Chương VI Luật đấu giá tài sản 2016: Xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại
Số hiệu: | 01/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 17/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Đấu giá tài sản 2016 gồm 8 Chương và 81 Điều quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
1. Tài sản đấu giá
Theo Luật Đấu giá tài sản 2016, các tài sản phải thông qua bán đấu giá gồm có các tài sản như Tài sản nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản là quyền sử dụng đất; tài sản bảo đảm; tài sản thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
2. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
- Luật số 01/2016 quy định thời điểm xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản hoặc trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
- Theo Luật 01/QH14 thì giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
+ Đối với tài sản phải thông qua đấu giá thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
+ Đối với tài sản thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
3. Tiêu chuẩn đối với đấu giá viên theo Luật Đấu giá tài sản 2016
- Tiêu chuẩn của đấu giá viên theo Luật số 01 như sau:
+ Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
- Khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên và có thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 3 năm trở lên thì được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá có thời gian 6 tháng và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.
- Theo Luật Đấu giá tài sản, các đối tượng đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên hoặc đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên được miễn đào tạo nghề đấu giá.
- Một số trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề theo Luật 01/2016 như đang sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Luật số 01/2016/QH14 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, trừ Khoản 4 Điều 80 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 19 hoặc quy định khác của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9, khoản 2 Điều 24, khoản 3 Điều 65 hoặc quy định khác của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 hoặc quy định khác của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người có tài sản đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 9, khoản 2 Điều 47 hoặc quy định khác của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:
1. Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
2. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật này;
3. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này;
4. Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
5. Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.
Trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 72 của Luật này thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp có tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá thì các bên có thể thương lượng, hòa giải hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Hội đồng đấu giá tài sản, thành viên Hội đồng đấu giá tài sản khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
3. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà không được giải quyết khiếu nại hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản thì người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
1. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết tố cáo trong hoạt động đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
HANDLING OF VIOLATIONS, CANCELLATION OF PROPERTY AUCTION RESULTS, PAYMENT OF DAMAGES
Article 69. Handling of violations committed by auctioneers, property auction organizations, property auction councils or the wholly state-owned organization established by the Government for handling non-performing loans of credit institutions
1. An auctioneer who commits one of the acts prescribed in Clause 1, Article 9, or violates the provisions of Clause 2, Article 19 or other provisions, of this Law shall, depending on the nature and severity of his/her violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability and, if causing damage, pay damages in accordance with law.
2. A property auction organization, a property auction council or the wholly state-owned organization established by the Government for handling non-performing loans of credit institutions that commits one of the acts prescribed in Clause 2 or 3, Article 9, violates the provisions of Clause 2, Article 24, commits one of the acts prescribed in Clause 3, Article 65, or violates other provisions, of this Law shall, depending on the nature and severity of its violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability and, if causing damage, pay damages in accordance with law.
Article 70. Handling of violations committed by bidders, winning bidders or related individuals and organizations
A bidder, winning bidder or related person or organization that commits one of the acts prescribed in Clause 5, Article 9, or violates other provisions, of this Law shall, depending on the nature and severity of his/her/its violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
Article 71. Handling of violations committed by property sellers
A property seller that commits one of the acts prescribed in Clause 4, Article 9, or violates the provisions of Clause 2, Article 47 or other provisions, of this Law shall, depending on the nature and severity of its/his/her violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
Article 72. Cancellation of property auction results
Property auction results shall be cancelled in the following cases:
1. The cancellation of property auction results is agreed upon between the property seller, property auction organization and winning bidder or the cancellation of the conclusion of the contract on purchase and sale of the auctioned property or cancellation of this contract is agreed upon between the property seller and winning bidder, unless the auction causes damage or affects the interests of the State or lawful rights and interests of individuals and organizations;
2. The property auction service contract or contract on purchase and sale of the auctioned property is declared null and void by the court under the civil law in case the winning bidder commits the act prescribed at Point b, Clause 5, Article 9 of this Law;
3. The property auction service contract is cancelled under Clause 6, Article 33 of this Law;
4. The property seller, bidder, winning bidder, property auction organization or auctioneer commits an act of collusion or price suppression during the auction, thus falsifying information on the auctioned property or auction dossier or property auction results;
5. As decided by the person with administrative sanctioning competence in case of auction of state property when there is one of the grounds specified in Clause 6, Article 33 of this Law.
Article 73. Legal consequences of cancellation of property auction results
In case of cancellation of property auction results under Clause 2, 3,4 or 5, Article 72 of this Law, the parties shall restore the original state of, and return to one another, the received property or pay cash if they are unable to return the property in kind. The party at fault that causes damage shall pay compensation in accordance with law.
Article 74. Dispute settlement
For a dispute between the parties to a property auction service contract or contract on purchase and sale of the auctioned property, these parties may conduct a negotiation or conciliation or request a competent agency to settle the dispute in accordance with law.
Article 75. Filing of complaints or lawsuits about property auction conducted by a property auction council
1. A bidder, winning bidder or person with related rights and obligations may file a complaint about a decision or an act issued or committed by a property auction council or its member when having grounds to believe that such decision or act infringes upon his/her lawful rights and interests.
2. The person competent to form a property auction council shall settle a complaint within 30 days after receiving it.
3. Upon the expiration of the time limit prescribed in Clause 2 of this Article, if his/her/its complaint remains unsettled or if disagreeing with the complaint settlement decision of the person competent to form a property auction council, the bidder, winning bidder or person with related rights and obligations may file a lawsuit at court in accordance with law.
Article 76. Filing of denunciations about property auction activities
1. A citizen may file a denunciation with a competent agency, organization or person about a violation of the property auction regulations in accordance with law.
2. The settlement of denunciations in property auction activities must comply with the law on denunciations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an nhân dân
Điều 17. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
Điều 6. Nguyên tắc đấu giá tài sản
Điều 8. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 10. Tiêu chuẩn đấu giá viên
Điều 12. Người được miễn đào tạo nghề đấu giá
Điều 13. Tập sự hành nghề đấu giá
Điều 14. Cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 15. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 16. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 17. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 18. Hình thức hành nghề của đấu giá viên
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
Điều 20. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên
Mục 2. TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản
Điều 25. Đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 28. Công bố nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 29. Chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 32. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 33. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
Điều 35. Niêm yết việc đấu giá tài sản
Điều 38. Đăng ký tham gia đấu giá
Điều 39. Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
Điều 40. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
Điều 41. Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá
Điều 42. Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá
Điều 43. Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp
Điều 45. Chuyển hồ sơ cuộc đấu giá
Điều 46. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, phê duyệt kết quả đấu giá tài sản
Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
Điều 50. Rút lại giá đã trả, giá đã chấp nhận
Điều 51. Từ chối kết quả trúng đấu giá
Điều 53. Đấu giá theo thủ tục rút gọn
Điều 55. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá
Điều 56. Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
Điều 57. Thông báo công khai việc đấu giá tài sản
Điều 60. Thành lập Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 61. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 64. Đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
Điều 66. Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản
Điều 72. Hủy kết quả đấu giá tài sản
Điều 73. Hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản
Điều 76. Tố cáo về hoạt động đấu giá tài sản
Điều 77. Trách nhiệm của Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản