Chương IV Luật đấu giá tài sản 2016: Đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá
Số hiệu: | 01/2016/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 17/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 26/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Đấu giá tài sản 2016 gồm 8 Chương và 81 Điều quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
1. Tài sản đấu giá
Theo Luật Đấu giá tài sản 2016, các tài sản phải thông qua bán đấu giá gồm có các tài sản như Tài sản nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản là quyền sử dụng đất; tài sản bảo đảm; tài sản thi hành án; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
2. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
- Luật số 01/2016 quy định thời điểm xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản hoặc trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
- Theo Luật 01/QH14 thì giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
+ Đối với tài sản phải thông qua đấu giá thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
+ Đối với tài sản thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
3. Tiêu chuẩn đối với đấu giá viên theo Luật Đấu giá tài sản 2016
- Tiêu chuẩn của đấu giá viên theo Luật số 01 như sau:
+ Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
- Khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên và có thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 3 năm trở lên thì được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá có thời gian 6 tháng và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.
- Theo Luật Đấu giá tài sản, các đối tượng đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên hoặc đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên được miễn đào tạo nghề đấu giá.
- Một số trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề theo Luật 01/2016 như đang sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Luật số 01/2016/QH14 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, trừ Khoản 4 Điều 80 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
2. Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người có tài sản đấu giá;
b) Tên tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá;
c) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá;
d) Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tổ chức đấu giá.
3. Người có tài sản đấu giá căn cứ hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản, tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều này để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn.
4. Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bao gồm:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá;
b) Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả;
c) Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;
d) Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp;
đ) Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố;
e) Các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.
5. Trường hợp pháp luật quy định việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu thì thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.
1. Ngoài quy định về niêm yết việc đấu giá tài sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 35 của Luật này, đối với tài sản đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ năm mươi triệu đồng trở lên và bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản; mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc.
2. Trường hợp đấu giá theo thủ tục rút gọn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 53 của Luật này thì tổ chức đấu giá tài sản thông báo công khai một lần việc đấu giá tài sản trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá.
3. Thời gian thông báo công khai lần thứ hai ít nhất là 07 ngày làm việc đối với tài sản là động sản, 15 ngày đối với tài sản là bất động sản trước ngày mở cuộc đấu giá. Việc thông báo công khai quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện đồng thời với việc niêm yết đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này.
4. Nội dung thông báo công khai việc đấu giá tài sản bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá;
b) Thời gian, địa điểm đấu giá tài sản;
c) Tên tài sản, nơi có tài sản đấu giá;
d) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm; tiền đặt trước;
đ) Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá.
5. Tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc thông báo công khai quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong hồ sơ đấu giá.
1. Người có tài sản đấu giá phải công khai giá khởi điểm.
2. Việc đấu giá tài sản chỉ được thực hiện theo phương thức trả giá lên.
Việc đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá quy định tại Điều 49 của Luật này không áp dụng đối với các tài sản sau đây:
1. Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
2. Quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
3. Tài sản khác mà pháp luật quy định không đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá.
1. Người có tài sản đấu giá mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản để đấu giá tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Luật quy định việc đấu giá tài sản do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
b) Không lựa chọn được tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Hội đồng.
3. Hội đồng đấu giá tài sản gồm ba thành viên trở lên; Chủ tịch Hội đồng là người có tài sản đấu giá hoặc người được ủy quyền; thành viên của Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Hội đồng đấu giá tài sản có thể ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
1. Cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện phải có ít nhất hai phần ba số thành viên Hội đồng tham dự.
2. Hội đồng đấu giá tài sản làm việc theo nguyên tắc tập trung, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc số phiếu bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định cuối cùng.
3. Hội đồng đấu giá tài sản tự giải thể khi kết thúc cuộc đấu giá và chuyển hồ sơ cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 45 của Luật này.
1. Hội đồng đấu giá tài sản có các quyền sau đây:
a) Truất quyền tham gia cuộc đấu giá và lập biên bản xử lý đối với người tham gia đấu giá có hành vi gây rối trật tự cuộc đấu giá, thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
b) Dừng cuộc đấu giá và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng để xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá hoặc khi phát hiện người điều hành cuộc đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của cuộc đấu giá;
c) Đề nghị định giá, giám định tài sản đấu giá;
d) Lựa chọn hình thức đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này để đấu giá tài sản;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ theo quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 24 của Luật này;
b) Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản;
c) Tổ chức và thực hiện đấu giá theo Quy chế hoạt động của Hội đồng, Quy chế cuộc đấu giá và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả cuộc đấu giá trước pháp luật và người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình đấu giá; tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại phát sinh sau cuộc đấu giá; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản về kết quả đấu giá tài sản;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ tịch Hội đồng đấu giá tài sản có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 62 của Luật này;
b) Chủ trì cuộc họp của Hội đồng đấu giá tài sản; phân công trách nhiệm cho từng thành viên;
c) Điều hành cuộc đấu giá hoặc phân công một thành viên Hội đồng hoặc đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá theo quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thành viên Hội đồng thực hiện các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng đấu giá tài sản.
1. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng chỉ được đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu quy định tại điểm o khoản 1 Điều 4 của Luật này.
2. Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được bán đấu giá theo quy định của pháp luật thì tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản hoặc tự đấu giá tài sản. Việc đấu giá tài sản phải theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
1. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có các quyền sau đây:
a) Ký hợp đồng lao động với đấu giá viên hành nghề tại tổ chức;
b) Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;
c) Tổ chức cuộc đấu giá tại trụ sở của tổ chức mình, nơi có tài sản đấu giá hoặc địa điểm khác phù hợp với yêu cầu cuộc đấu giá;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
2. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;
b) Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;
d) Trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 49 của Luật này thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người có tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp tự đấu giá tài sản thì phải chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá;
e) Bồi thường thiệt hại do tổ chức gây ra trong khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật;
g) Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;
h) Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp Thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên hành nghề tại tổ chức;
i) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
k) Báo cáo Bộ Tư pháp danh sách đấu giá viên đang hành nghề tại tổ chức định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu;
l) Báo cáo Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về hoạt động đấu giá tài sản định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu;
m) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá tài sản;
n) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
b) Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc mua hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá, giao, nhận tài sản đấu giá;
c) Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người tham gia đấu giá ngoài chi phí đấu giá, chi phí dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
d) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết:
a) Việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu;
b) Việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
AUCTION OF PROPERTY REQUIRED BY LAW TO BE SOLD THROUGH AUCTION
Article 55. Order and procedures for auction of property required by law to be sold through auction
The auction of property specified in Clause 1, Article 4 of this Law must comply with the order and procedures prescribed in Chapter III of this Law and this Chapter.
Article 56. Selection of property auction organizations
1. After a competent person issues a decision on property auction, a property seller shall disclose information on the selection of a property auction organization on its/his/her website and the specialized auction website.
2. A public notice on the selection of a property auction organization must have the following principal contents:
a/ Name and address of the property seller;
b/ Name, quantity and quality of the auctioned property;
c/ Reserve price of the auctioned property;
d/ Criteria for selection of a property auction organization as prescribed in Clause 4 of this Article;
dd/ Time and place for submission of dossiers for registering to become a property auction organization.
3. The property seller shall, based on dossiers for registering to become property auction organizations and criteria specified in Clause 4 of this Article, select a property auction organization and take responsibility for such selection.
4. Criteria for a property auction organization to be selected include:
a/ Having physical foundations and equipment necessary for property auction;
b/ Having a feasible and effective auction plan;
c/ Having capacity, experience and prestige;
d/ Asking for appropriate auction remuneration and auction expenses;
dd/ Being on the Ministry of Justice-publicized list of property auction organizations;
e/ Other criteria suitable to the auctioned property as decided by the property seller.
5. In case the selection of a property auction organization is subject to bidding as required by law, this Law and bidding law shall apply.
Article 57. Disclosure of information on property auction
1. In addition to the provisions on public display of information on property auction in Clauses 1,2 and 3, Article 35 of this Law, for movable property with a reserve price of at least fifty million Vietnam dong and immovable property, a property auction organization shall disclose information on the auction at least twice on a central- or provincial-level printed newspaper or television of the locality where the auctioned property is located and on the specialized auction website; the interval between times of publicization must be at least 2 working days.
2. In case of auction according to summary procedures under Point b, Clause 1, Article 53 of this Law, the property auction organization shall disclose information on the auction once on a central- or provincial-level printed newspaper or television of the locality where the auctioned property is located.
3. The second disclosure shall be made for at least 7 working days, for movable property, or 15 days, for immovable property, before the date an auction opens. The disclosure mentioned in Clause 2 of this Article shall be made simultaneously with the public display of information on property auction prescribed in Clause 2, Article 53 of this Law.
4. To-be-disclosed information on property auction includes:
a/ Names and addresses of the property auction organization and property seller;
b/ Time and place of auction;
c/ Name of property and place where the auctioned property is located;
d/ Reserve price of the auctioned property in case such price is publicized, and advance payment;
dd/ Time, place, conditions and method of registration for participation in auction.
5. The property auction organization shall keep documents and images on disclosure prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article in auction dossiers.
Article 58. Publicization of reserve prices, method of auction
1. A property seller shall publicize the reserve price of the property.
2. The auction of property shall be conducted only in the form of ascending-price auction.
Article 59. Auction of property in case only one person registers for participation in auction, one person participates in auction or one person offers bids
The auction of property in case only one person registers for participation in auction, one person participates in auction or one person offers bids as prescribed in Article 49 of this Law shall not apply to the following property items:
1. State property as defined in the law on management and use of state property;
2. Land use rights upon land allocation with land use levy or land lease by the State in accordance the land law;
3. Other property items not eligible for auction as prescribed by law in case only one person registers for participation in auction, one person participates in auction or one person offers bids.
Section 2. PROPERTY AUCTION COUNCILS
Article 60. Formation of a property auction council
1. The owner of a property item required by law to be sold through auction shall decide to form a property auction council for auctioning property in the following cases:
a/ It is prescribed by law that the auction shall be conducted by the property auction council;
b/ It is impossible to select a property auction organization under Article 56 of this Law.
2. The competent person who has decided to form the property auction council shall take responsibility for all activities of the council.
3. The property auction council must be composed of at least 3 members; the council’s chairperson is the property seller or his/her/its authorized person; and the council’s members include representatives of the same-level finance and justice agencies and related agencies and organizations as prescribed by law. The council may sign a contract with a property auction organization to appoint the auctioneer to conduct the auction.
Article 61. Operation principles of the property auction council
1. An auction conducted by the property auction council must be attended by at least two-thirds of the council’s members.
2. The property auction council shall work on the principles of centralism, collective discussion, and decision by majority votes through showing hands or casting secret ballots. If the numbers of hands shown for and against or numbers of ballots for and against are equal, the council’s chairperson may make a final decision.
3. The property auction council automatically disbands when the auction ends and the auction dossier is transferred under Article 45 of this Law.
Article 62. Rights and obligations of the property auction council
1. The property auction council has the following rights:
a/ To deprive of the right to participate in an auction of, and make a record for handling, a bidder who commits an act of causing disorder at the auction, colludes or is in cahoots with others for price suppression or commits other acts affecting the objectivity and truthfulness of the auction;
b/ To stop the auction and report to the competent person who has decided to form the council for handling violations of the regulations on auction order and procedures or when detecting that the auctioneer colludes or is in cahoots with others for price suppression or commits other acts affecting the objectivity and truthfulness of the auction;
c/ To request valuation and appraisal of the auctioned property;
d/ To select a form of auction specified in Clause 1, Article 40 of this Law for property auction;
dd/ Other rights as provided by law.
2. The property auction council has the following obligations:
a/ The obligations prescribed at Points b and d. Clause 2, Article 24 of this Law;
b/ To issue the operation regulation of the council;
c/ To organize and conduct an auction according to the operation regulation of the council, rules of the auction and relevant laws;
d/ To take responsibility for the auction results before law and the competent person who has decided to form the council;
dd/ To settle complaints and denunciations during the auction; to receive and settle according to its competence or propose the competent person who has decided to form the council to settle complaints filed after the auction; to pay damages in accordance with law;
e/ To report on the property auction results to the competent person who has decided to form the council;
g/ Other obligations as prescribed by law.
Article 63. Tasks and powers of the chairperson and members of the property auction council
1. The chairperson of the property auction council has the following tasks and powers:
a/ To organize the exercise of the rights and performance of the obligations of the council under Article 62 of this Law;
b/ To preside over meetings of the council; to assign tasks to each member of the council;
c/ To conduct an auction or assign a member of the council or an auctioneer to conduct the auction under the operation regulation of the council;
d/ Other tasks and powers as stated in the operation regulation of the council and relevant laws.
2. Members of the property auction council shall perform the tasks assigned by the council’s chairperson and take responsibility before the council’s chairperson.
Section 3. AUCTION OF NON-PERFORMING LOANS AND COLLATERAL OF NON-PERFORMING LOANS
Article 64. Auction of non-performing loans and collateral of non-performing loans
1. The wholly state-owned organization established by the Government for handling non- performing loans of credit institutions may only auction non-performing loans and collateral of non-performing loans specified at Point o, Clause 1, Article 4 of this Law.
2. For non-performing loans and collateral of non-performing loans put for auction in accordance with law, the wholly state-owned organization established by the Government for handling non-performing loans of credit institutions shall sign a property auction service contract with a property auction organization or shall auction property by itself. The property auction must comply with the order and procedures prescribed in this Law.
Article 65. Rights and obligations of the wholly state-owned organization established by the Government for handling non-performing loans of credit institutions in property auction activities
1. The wholly state-owned organization established by the Government for handling non-performing loans of credit institutions has the following rights:
a/ To sign labor contracts with auctioneers practicing at the organization;
b/ To assign an auctioneer to conduct an auction;
c/ To hold an auction at its head office, the place where the auctioned property is located or another place as appropriate for the auction;
d/ Other rights as provided by the law on property auction.
2. The wholly state-owned organization established by the Government for handling non-performing loans of credit institutions has the following obligations:
a/ To conduct an auction according to the principles, order and procedures prescribed in this Law and take responsibility for the property auction results;
b/ To issue the rules of an auction under Article 34 of this Law and other relevant laws;
c/ To hand the auctioned property and relevant documents of title to the property buyer;
d/ To obtain the written consent of the property seller in accordance with law, in case of auction of property specified in Article 49 of this Law;
dd/ To take responsibility for the value and quality of the auctioned property, in case it conducts the auction by itself;
e/ To pay compensation for damage it has caused during auction in accordance with law;
g/ To keep a book for monitoring the auctioned property and an auction register; h/ To request the provincial-level Justice Department of the locality where it is headquartered to grant auctioneer cards to auctioneers practicing at the organization;
i/ To pay occupational liability insurance premiums for its auctioneers under Article 20 of this Law;
k/ To report to the Ministry of Justice on the list of its practicing auctioneers on an annual basis or upon request;
l/ To report to the Ministry of Justice and the State Bank of Vietnam on property auction activities on a biannual or an annual basis or upon request;
m/ To fulfill competent state agencies’ requests on examination and inspection of property auction activities;
n/ Other obligations as prescribed by law.
3. The wholly state-owned organization established by the Government for handling non-performing loans of credit institutions is prohibited to commit the following acts:
a/ Colluding or being in cahoots with bidders, price assessment organizations, organizations appraising the auctioned property or other organizations or individuals to falsify information on auctioned property, auction dossiers or property auction results;
b/ Impeding or causing difficulties to bidders in buying auction dossiers, registering for participation in auction, participating in auction or delivering and receiving the auctioned property;
c/ Receiving any money amount, property or profit from bidders in addition to auction expenses and other service charges relating to the auctioned property as prescribed by law;
d/ Other prohibited acts under relevant laws.
4. The Government shall detail:
a/ The assessment of reserve prices of non-performing loans and collateral of non- performing loans;
b/ The establishment of a council for auction of high-value non-performing loans and collateral of non-performing loans.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực