Chương 1 Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân 2003: Những quy định chung
Số hiệu: | 12/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2003 |
Ngày công báo: | 22/12/2003 | Số công báo: | Số 219 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật bầu cử đại biểu HĐND - Theo Luật bầu cử đại biểu HĐND số 12/2003/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003, HĐND xã, thị trấn miền xuôi có từ 4000 người trở xuống được bầu 25 đại biểu (quy định cũ là 3000 người và bầu 19), có trên 4000 người thì cứ thêm 2000 người được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu... HĐND huyện miền xuôi và quận có từ 80.000 người trở xuống được bầu 30 đại biểu (trước đây là bầu 25), có trên 80.000 người thì cứ thêm 10.000 được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu... HĐND tỉnh miền xuôi và thành phố trực thuộc trung ương có từ 01 triệu người trở xuống được bầu 50 đại biểu (trước đây bầu 45), có trên 01 triệu người thì cứ thêm 50.000 người được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu... Mỗi đơn vị bầu cử chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu. Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300 đến 4000 cử tri (quy định trước đây: 300 đến 2000)...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có những tiêu chuẩn sau đây:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm cuộc bầu cử tiến hành dân chủ, đúng pháp luật.
Chính phủ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử.
Trong trường hợp đặc biệt không thể tiến hành bầu cử theo đúng nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Article 1.- The election of deputies to the People's Councils shall be organized on the principles of universal suffrage, equality, directness and secret ballot.
Article 2.- All citizens of the Socialist Republic of Vietnam, regardless of their ethnicity, sex, social class, belief, religion, educational levels, profession, or duration of residence, who are full 18 years old or older, shall have the right to vote, or who are full 21 years old or older, shall have the right to stand for election to the People's Councils according to law provisions.
Article 3.- The People's Council deputies must satisfy the following criteria:
1. To be loyal to the socialist Vietnamese fatherland, to strive for the cause of national renewal as well as local construction and development;
2. To possess good moral qualities, be exemplary in the observance of law, actively struggle against all manifestations of red-tape, authoritarianism, bumbledom, corruption and wastefulness as well as other acts of law violation, protect the State's interests as well as citizens' legitimate rights and interests;
3. To be qualified for and capable of performing the tasks of People's Council deputies, be capable of propagating and mobilizing their families and people to observe policies and law; and be proficient in socio-economic situation in order to participate in deciding on important issues in their respective localities;
4. To keep close contact with people, listen to people's opinions, and be trusted by the people;
5. To have conditions to participate in the People's Councils' activities.
Article 4.- Citizens who fully meet the conditions and criteria prescribed in Articles 2 and 3 of this Law shall be elected deputies to the People's Councils of no more than 2 levels at the same time; if they are deputies to the National Assembly, they shall be elected deputies to the People's Council of only one level.
Article 5.- The National Assembly Standing Committee shall supervise the election of deputies to the People's Councils, ensuring that the election shall be conducted in a democratic manner and in accordance with law.
The Government shall direct the People's Committees of all levels to perform the election work according to law provisions.
Article 6.- The Vietnam Fatherland Front Central Committee shall guide the local Vietnam Fatherland Front committees in organizing consultations to select and nominate People's Council candidates, and participate in supervising the election of deputies to the People's Councils.
Article 7.- The National Assembly Standing Committee shall determine and publicize the date for election of deputies to the People's Councils of all levels.
The election day must be a Sunday and publicized at least one hundred and five days before the election day.
In special cases where the election cannot be organized strictly according to the term of the People's Councils, the National Assembly Standing Committee shall consider and make decision thereon.
Article 8.- Funding for organization of the election of deputies to the People's Councils of all levels shall be covered by the State budget.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực