Chương 7 Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân 2003: Kết quả bầu cử
Số hiệu: | 12/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2003 |
Ngày công báo: | 22/12/2003 | Số công báo: | Số 219 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật bầu cử đại biểu HĐND - Theo Luật bầu cử đại biểu HĐND số 12/2003/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003, HĐND xã, thị trấn miền xuôi có từ 4000 người trở xuống được bầu 25 đại biểu (quy định cũ là 3000 người và bầu 19), có trên 4000 người thì cứ thêm 2000 người được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu... HĐND huyện miền xuôi và quận có từ 80.000 người trở xuống được bầu 30 đại biểu (trước đây là bầu 25), có trên 80.000 người thì cứ thêm 10.000 được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu... HĐND tỉnh miền xuôi và thành phố trực thuộc trung ương có từ 01 triệu người trở xuống được bầu 50 đại biểu (trước đây bầu 45), có trên 01 triệu người thì cứ thêm 50.000 người được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu... Mỗi đơn vị bầu cử chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu. Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300 đến 4000 cử tri (quy định trước đây: 300 đến 2000)...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.
Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố có người ứng cử có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.
Những phiếu sau đây là không hợp lệ:
1. Phiếu không phải là phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
2. Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
3. Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
4. Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử;
5. Phiếu ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm.
Nếu có phiếu nào nghi là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử phải đưa ra toàn Tổ giải quyết.
Tổ bầu cử không được gạch xoá hoặc sửa các tên ghi trên phiếu bầu.
Những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử tiếp nhận, giải quyết và ghi rõ cách giải quyết vào biên bản. Nếu Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải báo cáo Ban bầu cử giải quyết.
1.Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ:
a) Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu;
b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào;
đ) Số phiếu hợp lệ;
e) Số phiếu không hợp lệ;
g) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
h) Những khiếu nại đã nhận được, những khiếu nại đã giải quyết và cách giải quyết, những khiếu nại chuyển đến Ban bầu cử giải quyết.
2. Biên bản kiểm phiếu được lập thành ba bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký Tổ bầu cử và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu để gửi đến Ban bầu cử, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
1. Ban bầu cử kiểm tra các biên bản kiểm phiếu của các Tổ bầu cử và lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình. Biên bản xác định kết quả bầu cử phải ghi rõ:
a) Số đại biểu Hội đồng nhân dân được ấn định cho đơn vị bầu cử;
b) Số người ứng cử;
c) Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử;
d) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ so với tổng số cử tri;
đ) Số phiếu phát ra;
e) Số phiếu thu vào;
g) Số phiếu hợp lệ;
h) Số phiếu không hợp lệ;
i) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
k) Danh sách những người trúng cử;
l) Những khiếu nại do Tổ bầu cử đã giải quyết; những khiếu nại do Ban bầu cử giải quyết; những khiếu nại chuyển đến Hội đồng bầu cử giải quyết.
2. Biên bản xác định kết quả bầu cử được lập thành bốn bản, có chữ ký của Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Thư ký Ban bầu cử để gửi đến Hội đồng bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Những người ứng cử được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn thì trúng cử. Trong trường hợp có nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử chưa đủ hai phần ba số đại biểu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản xác định kết quả bầu cử và báo cáo ngay cho Hội đồng bầu cử quyết định ngày bầu cử thêm số đại biểu còn thiếu. Việc bầu cử thêm phải được tiến hành chậm nhất là mười lăm ngày sau ngày bầu cử đầu tiên.
Trong cuộc bầu cử thêm, cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu nhưng không trúng cử. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số đại biểu thì không tổ chức bầu cử thêm lần thứ hai.
Ở đơn vị bầu cử nào, nếu số cử tri đi bầu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách thì Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Hội đồng bầu cử. Hội đồng bầu cử quyết định ngày bầu cử lại, chậm nhất là mười lăm ngày sau ngày bầu cử đầu tiên.
Trong cuộc bầu cử lại, cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu. Nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách thì không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.
Danh sách cử tri của cuộc bầu cử thêm hoặc bầu cử lại căn cứ vào danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử đầu tiên và theo quy định của Luật này.
1. Hội đồng bầu cử kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử, giải quyết những khiếu nại và làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính của mình. Biên bản tổng kết cuộc bầu cử phải ghi rõ:
a) Tổng số đại biểu ấn định cho Hội đồng nhân dân cấp đó;
b) Tổng số người ứng cử;
c) Số lượng đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu;
d) Tổng số cử tri;
đ) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ so với tổng số cử tri;
e) Số phiếu phát ra;
g) Số phiếu thu vào;
h) Số phiếu hợp lệ;
i) Số phiếu không hợp lệ;
k) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
l) Danh sách những người trúng cử;
m) Những khiếu nại, tố cáo do Hội đồng bầu cử giải quyết;
n) Những việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết.
2. Biên bản tổng kết cuộc bầu cử được lập thành sáu bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng bầu cử để gửi đến Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cấp trên trực tiếp. Biên bản bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử, chậm nhất là:
a) Năm ngày sau ngày bầu cử đối với cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn;
b) Bảy ngày sau ngày bầu cử đối với cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện miền xuôi, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Mười ngày sau ngày bầu cử đối với cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện miền núi và hải đảo, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mười lăm ngày đối với các tỉnh miền núi.
Article 55.- Vote-counting must be conducted in the polling rooms right after the voting ends.
Before opening the ballot boxes, the Election Teams must make statistics and records, seal up unused ballots and invite two voters other than candidates present there to witness the vote-counting.
Candidates as well as representatives of agencies, organizations, units, hamlets or population groups having candidates may witness the vote-counting and lodge their complaints thereabout. News reporters may witness the vote-counting.
Article 56.- The following ballots shall be considered invalid:
1. Ballots not being those made according to a set form and distributed by the Election Teams;
2. Ballots without the Election Teams' seal;
3. Ballots with the number of elected persons larger than the number of deputies to be elected by the election units;
4. Ballots with all candidates' names crossed out;
5. Ballots inscribed with names of those outside the lists of candidates, or ballots with additional inscriptions.
Article 57.- If there are any ballots suspected as invalid, the heads of the Election Teams must produce them to the whole teams for settlement.
The Election Teams must not cross out or amend names inscribed in ballots.
Article 58.- On-spot complaints about the vote-counting shall be received and settled by the Election Teams and the ways of settlement thereof shall be clearly inscribed in records. If the Election Teams cannot settle them, they must report such to the Election Boards for settlement.
1. After completing the vote-counting, the Election Teams must make records thereon, which must clearly state:
a/ The total number of voters of the polling stations;
b/ The number of voters having cast their votes;
c/ The number of distributed votes;
d/ The number of retrieved votes;
e/ The number of valid votes;
f/ The number of invalid votes;
g/ The number of votes for each candidate;
h/ The received complaints, the settled complaints and ways of settlement thereof, and complaints already transferred to the Election Boards for settlement.
2. A vote-counting record shall be made in three copies with signatures of the head, deputy-head and secretary of the Election Team as well as two voters invited to witness the vote-counting for sending to the Election Board, the People's Committee and the standing board of Vietnam Fatherland Front Committee of commune, ward or township.
Section 2. RETURNS OF ELECTION AT ELECTION UNITS
1. The Election Boards shall examine the vote-counting records of the Election Teams and make records certifying the election returns at their respective election units. Such a record of certification of the election returns must clearly state:
a/ The number of People's Committees deputies fixed for an election unit;
b/ The number of candidates;
c/ The total number of voters of the election unit;
d/ The number of voters having cast their votes and the percentage thereof on the total number of voters;
e/ The number of distributed votes;
f/ The number of retrieved votes;
g/ The number of valid votes;
h/ The number of invalid votes;
i/ The number of votes for each candidate;
j/ The lists of elected persons;
k/ Complaints already settled by the Election Teams; complaints settled by the Election Boards; and complaints transferred to the Election Councils for settlement.
2. A record on certification of the election returns shall be made in four copies with signatures of the head, deputy head and secretary of the Election Board and sent to the Election Council, the standing body of the People's Council, the People's Committee and the standing board of Vietnam Fatherland Front Committee of the same level.
Article 61.- Those candidates who win more than half of valid votes and win more votes shall be elected. In cases where many candidates have the equal number of votes, the older candidates shall be elected.
Section 3. ADDITIONAL ELECTION AND RE-ELECTION
Article 62.- If in the first election, the number of elected persons is less than two-thirds of the number of deputies already fixed for the election units, the Election Boards must clearly inscribe such in the records on certification of the election returns and report thereon immediately to the Election Councils for deciding on the date for the election of additional deputies. The additional election must be organized within fifteen days after the first election.
In the additional election, voters shall only choose among those on the lists of first-election candidates who have not been elected. If the additional election still fails to bring in the adequate number of deputies, the second additional election shall not be organized.
Article 63.- In any election unit, if the number of voters having gone to the poll accounts for less than half of the number of voters inscribed in the lists, the Election Boards must clearly inscribe such in the records and report thereon immediately to the Election Councils. The Election Councils shall decide on the date for re-election, which shall be within fifteen days after the first election.
In the re-election, voters shall only choose among those on the lists of first-election candidates. If the number of voters having gone to the poll in the re-election still fails to exceed half of the number of voters inscribed in the lists, the second re-election shall not be organized.
Article 64.- The National Assembly Standing Committee shall cancel the election at those election units, which commit serious violations of law at the proposal of the Government and decide on the date for re-election at such election units.
Article 65.- The lists of voters of additional election or re-election shall be based on the lists already drawn up in the first election and comply with the provisions of this Law.
Section 4. SUMMING UP THE ELECTION
1. The Election Councils shall examine the Election Boards' records on certification of the election returns, settle complaints and make sum-up reports on the election of deputies to the People's Councils in their respective administrative units. Such a sum-up report on the election must clearly state:
a/ The total number of deputies fixed for the People's Council of such level;
b/ The total number of candidates;
c/ The number of election units and polling stations;
d/ The total number of voters;
e/ The number of voters having cast their votes, the percentage thereof on the total number of voters;
f/ The number of distributed votes;
g/ The number of retrieved votes;
h/ The number of valid votes;
i/ The number of invalid votes;
j/ The number of votes for each candidate;
k/ Lists of elected persons;
l/ Complaints and denunciations settled by the Election Councils;
m/ Important things having already happened and ways of settlement thereof.
2. A sum-up report on the election shall be made in six copies with signatures of the chairman, vice-chairman and secretary of the Election Council and sent to the People's Council, the People's Committee and Vietnam Fatherland Front Committees of the same level and immediate superior level. The records of the election of provincial-level People's Council deputies shall be sent to the People's Councils, the People's Committees, Vietnam Fatherland Front Committees of the same level, the National Assembly Standing Committee, the Government, and Vietnam Fatherland Front Central Committee.
Article 67.- The Election Councils shall publicize the election returns within:
a/ Five days after the election date, for the election of deputies to the commune, ward or township People's Councils;
b/ Seven days after the election date, for the election of deputies to the People's Councils of delta rural districts and urban districts as well as provincial towns and cities;
c/ Ten days after the election date, for the election of deputies to the People's Councils of mountainous and island rural districts as well as provinces and centrally-run cities; or fifteen days, for mountainous provinces.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực