Chương I Luật đấu giá tài sản 2016: Những quy định chung
Số hiệu: | 01/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 17/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Đấu giá tài sản 2016 gồm 8 Chương và 81 Điều quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
1. Tài sản đấu giá
Theo Luật Đấu giá tài sản 2016, các tài sản phải thông qua bán đấu giá gồm có các tài sản như Tài sản nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản là quyền sử dụng đất; tài sản bảo đảm; tài sản thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
2. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
- Luật số 01/2016 quy định thời điểm xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản hoặc trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
- Theo Luật 01/QH14 thì giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
+ Đối với tài sản phải thông qua đấu giá thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
+ Đối với tài sản thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
3. Tiêu chuẩn đối với đấu giá viên theo Luật Đấu giá tài sản 2016
- Tiêu chuẩn của đấu giá viên theo Luật số 01 như sau:
+ Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
- Khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên và có thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 3 năm trở lên thì được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá có thời gian 6 tháng và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.
- Theo Luật Đấu giá tài sản, các đối tượng đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên hoặc đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên được miễn đào tạo nghề đấu giá.
- Một số trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề theo Luật 01/2016 như đang sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Luật số 01/2016/QH14 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, trừ Khoản 4 Điều 80 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản.
2. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
3. Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá.
4. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản.
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về trình tự, thủ tục đấu giá của Luật này và quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc đấu giá đối với chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán; việc đấu giá đối với tài sản nhà nước ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
n) Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
2. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bước giá là mức chênh lệch tối thiểu của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên. Bước giá do người có tài sản đấu giá quyết định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đấu giá tài sản đối với từng cuộc đấu giá.
2. Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật này.
3. Giá khởi điểm là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
4. Mức giảm giá là mức chênh lệch tối thiểu của lần đặt giá sau so với lần đặt giá trước liền kề trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống. Mức giảm giá do người có tài sản đấu giá quyết định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đấu giá tài sản đối với từng cuộc đấu giá.
5. Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Người mua được tài sản đấu giá là người trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản.
7. Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản đấu giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Người trúng đấu giá là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
9. Phương thức đặt giá xuống là phương thức đấu giá, theo đó đấu giá viên đặt giá từ cao xuống thấp cho đến khi xác định được người chấp nhận mức giá do đấu giá viên đưa ra.
10. Phương thức trả giá lên là phương thức đấu giá, theo đó người tham gia đấu giá trả giá từ thấp lên cao cho đến khi xác định được người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm.
11. Tài sản đấu giá là tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
4. Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình.
2. Trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá thì quyền sở hữu vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình.
Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá, khiếu nại, khởi kiện về hiệu lực pháp lý của cuộc đấu giá thành, việc hủy kết quả đấu giá tài sản quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 72 của Luật này được thực hiện theo thủ tục rút gọn của pháp luật tố tụng dân sự.
3. Trường hợp có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản đấu giá trước khi tài sản được đưa ra đấu giá nhưng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của Luật này thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người mua được tài sản đấu giá ngay tình, trừ trường hợp kết quả đấu giá tài sản bị hủy theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm:
a) Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
b) Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
2. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
a) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
b) Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
3. Tài sản đấu giá được giám định theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người tham gia đấu giá và được sự đồng ý của người có tài sản đấu giá. Trình tự, thủ tục giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với tài sản đó. Trong trường hợp giám định theo yêu cầu thì người yêu cầu thanh toán chi phí giám định.
1. Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
c) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
d) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
2. Nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho tổ chức khác sử dụng tên, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức mình để hành nghề đấu giá tài sản;
b) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
c) Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
d) Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
đ) Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá ngoài thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
3. Nghiêm cấm Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện các hành vi quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này.
4. Nghiêm cấm người có tài sản đấu giá thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
b) Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
c) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
5. Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
b) Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
c) Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;
d) Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
đ) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Article 1. Scope of regulation
This Law prescribes principles, order and procedures for property auction; auctioneers and property auction organizations; remuneration for auction services and property auction expenses; handling of violations, cancellation of property auction results and compensations for damage; and the state management of property auction.
Article 2. Subjects of application
1. Auctioneers, property auction organizations and property auction councils.
2. The wholly state-owned organization established by the Government to settle non- performing loans of credit institutions.
3. Auctioned property sellers, bidders, winning bidders and auctioned property buyers.
4. Other individuals and organizations involved in property auction activities.
Article 3. Application of the Law on Property Auction and provisions on property auction order and procedures of other laws
1. In case there is a difference between the provisions on property auction order and procedures of this Law and of other laws, those of this Law shall prevail, except the case specified in Clause 2 of this Article.
2. The auction of securities shall be carried out in accordance with the law on securities; the auction of state property located overseas shall be carried out in accordance with the law on management and use of state property.
Article 4. Property to be auctioned
1. Property required by law to be sold through auction, including:
a/ State property as defined by the law on management and use of state property;
b/ Property over which ownership by the entire people is established in accordance with law;
c/ Property being land use rights as defined by the land law;
d/ Collateral as defined by the law on secured transactions;
dd/ Property for judgment enforcement as defined by the law on enforcement of civil judgments;
e/ Property being exhibits or means used in administrative violations which are forfeited into the public funds, property distrained to secure the execution of administrative sanctioning decisions in accordance with the law on handling of administrative violations;
g/ Property being national reserve goods as defined by the law on national reserves;
h/ Fixed assets of enterprises as defined by the law on management and use of state capital invested in production and business at enterprises;
i/ Property of enterprises and cooperatives declared bankrupt in accordance with the law on bankruptcy;
k/ Property being road infrastructure facilities and the right to collect charges for use of road infrastructure facilities in accordance with the law on management, use and operation of road infrastructure facilities;
I/ Property being the mining right in accordance with the mineral law;
m/ Property being the right to use or own planted production forests in accordance with the law on forest protection and development;
n/ Property being the right to use radio frequencies in accordance with the law on radio frequencies;
o/ Property being non-performing loans and collateral for such non-performing loans of the wholly state-owned organization established by the Government to settle non-performing loans of credit institutions in accordance with law;
p/ Other property required by law to be sold through auction.
2. Property owned by individuals and organizations which will be sold through auction of their own free will according to the order and procedures prescribed in this Law.
Article 5. Interpretation of terms
In this Law, the terms and expressions below shall be construed as follows:
1. Bid increment means the minimum amount by which a bid will be raised each time the current highest bid is outdone in case of ascending-price auction. A bid increment shall be decided and notified in writing by the auctioned property seller to the property auction organization upon each auction session.
2. Property auction means a method of selling property involving two or more bidders according to the order and procedures prescribed in this Law, except the case specified in Article 49 of this Law.
3. Reserve price means the minimum starting price of a to be-auctioned property in case of ascending-price auction or the maximum starting price of a to be-auctioned property in case of descending-price auction.
4. Bid decrement means the minimum amount by which the next bid must fall from the current highest bid in case of descending-price auction. A bid decrement shall be decided and notified in writing by the auctioned property seller to the property auction organization upon each auction session.
5. Auctioned property seller means an individual or organization that owns a property item to be auctioned or a person authorized by a property owner to sell a property item through auction or person having the right to put a property item for auction under an agreement or in accordance with law.
6. Auctioned property buyer means a winning bidder that enters into a contract for purchase and sale of an auctioned property item or has property auction results approved by a competent agency.
7. Bidder means an individual or organization qualified for participating in an auction to buy the auctioned property in accordance with this Law and other relevant regulations.
8. Winning bidder means an individual or organization that makes the highest bid compared to the reserve price or a bid equal to the reserve price if no bid higher than the reserve price is made in case of ascending-price auction; or an individual or organization that accepts the reserve price or decreased price in case of descending-price auction.
9. Descending-price auction means a method of auction in which the auctioneer lowers the asking price until a bidder willing to accept the auctioneer-set price is called.
10. Ascending-price auction means a method of auction in which bidders make their bids in an ascending order until the highest bidder is called.
11. Auctioned property means a property allowed to be traded in accordance with law.
12. Property auction organizations include property auction service centers and property auction businesses.
Article 6. Principles for property auction
1. Compliance with law.
2. Assurance of independence, honesty, publicity, transparency, equality and objectivity.
3. Protection of lawful rights and interests of auctioned property sellers, bidders, winning bidders, auctioned property buyers, property auction organizations and auctioneers.
4. Auctions shall be conducted by auctioneers, except those conducted by property auction councils.
Article 7. Protection of lawful rights and interests of bona fide auctioned property sellers, bidders, winning bidders and auctioned property buyers
1. Competent state agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, guarantee the exercise of lawful rights and interests of bona fide auctioned property sellers, bidders, winning bidders and auctioned property buyers.
2. In case there is a third party disputing for the ownership of an auctioned property item, such ownership shall still belong to the bona fide auctioned property buyer.
The settlement of a dispute over the ownership of an auctioned property item, a complaint or lawsuit about the legal validity of a successful auction, and the cancellation of property auction results prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 72 of this Law shall be effected according to summary procedures prescribed by the civil procedure law.
3. In case there is a judgment or decision of a competent state agency on partial modification or whole cancellation of decisions related to a property item before such property is put for auction but the property auction order and procedures still comply with this Law, such property shall still be under the ownership by the bona fide buyer, except where the property auction results are cancelled under Article 72 of this Law.
Article 8. Reserve price and appraisal of property to be auctioned
1. The reserve price of an auctioned property item shall be determined before:
a/ The signing of a property auction service contract;
b/ A property auction council is formed, unless otherwise provided by law;
c/ The wholly state-owned organization established by the Government to settle non- performing loans of credit institutions conducts by itself the auction.
2. The reserve price of an auctioned property item shall be determined as follows:
a/ For the types of auctioned property specified in Clause 1, Article 4 of this Law, their reserve prices shall be determined under the relevant regulations applicable to such types of property;
b/ For the types of auctioned property specified in Clause 2, Article 4 of this Law, their reserve prices shall be determined by their sellers or by property auction organizations or other individuals or organizations as authorized by their sellers.
3. An auctioned property item shall be appraised in accordance with law or at the request of bidders and with the consent of its seller. The appraisal order and procedures must comply with the relevant regulations applicable to relevant types of property. In case of appraisal upon request, the requester shall pay appraisal expenses.
1. Auctioneers are prohibited to commit the following acts:
a/ Letting other individuals or organizations use their auction practice certificates;
b/ Taking advantage of their capacity as auctioneers to act for the self-seeking purpose;
c/ Colluding or being in cahoots with auctioned property sellers, bidders, price assessment organizations, auctioned property appraisal organizations and other individuals or organizations to falsify information about auctioned property, suppress prices, falsify auction dossiers or property auction results;
d/ Illegally preventing individuals and organizations from participating in auctions;
dd/ Violating the professional code of ethics of auctioneers;
e/ Committing other prohibited acts prescribed by relevant laws.
2. Property auction organizations are prohibited to commit the following acts:
a/ Letting other organizations use their names or operation registration certificates for auction practice;
b/ Colluding or being in cahoots with auctioned property sellers, bidders, price assessment organizations, auctioned property appraisal organizations and other individuals or organizations to falsify information about auctioned property, suppress prices, falsify auction dossiers or property auction results;
c/ Obstructing or causing difficulties to bidders in registering their participation in an auction or participating in an auction;
d/ Disclosing information about registered bidders for the self-seeking purpose;
dd/ Receiving from auctioned property sellers any money amount, property or benefit other than auction service remuneration or property auction expenses as prescribed by law or other service charges related to auctioned property as agreed upon;
e/ Committing other prohibited acts as prescribed by relevant laws.
3. Property auction councils are prohibited to commit the acts prescribed at Points b, c, d and e, Clause 2 of this Article.
4. Auctioned property sellers are prohibited to commit the following acts:
a/ Colluding or being in cahoots with auctioneers, property auction organizations, and other individuals or organizations to falsify information about auctioned property, suppress prices, falsify auction dossiers or property auction results;
b/ Receiving from auctioneers, property auction organizations or bidders any money amount, property or benefit in order to falsify property auction results;
c/ Committing other prohibited acts as prescribed by relevant laws.
5. Bidders, winning bidders and other individuals and organizations are prohibited to commit the following acts:
a/ Providing untruthful information and documents; using forged papers to register their participation in an auction or to participate in an auction;
b/ Colluding or being in cahoots with auctioneers, property auction organizations, auctioned property sellers, other bidders and other individuals or organizations to suppress prices or falsify property auction results;
c/ Obstructing property auction activities; disturbing or causing disorder at an auction;
d/ Intimidating or forcing auctioneers or other bidders to falsify property auction results;
dd/ Committing other prohibited acts as prescribed by relevant laws.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an nhân dân
Điều 17. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
Điều 6. Nguyên tắc đấu giá tài sản
Điều 8. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 10. Tiêu chuẩn đấu giá viên
Điều 12. Người được miễn đào tạo nghề đấu giá
Điều 13. Tập sự hành nghề đấu giá
Điều 14. Cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 15. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 16. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 17. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Điều 18. Hình thức hành nghề của đấu giá viên
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
Điều 20. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên
Mục 2. TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản
Điều 25. Đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 28. Công bố nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 29. Chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 32. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều 33. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
Điều 35. Niêm yết việc đấu giá tài sản
Điều 38. Đăng ký tham gia đấu giá
Điều 39. Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
Điều 40. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
Điều 41. Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá
Điều 42. Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá
Điều 43. Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp
Điều 45. Chuyển hồ sơ cuộc đấu giá
Điều 46. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, phê duyệt kết quả đấu giá tài sản
Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
Điều 50. Rút lại giá đã trả, giá đã chấp nhận
Điều 51. Từ chối kết quả trúng đấu giá
Điều 53. Đấu giá theo thủ tục rút gọn
Điều 55. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá
Điều 56. Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
Điều 57. Thông báo công khai việc đấu giá tài sản
Điều 60. Thành lập Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 61. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá tài sản
Điều 64. Đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
Điều 66. Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản
Điều 72. Hủy kết quả đấu giá tài sản
Điều 73. Hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản
Điều 76. Tố cáo về hoạt động đấu giá tài sản
Điều 77. Trách nhiệm của Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản