Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trả lời Bài tập 5 (trang 59 Chuyên đề Ngữ văn 11) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề Ngữ văn 11.

1 329 lượt xem


Soạn bài Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp (trang 48)

Bài tập 5 (trang 59 Chuyên đề Ngữ văn 11): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một luồng đèn pha xe máy từ đầu phố quét tới, đủ cho anh nhận ra họ có vẻ là một cặp vợ chồng. Một cao gầy xiêu vẹo, một nhỏ bé tả tươi và cái tã tượi đó có lẽ lại đang bế một đứa bé ngủ im lịm như bế một xác chết trên tay thì phải?

(Chu Lai, Phố)

a. Giải thích nghĩa của các từ “tã tượi”, “im lịm” trong đoạn trích trên. Dựa vào đầu bạn nhận ra nghĩa ấy của từ?

b. Thử thay các từ trên bằng các từ đồng nghĩa và so sánh hiệu quả biểu đạt giữa các trường hợp.

c. Từ “tã tượi” được xem là từ mới (theo Từ điển từ mới tiếng Việt, Chu Bích Thu (Chủ biên), NXB Phương Đông, 2008) và tác giả Từ điển từ mới tiếng Việt có dẫn ngữ liệu trên của Chu Lai trong công trình của mình. Bạn có nhận xét gì về vai trò của các nhà văn, nhà thơ trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc?

Trả lời:

a.

Dựa vào ngữ cảnh để nhận ra ý nghĩa của từ.

- Tã tượi: ở trạng thái tả tơi và rũ xuống, trông thảm hại.

- Im lịm: giống như im lìm, nhưng nghĩa mạnh hơn (Im lìm; ở trạng thái hoàn toàn không có tiếng động, tựa như không có biểu hiện gì của sự sống).

b.

- Có thể thay từ “tã tượi” bằng từ “tơi tả”. Tuy nhiên, từ “tã tượi” nhấn mạnh vào trạng thái “rũ xuống”, trạng thái “thảm hại” hơn.

- Có thể thay từ “im lịm” bằng từ im lìm”. Tuy nhiên, khi sử dụng từ “im lịm”, tính chất “hoàn toàn không có tiếng động, tựa như không có biểu hiện gì của sự sống” được nhấn mạnh, được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Bởi vì từ “lịm” có nghĩa “ở vào tình trạng toàn thân bất động vì không còn sức lực, tri giác” (người bệnh lịm dần, ngủ lịm đi).

- Trong ngữ cảnh này, việc sử dụng hai từ “tã tươi" và "im lịm” giúp cầu văn giàu sức gợi tả hơn (khi so sánh với việc dùng hai từ “tả tơi”, “im lìm”). Hai từ “tã tượi” và "im lịm" miêu tả các nhân vật chân thật, khiến người đọc bị ám ảnh về số phận con người.

c. Từ “tã tượi” được xem là từ mới (theo Từ điển từ mới tiếng Việt, Chu Bich Thu chủ biên và tác giả Từ điển từ mới tiếng Việt có dẫn ngữ liệu trên của Chu Lai trong công trình của mình

- Vai trò của các nhà văn, nhà thơ trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc: Nhà văn, nhà thơ là những người có vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn từ vựng của dân tộc. Có nhiều từ ngữ mới ban đầu thuộc về một cá nhân – một tác giả, sau đó dần dần dược cộng đồng chấp nhận và trở thành từ ngữ của cả cộng đồng, được ghi vào trong tử diễn như từ “tã tượi” trong bài tập này.

1 329 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: