Thông tư 14/2018/TT-BTP quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên
Số hiệu: | 14/2018/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Trần Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 16/10/2018 | Ngày hiệu lực: | 12/12/2018 |
Ngày công báo: | 03/11/2018 | Số công báo: | Từ số 1021 đến số 1022 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những hành vi đấu giá viên không được làm
Ngày 16/10/2018, Thông tư 14/2018/TT-BTP được ban hành, trong đó quy định những hành vi mà đấu giá viên không được làm sau đây:
- Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ hoặc kết quả đấu giá.
- Đưa, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích từ người có tài sản đấu giá để làm sai lệch kết quả.
- Thông đồng, móc nối, nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích từ người tham gia đấu giá để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá.
- Có hành vi hạn chế người tham gia đấu giá không đúng quy định, sách nhiễu, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá.
- Tiết lộ thông tin về người tham gia đấu giá, giá mà người tham gia đấu giá đã trả trước khi công bố kết quả trong trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu gián tiếp, trừ trường hợp có quy định khác.
- Phân biệt đối xử giữa những người tham gia đấu giá.
- Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân, đòi hỏi lợi ích vật chất, tinh thần đối với những người đang tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn;
- Thông đồng với người tập sự để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự;
- Lợi dụng tư cách là đấu giá viên hướng dẫn để buộc người tập sự làm những việc trái quy định.
Thông tư 14/2018/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 12/12/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2018/TT-BTP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐẤU GIÁ VIÊN
Căn cứ Luật đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2018.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, đấu giá viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐẤU GIÁ VIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BTP ngày 16/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Lời nói đầu
Đấu giá tài sản là một trong những hình thức bán tài sản phổ biến trong nền kinh tế thị trường nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của người có tài sản đấu giá. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, đấu giá viên góp phần vào việc xử lý tài sản công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, đặc biệt là tài sản Nhà nước và tài sản mà theo quy định của pháp luật phải xử lý dưới hình thức đấu giá.
Với đặc thù là một nghề bổ trợ tư pháp, ngoài việc tuân thủ pháp luật, đấu giá viên còn phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hành nghề.
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của đấu giá viên trong hành nghề đấu giá, là cơ sở để đấu giá viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của đấu giá viên, nâng cao uy tín của hoạt động đấu giá tài sản trong xã hội.
Điều 1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc hành nghề đấu giá viên
Trong hoạt động hành nghề, đấu giá viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan khi thực hiện đấu giá, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá tài sản.
3. Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên này và Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên mà mình là thành viên.
Điều 3. Tôn trọng, bảo vệ uy tín nghề nghiệp
1. Đấu giá viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến uy tín của tổ chức đấu giá tài sản nơi mình làm việc, danh dự, uy tín của nghề đấu giá.
2. Đấu giá viên phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hoạt động hành nghề đấu giá.
Điều 4. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
Đấu giá viên phải không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực học hỏi để nâng cao chất lượng công việc, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa của hoạt động đấu giá tài sản.
Điều 5. Trách nhiệm nghề nghiệp
1. Đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
2. Đấu giá viên phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện đấu giá tài sản hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
3. Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá có nghĩa vụ nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, lập và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành cuộc đấu giá theo đúng quy định pháp luật. Sau khi cuộc đấu giá kết thúc, đấu giá viên bàn giao đầy đủ hồ sơ đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
4. Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được sử dụng thông tin biết được từ việc thực hiện đấu giá tài sản để phục vụ lợi ích cá nhân.
QUAN HỆ VỚI NGƯỜI CÓ TÀI SẢN ĐẤU GIÁ, NGƯỜI THAM GIA ĐẤU GIÁ VÀ TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Điều 6. Quan hệ với người có tài sản đấu giá
1. Đấu giá viên không được thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản.
2. Đấu giá viên không được đưa, nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
3. Trong trường hợp đấu giá viên phát hiện người có tài sản đấu giá thông đồng, móc nối với cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản, nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải có ý kiến với tổ chức đấu giá tài sản; nếu có cơ sở về việc vi phạm pháp luật thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Quan hệ với người tham gia đấu giá
1. Đấu giá viên không được thông đồng, móc nối, nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người tham gia đấu giá để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
2. Đấu giá viên không được có hành vi hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá.
3. Đấu giá viên không được tiết lộ thông tin mà mình biết được về người tham gia đấu giá, giá mà người tham gia đấu giá đã trả trước khi công bố kết quả đấu giá trong trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu gián tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp đấu giá viên phát hiện người tham gia đấu giá cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá, thông đồng, móc nối với cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản, cản trở hoạt động đấu giá tài sản, gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá, đe dọa, cưỡng ép người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá hoặc dừng cuộc đấu giá, thông báo tổ chức đấu giá tài sản để có giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Đấu giá viên không được phân biệt đối xử về giới tính, tuổi, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội, khả năng tài chính giữa những người tham gia đấu giá khi họ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để tham gia đấu giá, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa những người tham gia đấu giá.
Điều 8. Quan hệ với tổ chức đấu giá tài sản
1. Đấu giá viên phải tuân thủ nội quy, quy chế của tổ chức đấu giá tài sản, chấp hành sự quản lý, phân công, điều động của tổ chức đấu giá tài sản.
2. Đấu giá viên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thông qua tổ chức đấu giá tài sản để dự phòng giải quyết rủi ro, tai nạn nghề nghiệp.
3. Trong trường hợp đấu giá viên phát hiện tổ chức đấu giá tài sản có hành vi thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá, kết quả đấu giá tài sản, cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá, để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi, nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP, TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐẤU GIÁ VIÊN, NGƯỜI TẬP SỰ HÀNH NGHỀ ĐẤU GIÁ VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC CÓ LIÊN QUAN
Điều 9. Quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên
1. Đấu giá viên có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ danh dự của đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, thân thiện, hợp tác giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, không được gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề, không được thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
2. Đấu giá viên có trách nhiệm giám sát và giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động hành nghề, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hoạt động đấu giá tài sản trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp, không ngừng học hỏi vì sự phát triển bền vững của nghề đấu giá.
3. Khi phát hiện đồng nghiệp có sai sót trong hành nghề, đấu giá viên có nghĩa vụ góp ý thẳng thắn nhưng không được hạ thấp danh dự, uy tín của đồng nghiệp và báo cáo với người có trách nhiệm nếu đó là hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
4. Đấu giá viên có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp mới vào nghề.
5. Đấu giá viên tự nguyện tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên tổ chức hoặc phát động nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của nghề đấu giá.
Điều 10. Quan hệ với người tập sự hành nghề đấu giá
1. Đấu giá viên có bổn phận tham gia vào công tác hướng dẫn tập sự nghề đấu giá, nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người tập sự hành nghề đấu giá.
2. Đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá không được thực hiện những việc sau:
a) Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân đối với những người đang tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn;
b) Đòi hỏi lợi ích vật chất, tinh thần từ người tập sự hành nghề đấu giá;
c) Thông đồng với người tập sự hành nghề đấu giá để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự hành nghề đấu giá;
d) Lợi dụng tư cách là đấu giá viên hướng dẫn để buộc người tập sự hành nghề đấu giá phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
Điều 11. Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
1. Đấu giá viên không được thông đồng, móc nối với tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản.
2. Đấu giá viên có thái độ lịch sự, tôn trọng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động hành nghề đấu giá.
KIỂM TRA, THANH TRA, GIÁM SÁT, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 12. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên
1. Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thanh tra giám sát việc tuân thủ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên đối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương quản lý.
3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên đối với đấu giá viên trong tổ chức mình.
4. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên đối với đấu giá viên tại tổ chức mình.
Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Đấu giá viên gương mẫu trong thực hiện Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên thì được Nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên ghi nhận và vinh danh.
2. Đấu giá viên thực hiện không đúng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách xử lý kỷ luật theo Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
MINISTRY OF JUSTICE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 14/2018/TT-BTP |
Hanoi, October 16, 2018 |
CIRCULAR
ISSUING PROFESSIONAL ETHICS OF AUCTIONEERS
Pursuant to the Law on Property Auction No. 01/2016/QH14 dated November 17, 2016;
Pursuant to the Government's Decree No. 96/2017/ND-CP dated August 16, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
Upon the request of the Director of the Agency of Judicial Support;
The Minister of Justice hereby promulgates the Circular issuing the professional ethics of auctioneers.
Article 1. Scope
Professional ethics of auctioneers shall be issued together with this Circular.
Article 2. Entry into force
This Circular shall enter into force from December 12, 2018.
Article 3. Implementation responsibilities and organizations
The Chief of the Office, the Director of the Agency of Judicial Support, the Heads of affiliates of Ministries, the Directors of Departments of Justice in provinces and centrally-affiliated cities, socio-professional organizations of auctioneers, property auctioning organizations, wholly state-owned organizations established by the Government to handle bad debts of credit institutions, auctioneers and other related organizations or individuals shall be responsible for implementing this Circular ./.
|
PP. MINISTER |
PROFESSIONAL ETHICS OF AUCTIONEERS
(Annexed to the Circular No. 14/2018/TT-BTP dated October 16, 2018 of the Minister of Justice)
Foreword
Property auction refers to one of common forms of sale of property in the market economy in order to maximize value of property sold at auction by its owner. By performing his/her professional activities, an auctioneer may contribute to disposing of property to ensure public disclosure, transparency, equality, objectivity and optimal protection of legitimate rights and interests of the owner of auctioned property, especially state-owned property and property subject to the disposal measure taken in the auction form as per laws.
By virtue of working in the legal support profession which has particular characteristics, auctioneers must comply with both laws and professional ethics while at work.
Auctioneer’s professional ethics prescribe ethical and behavioral standards of auctioneers in practice, serve as a basis for their voluntary moral training at work and in social life in order to improve their legal and professional responsibilities, professionalism and prestige in property auctioning activities in society.
Chapter I
GENERAL PRINCIPLES
Article 1. Protecting legitimate rights and interests of individuals and organizations
An auctioneer shall be obliged to protect legitimate rights and interests of the owner of the auctioned property, the auction participant, the auction winner and the buyer of the auctioned property, and those of other relevant individuals and organizations.
Article 2. Principles of practicing as an auctioneer
When practicing as an auctioneer, he/she must comply with the following principles:
1. Comply with the Constitution, laws and avoid violating social ethics.
2. Assure independence, honesty, public disclosure, transparency, equality and impartiality during the process of conducting auctions, and prevent impacts on property auctioning results for any reasons.
3. Directly run a property auction, bear responsibility before laws and for carrying out auctioning of property in the auction of which he/she is in charge, and pay compensation for any mistake that he/she has caused for the property auction organizer in accordance with laws.
4. Comply with regulations included herein and statutes of socio-professional organizations for auctioneers of which he/she is a member.
Article 3. Respect and protection of prestige of the auctioneer profession
1. An auctioneer shall be responsible for respecting and protecting prestige of his/her profession, avoid performing any act that may cause harm to the prestige of the property auction organizer for which he/she works, honor and prestige of the auctioning profession.
2. As an auctioneer, he/she must behave in a civilized and polite manner while practicing his/her profession.
Article 4. Self-improvement and self-education
An auctioneer must incessantly train in ethical standards, improve his/her knowledge and professional skills, play active roles in taking part in training and educational courses and try his/her best to improve work quality, professional morals, specialization and professionalization of auctioning activities.
Article 5. Professional responsibility
1. An auctioneer shall be prohibited from earning personal profits by making use of his/her reputation.
2. An auctioneer must show his/her dedication and responsibility for his/her assigned duties, use his/her professional knowledge and skills to ensure effectiveness and legitimacy of auctions.
3. The auctioneer undertaking an auction shall be obliged to carefully study legislative regulations and materials related to auctioned property, procedures and processes for auctioning and formulation and completion of property auctioning documentation, and conduct an auction in compliance with laws. After an auction ends, an auctioneer must hand over all required auctioning documentation for the purpose of being deposited with a property auction organizer in accordance with laws.
4. An auctioneer shall be obliged to ensure security for information in accordance with laws and agreements between auction participants, and avoid using information collected from the conduct of an auction to serve private needs.
Chapter II
RELATIONSHIP WITH OWNERS OF PROPERTY SOLED AT AUCTION, AUCTION PARTICIPANTS AND AUCTION ORGANIZERS
Article 6. Relationship with owners of property sold at auction
1. An auctioneer shall not be allowed to collude or intrigue with an owner of property sold at auction to falsify auction information, suppress the price below the true market price and fabricate auction documentation or results.
2. An auctioneer shall be banned from giving or receiving any monetary amount, property or benefits from an owner of property sold at auction to create fraudulent auction results.
3. In case where an auctioneer discovers an owner of property sold at auction colludes or intrigues with any other individual or organization to falsify information about auctioned property, suppress the price of the auctioned property below the true market price, create fraudulent auction documentation or results, receives any monetary amount or property or benefit from any other organization or individual to fabricate auction results or commits any violation against laws, he/she must advise the auction organizer of these cases; if there is sufficient ground for any violation against laws, he/she must report to a competent authority for possible actions to be taken in accordance with laws.
Article 7. Relationship with auction participants
1. An auctioneer shall not be allowed to collude or intrigue with auction participants or receive or ask for any monetary amount from them to suppress the price below the true market price and falsify auction results.
2. An auctioneer shall be prohibited from performing any act to prevent organizations or individuals from participation in an auction in breach of laws, or causing any harassment or difficulty for auction participants.
3. An auctioneer shall not be entitled to disclose information about auction participants and bids that they have submitted before announcement of auction results in case of an auction conducted in the form of indirect ballots, unless otherwise provided by laws.
4. In case where an auctioneer discovers that an auction participant provides incorrect information or materials, uses fraudulent papers for enrolling in the auction, participating in an auction, colludes or intrigues with any other organization or individual to suppress the price below the true market price, falsify auction results, hinders auction activities, causes public disturbance or commotion in an auction, threats or forces any other auction participant in order to create fraudulent auction results or commits any other violation against laws, he/she shall be entitled to deprive such auction participant of the participation right, halt the auction and inform the property auction organizer to seek any possible action to be imposed in accordance with laws.
5. An auctioneer shall be prohibited from practicing sex, age, ethnicity, racial, religious, nationality, social status and financial capability discriminations between auction participants when they have satisfied legally required conditions for participation in an auction, and ensure equal treatment between auction participants.
Article 8. Relationship with auction organizers
1. An auctioneer must observe internal rules and regulations of an auction organizer, and submit to the governance and the decision on personnel assignment and dispatch of the property auction organizer.
2. An auctioneer shall be responsible for participating in the professional liability insurance program through a property auction in order to provide for occupational risks or accidents that may occur.
3. In case where an auctioneer discovers that a property auction organizer colludes or intrigues with an owner of property sold at auction, auction participant, property appraiser or auctioned property evaluator, other individual or organization to falsify auction information, suppress the price below the true market price, fabricate auction documentation and results, hinders or troubles auction participants with respect to registration for participation in an auction, participation in an auction, reveals information about auction participants in order to make personal gains, receives any monetary amount, property or benefit from an owner of property sold at auction to falsify auction results or commits any other violation against laws, he/she must inform the competent authority to seek possible actions to be taken in accordance with laws.
Chapter III
RELATIONSHIP WITH COLLEAGUES AND SOCIO-PROFESSIONAL ORGANIZATIONS FOR AUCTIONEERS, AUCTIONEER INTERNS, TRAINEES AND OTHER RELATED ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS
Article 9. Relationship with colleagues and socio-professional organizations for auctioneers
1. An auctioneer shall be obliged to respect and protect the honor of his/her colleagues, preserve and promote the spirit of solidarity, show friendliness and cooperation in aiding each other to accomplish assigned duties, avoid placing pressure, posing threats or committing any other violation against laws, breach of social ethics against colleagues to gain personal advantages, and shall not be allowed to perform any other acts of unhealthy competition.
2. An auctioneer shall be responsible for overseeing his/her colleagues and assisting them in professional practices, showing determination in eliminating errors arising from auctioning activities on the basis of respect for colleagues, and incessantly studying to aim for the sustainable development of the auctioneer profession.
3. When detecting any mistake that a colleague makes during the process of practicing as an auctioneer, an auctioneer shall be obliged to straightforwardly address the issue without looking down on the honor or prestige of the colleague at fault, and inform the in-charge senior person if such defect is considered as a violation against laws or causes impacts on legitimate rights and interests of an organization or individual.
4. An auctioneer shall be responsible for giving instructions and support to colleagues who newly practice as an auctioneer.
5. An auctioneer should voluntarily participate in professional and other social campaigns organized or promoted by the State, an auction organizer, a socio-professional organization for auctioneers in order to contribute to the general development of the auctioneer profession.
Article 10. Relationship with auctioneer trainees or interns
1. An auctioneer shall be obliged to participate in the task of guiding auctioneer trainees or interns, raising his/her sense of responsibility and dedication to convey professional knowledge and experience to them.
2. An auctioneer who is in charge of instructing a trainee or intern shall not be allowed to perform the following acts:
a) Personally discriminate against trainees or interns that he/she is in charge of giving guidance;
b) Ask for any material or spiritual benefit from trainees or interns;
c) Collude with an auctioneer trainee or intern to make incorrect or fraudulent reports on training or internship performance results;
d) Make use of an instructor’s position to force his/her trainee or intern to perform duties that fall outside of the training or internship scope, or commit violations against law soft or breach of social ethics, in order to obtain personal gains.
Article 11. Relationship with related entities or individuals
1. An auctioneer shall not be allowed to collude or intrigue with a property appraisal or evaluation body, other organization or individual to falsify auction information, suppress the price below the true market price and fabricate auction documentation or results.
2. An auctioneer should politely and respectfully treat related entities or individuals providing auction services.
Chapter IV
INSPECTION, AUDIT, OVERSIGHT AND REWARDING AND SANCTIONING
Article 12. Inspection, audit and oversight of compliance with professional ethics of auctioneers
1. The Director of the Agency for Judicial Support, the Chief Inspector of the Ministry of Justice shall, within the scope of their rights and duties, bear responsibility for carrying out the inspection, audit and oversight of compliance with the professional ethics of auctioneers across the nation.
2. Directors of Departments of Justice in provinces and centrally-affiliated cities shall be responsible for inspecting, auditing and overseeing implementation of the professional ethics of auctioneers applied to auctioneers and property auction organizers at localities under their jurisdiction.
3. Socio-professional organizations for auctioneers shall be responsible for overseeing the implementation of the professional ethics of auctioneers applied to auctioneers under their control.
4. Property auction organizers shall be responsible for overseeing the implementation of the professional ethics of auctioneers applied to auctioneers under their control.
Article 13. Rewarding and sanctioning
1. Any auctioneer becoming an exemplary in implementation of the professional ethics of auctioneers shall be entitled to recognition and accreditation granted by the State or socio-professional organizations.
2. Any auctioneer in breach of the professional ethics of auctioneers shall, depending on the nature and degree of violation, be subject to actions in the form of reprimand or censure or disciplinary actions according to the Statutes of socio-professional organizations of auctioneers, administrative penalties or criminal prosecutions under laws./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực