Ôn dịch, thuốc lá - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8

VietJack.me xin giới thiệu với các bạn học sinh lớp 8 về Tác giả tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá gồm đầy đủ những nội dung chính quan trọng nhất của văn bản Ôn dịch, thuốc lá như sơ lược về tác giả, tác phẩm, bố cục, tóm tắt, dàn ý, phân tích .... Mời các bạn theo dõi:

1 1,887 15/07/2022
Tải về


Ôn dịch, thuốc lá - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8

I. Tác giả văn bản Ôn dịch, thuốc lá


- Nguyễn Khắc Viện: ông sinh năm 1913, mất năm 1997

- Quê quán: làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Là bác sĩ nhi khoa, một nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lí- y học

   + Năm 1937, ông sang Pháp học tại Đại học Y khoa Pari, nhưng mắc bệnh lao nên phải điều trị

   + Năm 1947 ông hồi phục và trở lại Pari, ông là cầu nối quảng bá văn hóa Việt Namra thế giới.

   + Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Lịch sử Việt Nam, Kinh nghiệm Việt Nam, Truyện Kiều (dịch ra tiếng Pháp)…

- Phong cách sáng tác: Ông thường xuyên viết những tác phẩm giới thiệu về Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân.

Bài giảng Ngữ văn 8 Ôn dịch, thuốc lá

II. Nội dung văn bản Ôn dịch, thuốc lá

Ôn dịch, thuốc láÔn dịch, thuốc láÔn dịch, thuốc lá

III. Tìm hiểu chung về tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá

1. Bố cục tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá

- Phần 1 (Từ đầu đến …còn nặng hơn cả AIDS): Thông báo về nạn dịch thuốc lá.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …con đường phạm pháp): Tác hại của thuốc lá.

- Phần 3 (Còn lại): Lời kêu gọi chống thuốc lá.

2. Tóm tắt tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá

Tóm tắt tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá (mẫu 1)

Thuốc lá có tác hại ghê gớm, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng nặng hơn cả AIDS. Khói thuốc chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể, gây tác hại nghiêm trọng không chỉ đối với người hút mà còn cả những người hít phải. Theo số liệu thống kê thực tế, tỉ lệ thanh niên hút thuốc ở các thành phố lớn ở nước ta ngang với các tỉ lệ thành phố Âu – Mĩ. Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn dịch này.

Tóm tắt tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá (mẫu 2)

Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất nghiêm trọng cho sức khoẻ và tính mạng con người. Nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch bởi nó gặm nhấm sức khỏe nên người ta khó nhận biết. Bên cạnh đó nó còn gây ra tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn tiêu diệt thuốc lá, mọi người cần phải có quyết tâm cao và biện pháp triệt để hơn cả việc phòng chống những nạn ôn dịch khác.

Tóm tắt tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá (mẫu 3)

Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. Ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng ở nước ta. Bài “Ôn dịch, thuốc lá” thể hiện cái tâm là cách viết, cách nói sắc sảo, độc đáo của Nguyễn Khắc Viện. Nhan đề rất độc đáo: “Ôn dịch, thuốc lá”. Độc đáo ở hai chữ “Ôn dịch”; độc đáo về cách dùng dấu phẩy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Bài văn đã nâng cao nhận thức cho mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết về những tác hại ghê gớm về thuốc lá. Và hãy coi chừng ôn dịch, thuốc lá!

3. Phương thức biểu đạt

- Tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá sử dụng phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Thể loại

- Tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá thuộc thể loại: Văn bản nhật dụng

5. Giá trị nội dung tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá

Nạn nghiện thuốc lá dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người; gây tác hại nhiều mặt với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá

- Liệt kê, so sánh, phân tích phân loại, nêu ví dụ.

- Lập luận chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, thuyết phục.

IV. Dàn ý tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá

I. Mở bài

- Vài nét về vấn nạn xã hội hiện nay: Xã hội ngày nay tồn tại nhiều vấn nạn nghiêm trọng, đáng báo động

- Một trong số những vấn nạn đó chính là “ôn dịch thuốc lá”, vấn nạn này đã được phản ánh rõ nét trong tác phẩm Ôn dịch, Thuốc lá của tác giả Nguyễn Khắc Viện

II. Thân bài

1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá thuốc lá

- Những ôn dịch mới xuất hiện vào đầu thế kỉ: dịch hạch, thổ tả, AIDS, thuốc lá.

   + Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS.

⇒ Sử dụng từ ngữ thông dụng của ngành y tế, phép so sánh ⇒ Thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá và nhấn mạnh hiểm hoạ của nạn dịch này

2. Tác hại của thuốc lá

a. Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

- Dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc khi nói về sự nguy hiểm của thuốc lá: So sánh thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá

- Hút thuốc lá có hại cho cơ thể, cho sức khoẻ người hút một cách từ từ, chắc chắn

- Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút:

   + Chất hắc ín: ho hen, viêm phế quản

   + Ô -xit các-bon: hạn chế sự tiếp nhận ô xi.

   + Ni- cô- tin: huyết áp cao, nhồi máu ⇒ tử vong.

- Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh: nhiễm độc, viêm phế quản, ung thư...

- Bác bỏ quan điểm sai lầm: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” thông qua nêu ra tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng

- Thừa nhận quyền tự do, trong đó có tự do hút thuốc, nhưng cũng căn cứ vào quyền của con người để phê phán

- So sánh với một hành vi tự đầu độc khác là uống rượu, thì hút thuốc lá rõ ràng là nguy hại hơn vì nó còn đầu độc những người xung quanh

⇒ Căn cứ khoa học, những số liệu cụ thể ⇒ người đọc bị thuyết phục hoàn toàn ⇒ Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người, là nguyên nhân của nhiều cái chết.

b. Ảnh hưởng của thuốc lá đến đạo đức con người

- Người lớn hút thuốc đầu độc con em và nêu gương xấu

- Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá cao

- Cảnh báo nạn đua đòi thuốc lá dẫn đến các tệ nạn khác ở thanh niên.

- Huỷ hoại lối sống, nhân cách của con người

3. Lời kêu gọi chống thuốc lá

- Đưa ví dụ, số liệu, so sánh ⇒ Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ sức khoẻ con người và giữ gìn bầu không khí trong lành là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

- Cần tuyên truyền chống hút thuốc lá; khuyên người thân hạn chế rồi bỏ thuốc lá; bản thân không đua đòi, không tập hút thuốc lá, không coi việc hút thuốc là biểu hiện sành điệu, quý phái,..

III. Kết bài

- Khái quát những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật

- Liên hệ bản thân và môi trường xung quanh

V. Một số đề văn bài Ôn dịch, thuốc lá

Đề bài: Phân tích văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" của Nguyễn Khắc Viện.

Phân tích văn bản Ôn dịch, thuốc lá – mẫu 1

Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. Ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng ở nước ta. Bài “Ôn dịch, thuốc lá” thể hiện cái tâm là cách viết, cách nói sắc sảo, độc đáo của Nguyễn Khắc Viện. Nhan đề rất độc đáo: “Ôn dịch, thuốc lá”. Độc đáo ở hai chữ “Ôn dịch”; độc đáo về cách dùng dấu phẩy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lối nói, lối viết theo văn phong châu u hiện đại. Nếu viết “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” đều được, nhưng khi viết như thế thì “bằng phẳng quá”, “hiền lành quá” không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản (chú ý, ở cuối bài tác giả có viết: “… Lại còn thêm ôn dịch thuốc lá này”.

Mở đầu tác giả dùng phép so sánh – đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc: Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và làm chết hàng vạn, hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy “đã diệt trừ được”. Cuối thế kỉ XX, loài người lại “lo âu về nạn AIDS’’ mà “chưa tìm ra giải pháp” thì “ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”. Sự thật khủng khiếp được nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động, Đúng là con số biết nói!

Phần thứ hai bài văn, Nguyễn Khắc Viện phân tích và chứng minh rằng ôn dịch thuốc lá gây bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ông nhắc lại một câu nói nổi. tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu đánh giặc như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để chỉ rõ ôn dịch thuốc là giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai hại ghê gớm trong cộng đồng là nguyên nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác. Dẫn câu nói của Trần Hưng Đạo không chỉ làm tiền đề lập luận, là cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo ra cho người đọc bao liên tưởng đầy thuyết phục về “ôn dịch thuốc lá”. Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó “gặm nhấm” con nghiện và xã hội.

Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ “làm tê liệt” những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy “tích tụ lại” gây ho hen, đờm dãi và sau nhiều năm gây viêm phế quản.Người nghiện thuốc là sẽ bị chất ô-xít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu… làm cho sức khỏe “ngày càng sút kém”.

Tác giả nêu lên những số liệu chứng minh “ôn dịch thuốc lá” rất đáng sợ. 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni-cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột xuất về nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh đều cho thấy “tác hại ghê gớm của thuốc lá”, Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tổn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đều sức thuyết phục vì đó là căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ Viện trưởng Bệnh viện K, của bác sĩ Viện trưởng Viện Nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.

Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá “đã đầu độc” những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ, con… bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra bị suy yếu… đều do bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: “Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác” vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc. Về mặt đạo đức, người lớn (bố, anh, chú, bác.,.) nghiện thuốc lá “không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu”. Cho nên câu nói: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” chỉ là lời lẽ ngang bướng của con nghiện!

Phần cuối, tác giả cho biết nghiện thuốc lá là nguyên nhân của các tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp. Ở Việt Nam ta, một nước thuộc diện “nghèo” mà tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn “ngang với tỉ lệ các thành phố u – Mĩ”. Ở châu Âu, chiến dịch chống thuốc lá rất quyết liệt. Cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (như ở Bỉ), cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến. Cuối năm 1990, có thể nêu lên những khẩu hiệu: “Một châu u không còn thuốc lá”.

Trái lại, ở Việt Nam, một nơi có nhiều bệnh như sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, “lại ôm thêm ôn dịch, thuốc lá này”. Tệ nạn ấy “nghĩ đến mà kinh”. Bằng tấm lòng của người thầy thuốc, Nguyễn Khắc Viện thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam “phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch” thuốc lá. “Ổn dịch, thuốc lá” là một văn bản thuyết minh được viết bằng một phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sự quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn.

Bài văn đã nâng cao nhận thức cho mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết về những tác hại ghê gớm về thuốc lá. Và hãy coi chừng ôn dịch, thuốc lá!

Phân tích văn bản Ôn dịch, thuốc lá – mẫu 2

Thuốc lá là một loại thuốc có thể nguy hại đến tính mạng của con người, tuy nó không trực tiếp cướp đoạt đi mạng sống của con người nhưng nó lại có sự ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, khiến cho người dùng và cả những người xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nói về tác hại của thuốc lá, tác giả Nguyễn Khắc Viện trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá đã trình bày vô cùng chi tiết về tác hại của loại ôn dịch này.

Trong cách định nghĩa của Nguyễn Khắc Viện, thuốc lá không chỉ là loại thuốc có thể gây nguy hại cho sức khỏe mà nó còn nguy hiểm hơn, vượt qua một loại nguy hại mà nó còn là ôn dịch- tức một loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộn làm chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định. Ngay đầu văn bản, tác giả bài viết đã chỉ đích danh thuốc lá là một loại ôn dịch: "Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn, hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu hết diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấu. Nhưng vào cuối thế kỉ này lại xuất hiện hiện những ôn dịch khác".

Nhấn mạnh vào sự nguy hiểm của thuốc lá, tác giả đã có sự so sánh với căn bệnh thể kỉ AIDS và khẳng định thuốc lá còn nguy hiểm hơn AIDS "Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng của con người còn nặng hơn AIDS". Thuốc lá không gây ra cái chết tức thời mà nó ngấm vào cơ thể con người theo thời gian, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe: Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chế, không say bê bết như người uống rượu..."

Tác giả cũng chỉ ra trong khói thuốc có nhiều thành phần gây nguy hại cho sức khỏe, đó là những chất độc, nó ngấm vào cơ thể và nạn nhân đầu tiên chính là những ông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín ở trong khói thuốc làm tê liệt. Trong khói thuốc có chứa chất độc hại đó là ô xít các bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô xi nữa.

Hút thuốc không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng mà nó còn ảnh hưởng đến những người xung quanh nếu không may hít phải khói thuốc. Thậm chí, còn nguy hại hơn là người hút thuốc: Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, đau phế quản, cũng bị ung thư". Tác giả cũng nhấn mạnh đến việc hút thuốc là quyền riêng của mỗi người nhưng cần phải có trách nhiệm với ý thức của người khác: "Anh có quyền hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút"

Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng của con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe của con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

Phân tích văn bản Ôn dịch, thuốc lá – mẫu 3

Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. Ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng, ở nước ta. Bài "Ôn dịch, thuốc lá" thể hiện cái tâm và cách viết, cách nói sắc sảo, độc đáo của Nguyền Khắc Viện.

Nhan đề rất độc đáo: "Ôn dịch, thuốc lá". Độc đáo ở hai chữ "ôn dịch", độc đáo về cách dùng dấu pháy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lối nói, lối viết theo văn phong châu Âu hiện đại. Nếu viết: "ôn dịch thuốc lá" hoặc "Thuốc lá là một loại ôn dịch" đều được, nhưng viết như thế thì "bằng phẳng quá", “ hiền lành quá” không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản.

Mở đầu, tác giả dùng phép so sánh - đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc: Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và làm chết hàng vạn. hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy "đã diệt trừ được". Cuối thế kỉ XX, loài người lại "lo âu về nạn AIDS" mà "chưa tìm ra giải pháp" thì "ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS". Sự thật khủng khiếp được nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động. Đúng là con số biết nói!

Phần thứ hai bài văn, Nguyễn Khắc Viện phân tích và chứng minh rằng, ôn dịch thuốc lá gây ra bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ộng nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: "Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đúng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu" để chỉ rõ ôn dịch thuốc lá giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai hại ghê gớm trong cộng đồng là nguyên nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác. Dẫn câu nói của Trần Hưng Đạc không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho người đọc bao liên tường đầy thuyết phục về “ôn dịch, thuốc lá". Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó "gặm nhấm" con nghiện và xã hội.

Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ "làm tê liệt" những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy "tích tụ lại" gây ho hen, đờm dãi, và sau nhiều năm gây viêm phế quản. Người nghiện thuốc lá sẽ bị chất ô-xít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu... làm cho sức khỏe "ngày càng sút kém".

Tác giả nêu lên những số liệu để chứng minh “ôn dịch, thuốc lá" rất đáng sợ. 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni-cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột tử do nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh 40-50 tuổi đều cho thấy "tác hại ghê gớm của thuốc lá”. Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tổn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đầy sức thuyết phục vì đó là những căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ viện trưởng bệnh viện K, của bác sĩ viện trưởng viện nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.

Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá "đã đầu độc" những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ con... bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra đã suy yếu... đều do bị nhiềm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: "Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà cỏ thai quả là một tội ác" vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc.

Về mặt đạo đức, người lớn (bố, anh, chú, bác...) nghiên thuốc lá "không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu". Cho nên câu nói: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" chỉ là lời lẽ gàn bướng của con nghiện! Phần cuối, tác giả cho biết nghiện thuốc lá là nguyên nhân của các tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp. ở Việt Nam ta, một nước thuộc diện "nghèo" mà tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn "ngang với tỉ lệ các thành phố Âu - Mỹ".

Ở châu Âu, chiến dịch chống thuốc lá rất quyết liệt. Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (như ở Bỉ); cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyên. Cuối năm 1990, có thể nêu lên những khẩu hiệu: "Một châu Âu không còn thuốc lá". Trái lại, ở Việt Nam, một nơi có nhiều bệnh như sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, "lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này". Tệ nạn ấy "nghĩ đến mà kinh!". Bằng tấm lòng của người thầy thuốc, Nguyền Khắc Viện thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam "phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch" - thuốc lá.

"Ôn dịch, thuốc lá" là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sư quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn "ôn dịch, thuốc lá".

Bằng tất cả cái tâm của mình, tác giả đã viết nên một tác phẩm nghi luận thật xuất sắc để nói về mối nguy hại của một thứ ôn dịch: Thuốc lá. Người thầy thuốc Nguyền Khắc Viện đã thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam "phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch" đang âm thầm cướp đi sự sống của bao người. Bởi vậy chúng ta, hãy vì cộng đồng và vì cả chúng ta mà nói không với loại ôn dịch này.

Đề bài: Cảm nghĩ về văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" của Nguyễn Khắc Viện.

Cảm nghĩ về văn bản Ôn dịch, thuốc lá – mẫu 1

Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. Ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng, ở nước ta. Bài "Ôn dịch, thuốc lá" thể hiện cái tâm và cách viết, cách nói sắc sảo, độc đáo của Nguyền Khắc Viện.

Nhan đề rất độc đáo: "Ôn dịch, thuốc lá". Độc đáo ở hai chữ "ôn dịch", độc đáo về cách dùng dấu pháy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể 

hiện một lối nói, lối viết theo văn phong châu Âu hiện đại. Nếu viết: "ôn dịch thuốc lá" hoặc "Thuốc lá là một loại ôn dịch" đều được, nhưng viết như thế thì "bằng phẳng quá", “ hiền lành quá” không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản.

Mở đầu, tác giả dùng phép so sánh - đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc: Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và làm chết hàng vạn. hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy "đã diệt trừ được". Cuối thế kỉ XX, loài người lại "lo âu về nạn AIDS" mà "chưa tìm ra giải  pháp" thì "ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS". Sự thật khủng khiếp được nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động. Đúng là con số biết nói!

Phần thứ hai bài văn, Nguyễn Khắc Viện phân tích và chứng minh rằng, ôn dịch thuốc lá gây ra bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ộng nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: "Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đúng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu" để chỉ rõ ôn dịch thuốc lá giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai hại ghê gớm trong cộng đồng là nguyên nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác. Dẫn câu nói của Trần Hưng Đạc không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho người đọc bao liên tường đầy thuyết phục về “ôn dịch, thuốc lá". Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó "gặm nhấm" con nghiện và xã hội.

Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ "làm tê liệt" những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy "tích tụ lại" gây ho hen, đờm dãi, và sau nhiều năm gây viêm phế quản.

Người nghiện thuốc lá sẽ bị chất ô-xít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu... làm cho sức khỏe "ngày càng sút kém".

Tác giả nêu lên những số liệu để chứng minh “ôn dịch, thuốc lá" rất đáng sợ. 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni-cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột tử do nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh 40-50 tuổi đều cho thấy "tác hại ghê gớm của thuốc lá”.  Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tổn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đầy sức thuyết phục vì đó là những căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ viện trưởng bệnh viện K, của bác sĩ viện trưởng viện nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.

Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá "đã đầu độc" những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ con... bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra đã suy yếu... đều do bị nhiềm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: "Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà cỏ thai quả là một tội ác" vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc.

Về mặt đạo đức, người lớn (bố, anh, chú, bác...) nghiên thuốc lá "không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu". Cho nên câu nói: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" chỉ là lời lẽ gàn bướng của con nghiện!

Phần cuối, tác giả cho biết nghiện thuốc lá là nguyên nhân của các tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp. ở Việt Nam ta, một nước thuộc diện "nghèo" mà tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn "ngang với tỉ lệ các thành phố Âu - Mỹ".

Ở châu Âu, chiến dịch chống thuốc lá rất quyết liệt. Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (như ở Bỉ); cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyên. Cuối năm 1990, có thể nêu lên những khẩu hiệu: "Một châu Âu không còn thuốc lá".

Trái lại, ở Việt Nam, một nơi có nhiều bệnh như sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, "lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này". Tệ nạn ấy "nghĩ đến mà kinh!". Bằng tấm lòng của người thầy thuốc, Nguyền Khắc Viện thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam "phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch" - thuốc lá.

"Ôn dịch, thuốc lá" là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sư quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn "ôn dịch, thuốc lá".

Bằng tất cả cái tâm của mình, tác giả đã viết nên một tác phẩm nghi luận thật xuất sắc để nói về mối nguy hại của một thứ ôn dịch: Thuốc lá. Người thầy thuốc Nguyền Khắc Viện đã thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam "phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch" đang âm thầm cướp đi sự sống của bao người. Bởi vậy chúng ta, hãy vì cộng đồng và vì cả chúng ta mà nói không với loại ôn dịch này.

Cảm nghĩ về văn bản Ôn dịch, thuốc lá – mẫu 2

Vừa là một bác sĩ, vừa là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng Nguyễn Khắc Viện cũng đồng thời là tấm gương tiêu biểu cho việc chăm lo và bảo vệ sức khoẻ. Bằng cái tâm của một người thầy thuốc, cái tình của nhà hoạt động xã hội, ông đã viết văn bản Ôn dịch, thuốc lá với một mong muốn: Mỗi người hãy biết tự bảo vệ mình, bảo vệ những người thân yêu xung quanh mình trước “Ôn dịch, thuốc lá”.

Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng ở nước ta.

Bài “Ôn dịch, thuốc lá” thể hiện cái tâm vả cách viết, cách nói sắc xảo, độc đáo của Nguyễn Khắc Viện.

Nhan đề rất độc đáo: “Ôn dịch, thuốc lá”. Độc đáo ở hai chữ “ôn dịch”, độc đáo về cách dùng dấu phẩy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lối nói, lối viết theo văn phong Châu Âu hiện đại. Nếu viết: “ồn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một ôn dịch” đều được, nhưng viết như thế thì “bằng phẳng quá”, “hiền lành quá” không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản (Chú ý: ở cuối bài tác giả có viết:”… Lại còn thêm ôn dịch thuốc lá này”.

Mở đầu tác giả dùng phép so sánh – đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc: Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và làm chết hàng vạn, hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy “đã diệt trừ được”. Cuối thế kỉ XX loài người lại “lo âu về nạn AIDS” mà “chưa tìm ra giải pháp” thì “ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”. Sự thật khủng khiếp được nhiều nhà bác học sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động. Đúng là con số biết nói.

Phần thứ hai bài văn, Nguyễn Khắc Viện phân tích và chứng minh rằng ôn dịch thuốc lá gây ra bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ông nhắc lại một câu nói nỗi tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu đánh giặc như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để chỉ rõ ôn dịch thuốc lá giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai hại ghê gớm trong cộng đồng là nguyên nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác. Dan câu nói của Trần Hưng Đạo không chỉ làm tiền đề cho lập luận, làm cho căn cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo cho người đọc bao liên tưởng đầy thuyết phục về “ôn dịch thuốc lá”. Thuốc lá là ôn dịch, là một thức gieo giặc rất đáng sợ vì nó “gặm nhấm” con nghiện và xã hội.

Khói thuộc lá rất độc, chất hắc ín sẽ “làm tê liệt” những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ơ nang phoi, Chat hắc ín ấy “tích tụ lại” gây ho hen, đờm dãi, và sau nhiều năm gây viêm phế quản.

Người nghiện thuốc lá sẽ bị chất ô – xít các – bon trong khói thuốc lá thấm vào máu… làm cho sức khỏe “ngày càng sút kém”.

Tác giả nêu lên những số liệu để chứng minh “ôn dịch thuốc lá” rất đáng sợ, 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh 40 – 50 tuổi đều cho thấy “tác hại ghê tởm của thuốc lá”. Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tồn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đầy sức thuyết phục vì đó là những căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ Viện Trưởng bệnh viện K, của bác sĩ trưởng viện nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.

Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá “đã đầu độc” những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ con … bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra đã suy yếu… đều do bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: “Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác” vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc.

Về mặt đạo đức, người lớn (bố, anh, chú, bác…) nghiện thuốc lá “không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu”. Cho nên câu nói: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” chỉ là lời lẽ gàn bướng của con nghiện!

Phần cuối, tác giả cho biết nghiện thuốc lá là nguyên nhân của các tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp. ở Việt Nam ta, một nước thuộc diện “nghèo” mà tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn “ngang với tỷ lệ các thành phố Âu – Mĩ”.

Trái lại, ở Việt Nam, một nơi có nhiều bệnh như sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, “lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này”. Tệ nạn ấy “nghĩ đến mà kinh!”. Bằng tấm lòng của người thấy thuốc, Nguyễn Khắc Viện thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam “phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch” thuốc lá.

“Ôn dịch, thuốc lá” là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sắc bén, qua sự Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn “ôn dịch thuốc lá”.

Bài văn đã nâng cao nhận thức cho mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết về những tác hại ghê gớm về thuốc lá. Và hãy coi chừng ôn dịch, thuốc lá!

Đọc Ôn dịch, thuốc lá ta vừa tiếp nhận được những thông tin khoa học chính xác về tác hại của thuốc lá. Đồng thời tiếp nhận được nỗi trăn trở, suy tư của một người thầy thuốc. Bởi thế tính thuyết phục của văn bản cũng tăng lên. Nhận thức của mỗi người được nâng cao. Nhà nước đã có nghị định về việc cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng, còn mỗi chúng ta, tại sao không đoàn kết để loại bỏ thứ ôn dịch ấy ra khỏi cuộc sống để cùng nhau hát bài ca về trái đất mãi mãi màu xanh.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Bài toán dân số

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Đập đá ở Côn Lôn

Muốn làm thằng Cuội

Hai chữ nước nhà (trích)

1 1,887 15/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: