55. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá
Điều 56. Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
Điều 57. Thông báo công khai việc đấu giá tài sản
Điều 60. Thành lập Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 61. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 64. Đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
Điều 66. Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản
Điều 72. Hủy kết quả đấu giá tài sản
Điều 73. Hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản
Điều 76. Tố cáo về hoạt động đấu giá tài sản
Điều 77. Trách nhiệm của Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản