Phân tích hiệu quả biểu đạt của các kết hợp từ được in đậm dưới đây

Trả lời Bài tập 3 (trang 56 Chuyên đề Ngữ văn 11) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề Ngữ văn 11.

1 887 lượt xem


Soạn bài Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (trang 48)

Bài tập 3 (trang 56 Chuyên đề Ngữ văn 11): Phân tích hiệu quả biểu đạt của các kết hợp từ được in đậm dưới đây:

a.

Đường trong làng: hoa đại với mùi rơm...

Người cùng tôi đi đạo giữa đường thơm

Lòng giặt sẵn ít hương hoa tưởng tượng

Đất thêm nắng, bóng tre rồi bóng phượng.

(Huy Cận, Đi giữa đường thơm)

b.

Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa

Bàn chân lùa bàn chân thêm bỏng rút

(Xuân Quỳnh, Gió Lào cát trắng)

Trả lời:

a. Cách kết hợp “đất thêu nắng” rất đặc biệt. Thông thường, “đất” và “nắng” không phải là những đối tượng những chất liệu có thể kết hợp được với động từ “thêu”. Tuy nhiên, trong bài thơ Đi giữa đường thơm, Huy Cận đã sử dụng cách kết hợp “đất thêu nắng”. Cách diễn đạt tưởng chừng như vô lí này đặt trong ngữ cảnh của bài thơ (ánh nắng rọi qua những tán lá tạo nên những hình ảnh đẹp trên nền đất của con đường làng) lại trở nên có lí. Các từ ngữ được mở rộng khả năng kết hợp đến mức tối đa. Và “đất”, “nắng” bỗng chốc thành chất liệu có thể “thêu” được. Cách diễn đạt có sức gọi tả cao và gây ấn tượng đặc biệt cho người đọc.

Đường trong làng: hoa đại với mùi rơm... Người cùng tôi đi đạo giữa đường thơm Lòng giải sẵn ít hương hoa tưởng tượng Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng.

(Huy Cận, Đi giữa đường thơm)

b.  Cách kết hợp “đọng nắng” cũng rất đặc biệt. “Đọng” vốn có nghĩa gốc chỉ “(chất lỏng) dồn lại ở một chỗ, do không chảy, không thoát đi được”. Khi chuyển nghĩa, “đọng” dùng để chỉ ý “dồn lại một chỗ do không lưu thông không chuyển đi được” nhưng cũng chỉ dùng cho các vật thể (hàng còn đọng lại). “Đọng” còn có một nghĩa chuyển nữa, được dùng để chỉ ý “được giữ lại, chưa mất đi (nụ cười còn đọng trên môi, đọng lại nhiều kỉ niệm). Tuy nhiên, cách kết hợp “đọng + nắng” thật sự mới lạ và sáng tạo. Trong trường hợp này, người ta hình dung “nắng” cũng giống như một loại chất lỏng nhất là khi đặt trong ngữ cảnh “cát chẳng đọng mưa” ở vế sau. Kết hợp từ “đọng nắng” mới mẻ, giàu sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho độc giả.

Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa

Bàn chân lừa bàn chân thêm bỏng rát!

(Xuân Quỳnh, Gió Lào cát trắng)

1 887 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: