Soạn bài Thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học (trang 80) Chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học (trang 80) Chuyên đề Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn Chuyên đề Văn 11.

1 521 03/04/2024


Soạn bài Thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học (trang 80)

I. Cách thức thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

Bước 1: Chuẩn bị thuyết trình

Xác định đề tài vấn đề, không gian, thời gian thuyết trình:

- Đề tài của bài thuyết trình đã được xác định ở bài giới thiệu về tác giả văn học. Mục đích của bài thuyết trình là trình bày nội dung cho người nghe, sao cho thuyết phục được người nghe về những đóng góp và những điểm đặc sắc của tác giả đó trong nền văn học.

- Do đó, bạn cần đặt các câu hỏi: Ai sẽ là người nghe bạn trình bày? Bạn sẽ nói ở đâu? Bài thuyết trình có thời gian bao lâu? Bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian cho phần trao đổi với người nghe? ...

Tìm ý, lập dàn ý

Nội dung trình bày đã được bạn chuẩn bị trong bài giới thiệu. Lúc này bạn sẽ chuyển dàn ý đó thành dàn ý bài thuyết trình. Do đó, bạn nên chuẩn bị thêm:

– Sơ đồ tóm tắt nội dung bài giới thiệu để có thể thuyết trình một cách rõ ràng và hiệu quả, giúp người nghe nắm được các ý chính.

- Một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để phần thuyết trình thêm rõ ràng và thu hút: tranh hoặc ảnh chân dung tác giả, hình ảnh bút tích của tác giả, hình ảnh các địa danh liên quan đến cuộc đời tác giả, ảnh bìa các tác phẩm đã in của tác giả...

– Thiết kế tập tin trình chiếu để hỗ trợ cho bài thuyết trình.

- Dự kiến các ý kiến phản biện và chuẩn bị phần phản hồi. Chẳng hạn, với bài thuyết trình giới thiệu về tác giả văn học, người nghe có thể sẽ muốn biết thêm về:

+ Những sự kiện lịch sử diễn ra trong thời gian hoạt động nghệ thuật của tác giả và tác động của chúng đến tác giả.

+ Những điểm tương đồng và khác biệt về phong cách giữa tác giả với các tác giả khác thuộc cùng giai đoạn văn học (hoặc khác giai đoạn nhưng cùng sáng tác ở một thể loại, một đề tài...).

+ Những thay đổi về cảm hứng hoặc bút pháp của tác giả qua từng giai đoạn hoặc từng thể loại, từng mảng đề tài.

+ Những ảnh hưởng của các tác giả đi trước đến quan niệm sáng tác và bút pháp của tác giả đó.

Bước 2: Luyện tập và trình bày

Khi luyện tập, bạn cần:

- Lựa chọn cách mở đầu hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người nghe.

- Lựa chọn từ ngữ sao cho đơn giản, dễ hiểu, khách quan, trung tính.

- Trích dẫn các bằng chứng một cách hợp lí, làm sáng tỏ được luận điểm.

- Chú ý chuyển tiếp giữa các phần, các ý để người nghe dễ theo dõi.

Khi trình bày, bạn cần:

- Dựa vào phần tóm tắt đã chuẩn bị từ trước.

- Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Tương tác với người nghe bằng ánh mắt và sử dụng cử chỉ vừa phải.

- Đảm bảo thời gian cho phép.

Bước 3: Trao đổi và đánh giá

Trao đổi:

Khi trao đổi, bạn cần:

– Thể hiện thái độ cầu thị, cảm ơn ý kiến đóng góp của người nghe. Lắng nghe câu hỏi, hỏi lại nếu chưa hiểu rõ câu hỏi.

– Trả lời câu hỏi một cách nhẹ nhàng, lịch sự, tôn trọng quan điểm của người khác.

Đánh giá:

Dùng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá bài giới thiệu của bạn:

Bảng kiểm thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở đầu

Chào hỏi và tự giới thiệu.

Giới thiệu về tác giả và nhận định khái quát về đóng góp của tác giả đối với nền văn học.

Nội dung chính

Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và các điểm đặc sắc - trong phong cách nghệ thuật của tác giả.

Đưa bằng chứng và phân tích để chứng minh về đóng góp của tác giả.

Lí giải, đánh giá về những đóng góp của tác giả đối với nền văn học.

Kết thúc

Tóm tắt và khẳng định được nội dung trình bày về tác giả.

Cảm ơn và chào kết thúc.

Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe

Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, từ ngữ khách quan, trung tính.

Kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.

Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe. Đảm bảo thời gian quy định.

Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói.

II. Một số đề thực hành

- Những đóng góp của Nam Cao đối với đề tài người nông dân trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

- Những đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với văn học trào phúng Việt Nam.

- Thơ Tố Hữu trong dòng chảy thơ ca dân tộc.

- Hoàng Nhuận Cầm và những bài thơ về tuổi học trò.

- Một số đặc điểm tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh.

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ (trang 34)

Soạn bài Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế (trang 41)

Soạn bài Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (trang 48)

Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học (trang 60)

Soạn bài Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học (trang 70)

1 521 03/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: