Soạn bài Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 32) Chuyên đề Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 32) Chuyên đề Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn Chuyên đề Văn 11.

1 1,876 03/04/2024


Soạn bài Thuyết trình một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (trang 32)

I. Cách thức thuyết trình giới thiệu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

Bạn chuẩn bị và tiến hành các bước thuyết trình như đã thực hiện khi thuyết trình một vấn đề về văn học dân gian (Chuyên đề học tập Ngũ văn 10, bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 39 – 41):

1. Chuẩn bị thuyết trình

2. Trình bày bài mới

3. Trao đổi và đánh giá

Để tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng thuyết trình về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam, bạn sử dụng mẫu bảng kiểm dưới đây:

Bảng kiểm kĩ năng thuyết trình về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở đầu

Người nói chào người nghe và tự giới thiệu.

 

 

Giớ thiệu vấn đề, cau hỏi, giả thuyết nghien cứu

 

 

Nội dung chính

Nêu cơ sở lí thuyết, phương pháp nghiên cứu vấn đề.

 

 

Trình bày nội dung/ kết quả nghiên cứu.

 

 

Đưa bằng chứng, dẫn liệu và phân tích để đưa ra kết luận về vấn đề.

 

 

Chỉ ra mức độ phù hợp giữa nội dung kết quả nghiên cứu với giả thuyết phù hợp.

 

 

Kết thúc

Tóm tắt và khẳng định được nội dung trình bày vấn đề văn học trung đại Việt Nam

 

 

Cảm ơn và chào kết thúc.

 

 

Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe

Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói.

 

 

Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, từ ngữ khách quan, trung tính.

 

 

Kết hợp sử dụng quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.

 

 

Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.

 

 

Đảm bảo thời gian quy định.

 

 

II. Thực hành

Nhằm nâng cao kĩ năng trình bày về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam, bạn có thể lựa chọn chuẩn bị bài nói và trình bày về một vấn đề bất kì, miễn là trong phạm vi hiểu biết, quan tâm của bạn. Lưu ý: để luyện kĩ năng nói, bạn có thể chọn vấn đề, khía cạnh rất cụ thể để thực hành những bài nói ngắn gọn.

Chẳng hạn:

- Từ “đế” trong nguyên tác bài thơ Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt).

- Nguyễn Trãi là anh hùng hay nghệ sĩ?

- Phải chăng “những điều trông thấy mà đau đón lòng” là nội dung bao trùm trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Du?

- Vì sao người Nam Bộ dùng cụm từ “kể thơ Vân Tiên”, “nói thơ Vân Tiên” mà không dùng “đọc thơ Vân Tiên”,...

- V.V.

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ (trang 34)

Soạn bài Các yếu tố mới của ngôn ngữ - những điểm tích cực và hạn chế (trang 41)

Soạn bài Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (trang 48)

Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học (trang 60)

Soạn bài Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học (trang 70)

1 1,876 03/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: