Mã Giám Sinh mua Kiều - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9

VietJack.me xin giới thiệu với các bạn học sinh lớp 9 về Tác giả tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều gồm đầy đủ những nội dung chính quan trọng nhất của văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều như sơ lược về tác giả, tác phẩm, bố cục, tóm tắt, dàn ý, phân tích .... Mời các bạn theo dõi:

1 5,008 13/07/2022
Tải về


Tác giả tác phẩm: Mã Giám Sinh mua Kiều - Ngữ văn 9

I. Tác giả văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều

1. Gia đình - Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.

- Ông sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa bảng.

- Quê quán :

+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh ⇒ vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt

+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh ⇒ cái nôi dân ca Quan họ. Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa.

⇒ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.

2. Thời đại xã hội

- Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế

⇒ Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông

3. Cuộc đời trải qua lắm gian truân

- Thời niên thiếu: sống trong sung túc trong gia đình quyền quý ở Thăng Long. Cha ông từng giữ chức Tể tướng, anh trai cùng cha khác mẹ làm tới chức Tham tụng → có điều khiện dùi mài kinh sử, hiểu biết về cuộc sống sa hoa của giới quý tộc phong kiến → dấu ấn trong sáng tác

- Do biến cố năm 1789 (Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn PK vua Lê - chúa Trịnh), Nguyễn Du phải trải qua cuộc sông mời năm phiêu bạt (từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, lui về ẩn dật)

- 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn - Nguyễn Du ốm, mất ở Huế 1820

⇒ Cuộc đời thăng trầm, đi nhiều đã giúp ông có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

4. Sự nghiệp văn học

a. Sáng tác bằng chữ Hán

- 249 bài trong 3 tập:

+ Thanh Hiên thi tập: 78 bài, viết trước khi ra làm quan ⇒ ông gửi vào tập thơ này nỗi cô đơn bế tắc của một con người bơ vơ, lạc hướng giữa dâu bể thời đại + Nam trung tạp ngâm: 40 bài, viết trong thời gian làm quan ⇒ Biểu hiện tâm trạng buồn đau nhưng đồng thời thể hiện quan sát về cuộc đời, xã hội

+ Bắc hành tạp lục: 131 bài viết trong thời gian đi sứ ⇒ Ca ngợi nhân cách cao cả và phê phán nhân vật phản diện; phê phán xã hội phong kiến và cảm thông với số phận bé nhỏ  

b. Sáng tác bằng chữ Nôm - Đoạn trường tân thanh(TK): Gồm 3254 câu thơ dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn ⇒ Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của con người tài hoa nhưng bạc phận, là một truyện Nôm có giá trị nhân văn sâu sắc.

- Văn chiêu hồn: Viết theo thể song thất lục bát. Ông viết để chiêu hồn cho những sinh linh thuộc nhiều tầng lớp khác nhau nhưng tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn luôn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy.

Bài giảng Ngữ văn lớp 9 Mã Giám Sinh mua Kiều

II. Nội dung văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
(Trích Truyện Kiều)

Gần miễn có một mụ nào,

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh,

Hồi tên, rằng : "Mã Giám Sinh",

Hồi quê, rằng : "Huyện Lâm Thanh cũng gần".

Quá niên trạc ngoại tứ tuần”,

Mày râu nhẫn nhụi áo quần bảnh bao.

Trước thây sau tớ lao xao,

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thêm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng đợn gió e sương,

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.

Mối càng vén tóc bắt tay,

Nét buồn như cúc điệu gây như mai,

Đắn đo cân sắc cân tài,

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ,

Mặn nồng một vẻ một ưa,

Bằng lòng khách mới tuỳ cơ đặt dìu.

Rằng : "Mua ngọc đến Lam Kiều,

Sính nghỉ! xin dạy bao nhiêu cho tường?"

Mối rằng : "Giá đáng nghìn vàng,

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài !"

Cò kè bớt một thêm hai,

Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.

III. Tìm hiểu chung về tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

1. Bố cục tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

 Gồm 3 phần: 

- 10 câu đầu : Chân dung Mã Giám Sinh qua ngoại hình, hành động.

- 6 câu tiếp : Nỗi đau đớn tủi nhục của Kiều.

- 10 câu cuối : Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh.

2. Nội dung chính tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

Đoạn trích là cảnh mua bán giữa Mã Giám Sinh và Tú bà với món hàng là Thúy Kiều, bộ mặt kẻ mua người bán cũng được khắc họa đậm nét; phơi bày hết bản chất, địa vị, nỗi lòng của từng loại người.

3. Phương thức biểu đạt tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

Phương thức biểu đạt tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều là Miêu tả, tự sự

4. Thể loại:

Tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc thể loại Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

- Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trên cả hai phương diện

+ Phơi bày bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh.

+ Lên án các thế lực xấu xa, tàn bạo vừa thương cảm, xót xa trước sắc đẹp, tài năng, nhân phẩm của người phụ nữ bị trà đạp.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

- Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều còn cho thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du: miêu tả nhân vật phản diện bằng ngòi bút hiện thực, khắc hoạ tính cách nhân vật qua diện mạo, cử chỉ (khác với nhân vật chính diện bằng bút pháp ước lệ lý tưởng hoá nhân vật).

- Thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm lý nhân vật của Nguyễn Du trong tác phẩm.

IV. Dàn ý tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích:

+ Nguyễn Du (1765 – 1820), là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. Sự ngiệp văn học rất phong phú và đồ sộ.

+ Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều: nằm ở phần đầu kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương.

2. Thân bài

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, bút pháp miêu tả của Nguyễn Du.

+ Mã Giám Sinh được Nguyễn Du miêu tả đúng với bản chất của một tên buôn người.

- Nhân vật Mã Giám Sinh

+ Diện mạo và cử chỉ

+ Sinh viên trường Quốc Tử Giám

+ Người khách ở xa

+ Tên: Mã Giám Sinh

+ Quê: huyện Lâm Thanh

+ Tuổi: ngoại tứ tuần

+ Cách ăn mặc: mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao

+ Nói năng: thô lỗ, vô lễ

- Hành động: ghế trên ngồi tót sỗ sàng

- Vẻ ngoài chải chuốt, không phù hợp với lứa tuổi, cử chỉ và thái độ bất lịch sự, trơ trẽn, hỗn láo.

- Bản chất

+ Giả dối từ lai lịch đến tướng mạo, tính danh

+ Bản tính con buôn, lưu manh

- Bút pháp tả thực, cùng các từ tượng hình, tượng thanh làm cho Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ giả dối, vô học, con buôn, mất lịch sự.

- Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều

+ Tình cảnh tội nghiệp của Thúy Kiều: Nàng là một món hàng để người ta trao đổi, mua bán.

+ Ý thức được nhân phẩm.

+ Nỗi đau đớn, tái tê

- Tâm trạng đau khổ, xấu hổ, đau đớn.

- Tấm lòng của tác giả

+ Khinh bỉ, căm phẫn tố cáo thế lực vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm của con người.

+ Tác giả có cái nhìn mỉa mai, châm biếm, lên án diện mạo và cử chỉ thô lỗ, sỗ sàng của Mã Giám Sinh.

- Tác giả thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hành hạ, bị chà đạp.

- Hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi tủi hổ, đau đớn của Kiều.

3. Kết bài

- Nội dung: Bằng nghệ thuật tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh. Qua đó lên án những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm của người phụ nữ.

- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ. Dùng bút pháp tả thực để khắc họa, miêu tả và xây dựng nhân vật.

V. Sơ đồ tư duy văn bản  Mã Giám Sinh mua Kiều

Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều

VI. Một số đề văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều – mẫu 1

Truyện Kiều là một tác phẩm kiệt tác của nền văn học Việt Nam, đây là tác phẩm lớn và có giá trị cao về mặt nội dung cũng như nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm lớn của văn học trung đại Việt Nam mà đây còn là tác phẩm góp phần đưa nền văn học Việt Nam đến với độc giả trên thế giới. Truyện Kiều là tác phẩm thơ Nôm viết về nhân vật Thúy Kiều, một con người “tài sắc vẹn toàn”, một con người tài hoa xuất chúng, nhưng càng tài hoa bao nhiêu thì cuộc đời của cô gái này càng bất hạnh, thăng trầm bấy nhiêu. Vốn là một tiểu thư đài các sang trọng, cao quý nhưng những biến cố bất ngờ ập đến với gia đình Thúy Kiều đã vô tình đẩy nàng vào biến cố lớn nhất của cuộc đời mình. Đoạn trích đánh dấu chuyển biến của cuộc đời Thúy Kiều từ một tiểu thư cao quý sang cuộc sống đầy cay đắng của một cô gái lầu xanh, đó chính là đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích miêu tả cảnh Thúy Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền cứu cha và cả gia đình. Qua cuộc ngã giá mua bán ấy ta thấy được tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều cũng như lột trần bản chất xấu xa, giả dối của Mã Giám Sinh, lên án thế lực đồng tiền đã chèn ép, bức con người vào bước đường cùng của sự đau khổ. Mở đầu bài thơ là không gian của cuộc mua bán, đó chính là hình ảnh của mụ mối khi dắt vào một người khách xa lạ, người sẽ mua Kiều:

“Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh

Hỏi quê rằng Huyện Lâm Thanh cũng gần”

“Mụ nào” ở đây ta có thể hiểu là bà mối, trước yêu cầu Thúy Kiều thì bà mối này đã dắt đến một người khách lạ “Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh”, hỏi ra thì hắn tên là Mã Giám Sinh, cái tên này thể hiện hắn ta là một người có học, mà cụ thể hơn là một nho sinh của trường Quốc Tử Giám, người ở Lâm Thanh. Nghe lời giới thiệu đầy nhiệt tình, tha thiết của mụ mối thì Mã Giám Sinh có vẻ là một người đàng hoàng, có gốc gác lại còn là một nho sinh có học, nhưng không để cho người đọc tò mò lâu, ngay những câu thơ sau đó thì Nguyễn Du đã cho người đọc biết trọn vẹn về bản chất của con người ngỡ như là tử tế, có học này:

“Quá niên trạc tuổi tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa lối rước vào lầu trang”

Khác với cái tên đầy thư sinh, gốc gác rõ ràng để chứng minh là người tử tế thì những mô tả ngoại hình lại mang đến một cảm giác trái ngược hẳn, đó là một người đàn ông đã “trạc tuổi tứ tuần” có nghĩa là đã hơn bốn mươi tuổi, hơn thế nữa “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. Trong xã hội phong kiến xưa thì tứ tuần có thể xem là người trung niên, với một độ tuổi như vậy mà vẫn còn là một nho sinh trường Quốc Tử Giám thật khiến cho người khác có cảm giác khó tin, hơn nữa sự chải chuốt quá đà ở diện mạo, trang phục lại gợi ra hình ảnh của một con người có phần lố lăng, kệch cỡm, vì dù đã nhiều tuổi nhưng vẫn cố tỏ ra rằng mình còn trẻ. Chỉ xét ngoại hình thôi cũng thể hiện được sự giả tạo đáng coi thường ở nhân vật này.

“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”

Quả nhiên như ta dự đoán, không chỉ có diện mạo trơ trẽn, lố lăng mà ngay cả hành động cũng thể hiện sự vô học, vô giáo dục, khác hẳn với cái mác thư sinh mà hắn ta giới thiệu “Chỗ trên ngồi tót sỗ sàng”. “Chỗ trên” ở đây là để dành cho những người trên ngồi, tức những bậc sinh thành, những bậc tiền bối, nhưng ở đây Mã Giám Sinh đã không hề biết đến phép tắc cơ bản ấy, hoặc cũng có thể biết nhưng vẫn cố tình ngồi, vì hắn ta vẫn đang tự cho mình là người có thế chủ động, bởi hắn ta sẽ bỏ tiền ra để mua Kiều. Hắn tự cho mình cái quyền được lộng hành, thể hiện một cách vô giáo dục như vậy. Không chỉ chủ là Mã Giám Sinh mà những tên đầy tớ của hắn ta cũng tỏ rõ là những người đi thuê, đi mượn, bởi nếu đúng là đầy tớ của hắn thì sẽ không có cái cảnh lao xao, lộn xộn như thế “Trước thầy sau tớ lao xao”. Trái với sự ngỗ ngược, hống hách của chủ tớ Mã Giám Sinh thì nàng Kiều lại vô cùng đau khổ.

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà”, lúc này đây Thúy Kiều đang mang nặng những tâm trạng, suy tư cùng với sự đau khổ bởi nàng biết rồi sau đó nàng sẽ phải trải qua những đắng cay, đau khổ vì cuộc hôn nhân được mua bằng tiền mà không hề có tình yêu này. Lúc này nàng vừa buồn, vừa tủi cho mình nhưng cũng lại chồng chất thêm nỗi lo lắng cho bố mẹ và các em. “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” những bước chân của nàng giờ đây mới thật đau đớn, nặng nề làm sao, bởi trên đôi vai nàng nặng trĩu những đau khổ cũng như những trách nhiệm lớn lao mà bổn phận của một người con phải làm, những giọt nước mắt của nàng rơi xuống làm cho người đọc cảm thấy xót xa, thương cảm.

“Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày

Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”

Trước tương lai đầy bất định,Thúy Kiều dường như đã có những dự cảm về cuộc đời mình, những dự cảm ấy làm cho Kiều cảm thấy lo sợ, ngại ngùng, bởi đó sẽ là những ngày tháng đầy đau khổ “Ngại ngùng dợn gió e sương”, đây cũng là tâm trạng tất yếu của con người khi đứng trước những sóng đó, những dự cảm không lành. Nét buồn bã, đau khổ không thể kiềm nén mà thể hiện ra hết trên gương mặt của nàng Kiều “Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”. Trước dự đau khổ, u uất của nàng thì mụ mối vẫn đang rất chuyên tâm, nhiệt tình với công việc của mình “mối càng vén tóc bắt tay”, gương mặt buồn bã của nàng Kiều được Nguyễn Du so sánh với nét buồn của cúc và sự mỏng manh, yếu gầy như những cánh mai “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”.

“Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”

Đến câu thơ này, hình ảnh của Thúy Kiều hiện lên thật đáng thương, bởi họ coi nàng như một món hàng dùng để trao đổi, buộc nàng phải trổ tài đánh đàn, làm thơ “Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”, khi đã rất hài lòng với người mà mình sẽ mua thì Mã Giám Sinh và mụ mối bắt đầu cuộc ngã giá của mình “Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”. Một con người tài sắc như vậy, tài năng trời phú ấy không phải thể hiện ở một dịp nào khác hơn mà dùng để làm vừa lòng người mua mình, sự tình ấy thật xót xa làm sao, đau đớn làm sao.

“Rằng mua ngọc đến Lam Kiều

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường

Mối rằng đáng giá ngàn vàng

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”

Vậy là cuộc ngã giá đầy căng thẳng giữa mụ mối và tên buôn Mã Giám Sinh đã diễn ra. Đến đây, Mã Giám Sinh thể hiện rõ bản chất của một con buôn nhưng đầu tiên hắn ta vẫn cố khoác lên mình cái vẻ trí thức đầy giả tạo “Rằng mua ngọc đến Lam Kiều” nhưng cũng chỉ ngay sau đó thôi thì bản chất con buôn cũng được thể hiện ra rõ mồn một, với sự sành sỏi vốn có, hắn ta đã cò kè “bớt một thêm hai”, và cuối cùng thì sự lọc lõi ấy đã mang lại cho hắn ta một món hời khi trả giá từ “ngàn vàng” xuống còn “ngoài bốn trăm”.Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một đoạn trích vạch trần đến tận cùng của cái xã hội “ăn thịt người”, khi con người bị mang ra mua bán như một thứ hàng hóa ở chợ. Đoạn trích này cũng thể hiện được bản chất xấu xa, giả dối của Mã Giám Sinh cũng như tâm trạng đầy đau khổ, bế tắc của nàng Kiều trước bước ngoặt của cuộc đời mình.

Đề bài: Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều – mẫu 1

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du, đồng thời nó cũng là tiếng lòng thổn thức, xót thương cho số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó không chỉ là số phận nàng Kiều mà còn là hình ảnh người phụ nữ bị vùi dập trong xã hội đương thời rối ren. Trong đó đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều chính là một bức tranh lột tả trần trụi về sự bất công trong chế độ bấy giờ.

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần thứ hai thuộc “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi gia đình họ Vương bị thằng bán tơ vu oán, gia đình rơi vào cảnh rối ren đau thương. Của cải bị cướp đoạt cha và em trai đều bị bắt bớ tra khảo dã man. Cái giá mà chúng đưa ra để kết thúc việc này là “Có ba trăm lạng việc này mới xong”. Trong phút bĩ cực chẳng còn cách nào Kiều đành phải nhắm mắt xuôi tay, gạt đi mối tình đẹp đẽ với Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em.

Đoạn trích này chính là một nốt trầm buồn khởi đầu cho cuộc đời đầy bất hạnh truân chuyên của Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc.Sau khi nghe tin Thúy Kiều bán mình chuộc cha đã gây xôn xao một vùng rộng lớn. Vì không ai là không nghe đến Thúy Kiều một người con gái tài sắc vẹn toàn. Chính vì thế Mã Giám Sinh đã nhờ người mai mối đến hỏi cưới nàng về làm lẽ.Thế nhưng thay vì miêu tả cặn kẽ con người con gã họ Mã, Nguyễn Du chỉ đi vào đẵ tả chi tiết tiêu biểu từ thần thái đến trang phục cử chỉ của nhân vật. Vì thế không ai biết rõ tung tích của Mã Giám Sinh chỉ biết gã họ Mã là người “viễn khách” đến. Câu trả lời cộc lốc không đầu không đuôi phần nào đã khắc họa hết bản chất của y:

“Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh

Hỏi quê, rằng: “huyện Lâm Thanh cũng gần”

Bằng ấy câu hỏi nhưng cũng chỉ biết hắn họ Mã, còn tên Giám Sinh là một cái tên chỉ chung những sinh viên trường Quốc tử giám. Thế là y không nói tên, còn quê quán cũng chẳng rõ ràng cụ thể. Cách nói năng của y thể hiện hắn là một kẻ thô tục, không hề có khí chất phi phàm nho nhã của những người có học.

Đi sâu vào miêu tả ngoại hình của y, Nguyễn Du đã có những câu thơ sau:

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”

Bộ mặt nhẵn nhụi, bảnh bao phần nào thể hiện sự giả dối trong con người của hắn. Từ láy “nhẵn nhịu”, “bảnh bao” mang đến cho con người cảm giác trơ trẽn, phẳng phiu. Những từ ngữ miêu tả bề ngoại cùng với tuổi “trạc ngoại tứ tuần” càng khiến người đọc cảm thấy gờn gợn. Cái tuổi sắp lên lão mà còn tỉa tót ngoại hình tô vẽ cho mình thêm trẻ trung đôi mươi càng bộc lộc bản chất thực sự của gã buôn người họ Mã.Không chỉ dừng lại ở miêu tả ngoại hình mà cử chỉ của thầy tớ họ Mã cũng được Nguyễn Du nhắc đến “trước thầy sau tớ lao xao”.Đó là một lũ ô hợp nhốn nháo không có trật tự, sỗ sàng vô học. Đặc biệt hành động “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” càng nhấn mạnh sự thô thiển của một kẻ vô học đội lốt học trò trường Quốc tử giám. Ghế trên vốn là vị trí trang trọng dành cho bậc cao niên thế nhưng hắn là kẻ đi hỏi vợ phận làm khách lại làm vậy thật trướng mắt và vô lễ.Càng về sau cuộc mua bán thì Mã Giám Sinh càng thể hiện mình là một con buôn lọc lõi và từng trải:

“ Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”.

Nhưng trái với những lời lẽ hoa mỹ đó hành động của y càng thể hiện nhân cách thấp hèn cũng ngầm dự báo cho một cuộc đời đầy nước mắt của Kiều. Một loạt các cụm từ như “cò kè bớt một thêm hai”, “ngã giá”…. Chứng tỏ hắn là một con buôn lọc lõi, sành sỏi. Một kẻ buôn người đội lốt học trò trường Quốc tử giám nhưng ẩn sâu bên trong là một bản chất xấu xa, đê tiện và giả dối.Còn Kiều một “món hàng” được mang ra trao đổi suốt cuộc trò chuyện đó nàng chỉ biết im lặng. Hình như nỗi đau đớn tủi hổ, xót xa đã xâm chiếm toàn bộ tâm trí nàng. Từ một người con gái “kín cổng cao tường” nay biến thành món hàng dưới bàn tay bẩn thỉu của tú bà và Mã Giám Sinh thì sao tránh khỏi đau thương cho được.Nguyễn Du đã dùng một loạt các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để miêu tả tâm trạng lúc bấy giờ của Kiều như “ngại ngùng dợn gió e sương”, “nét buồn như trúc, điệu gầy như mai”…. Phần nào chúng ta cũng cảm thông trước sự đau đớn của một người con gái tài hoa mệnh bạc.

Có thể nói đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một trong những đoạn trích lấy đi nhiều nước mắt cũng như trăn trở của người đọc. Bằng bút pháp miêu tả chân thực, lối nói ẩn dụ tương trưng Nguyễn Du đã phần nào hé lộ một cuộc đời đầy biến động sóng gió của Kiều. Cũng là tiếng lòng đồng cảm xót thương cho số phận của những người phụ nữ trong xã hội đương thời đầy tai biến và đau thương.

Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Cảm nhận về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều – mẫu 1

Ý nghĩa to lớn của Truyện Kiều là tố cáo xã hội thối nát chà đạp lên quyền sống của con người. Cảnh mua bán người thật thương tâm trong truyện. “Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo, phơi bày tình trạng con người bị biến thành hàng hóa; bày tỏ niềm đau đớn, căm phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà đạp.

Trong dịp thanh minh vào tiết tháng ba, Kiều cùng hai em đi du xuân tảo mộ. Trên đường về gặp một nấm mồ hoang, Vương Quan thuật lại tiểu sử của người đàn bà nằm dưới mồ. Đó là Đạm Tiên – xưa là ca nhi sống làm vợ khắp người ta nhưng nay thì không ai đoái thương thắp cho nàng một nén hương. Với bản chất đa cảm, Kiều đã xót xa, thương cảm với số phận của Đạm Tiên, và cũng từ đó Đạm Tiên như là một người bạn tri kỉ vô hình để báo cho nàng về số kiếp đoạn trường sẽ diễn ra và kết thúc như thế nào. Nhưng tiếp đó Thúy Kiều gặp Kim Trọng là bạn đồng môn của Vương Quan. Mới chỉ qua giao tiếp buổi đầu nhưng tình cảm nảy nở như tiếng sét ái tình tình trong như đã mặt ngoài còn e. Ra về, mỗi người đều nảy sinh mối tình vương vấn, luyến lưu. Kim Trọng nặng lòng tương tư nên đã tìm nơi trọ ngay mé sau nhà Kiều. Nhờ đó hai người gặp gỡ rồi thề non hẹn ước.

Hai người gặp gỡ hò hẹn được một thời gian không lâu thì Kim Trọng phải về quê thọ tang chú ba năm, và gia đình Thúy Kiều thì rơi vào cảnh bị bọn bán tơ vu oan, nên nhà cửa tan tác, Vương Ông và Vương Quan bị bắt, đánh đập. Lúc này trong nhà chỉ có Thúy Kiều là món hàng đắt giá nhất để bán lấy số bạc chuộc cha và em ra khỏi nơi giam cầm. Nàng quyết định bán mình, làm xa gần nôn nao nhưng lại không dễ dàng thực hiện vì bạn bè thân quen của gia đình không ai dám mua và không nỡ mua. Trong lúc đang cần cứu cha và em, chậm một ngày là thêm một ngày đau khổ, thời cơ đã đến với kẻ buôn người – Mã Giám Sinh.Khi miêu tả cảnh Kiều gặp Kim Trọng và Kiều gặp Từ Hải, Nguyễn Du có hẳn những câu thơ giới thiệu chân dung nhân vật. Còn đối với Mã cũng là kẻ đến cưới nàng, nhưng hắn chỉ như một công cụ của số mệnh, của cái thế lực đen tối đến gieo tai họa. Tên lái buôn này chắc đang lùng sục khắp chợ cùng quê để mua người đẹp cho mẹ chủ chứa lầu xanh Tú Bà mà hắn cũng góp phần chung lưng.Ta thấy nhà thơ diễn tả hàng loạt lời nói động tác và thái độ vừa của mụ mối và của hắn với những câu dấm dẳn nghe trào tiếu đến mức phải bật cười:

“Hỏi tên – rằng Mã Giám Sinh;

Hỏi quê – rằng – huyện Lâm Thanh cũng gần”

Cuối cùng thì nhà thơ cũng để cho hắn xuất hiện thực sự với những nét ngoại hình khá điển hình. Về ngoại hình, Mã Giám Sinh ăn mặt một cách trau chuốt, nhố nhăng: “Quá niên …bảnh bao” / “Trạc ngoại tứ tuần” là người đã lớn tuổi, không còn trẻ tuổi. Tuổi ấy lẽ ra phải để râu nhưng đây lại chẳng có dáng mày râu. Người xưa rất coi trọng hình thức mày râu. Hai chữ “bảnh bao” là chỉ áo quần tử tế, chải chuốt, phẳng phiu. Có người nói “bảnh bao” là từ dùng để chỉ quần áo trẻ em, nay dùng để khen người lớn do đó nó mang hàm ý mỉa mai. Vậy là ngay cả tư cách đàn ông, trượng phu của Mã Giám Sinh cũng bị phủ định. Tuy nhiên, câu thơ cũng có thể hiểu một cách khác: mày râu nhẵn nhụi là được cắt xén tỉa tót, trai lơ, đi đôi với bộ cách bảnh bao ra dáng một chú rể. Ở đây ta muốn đến với cái tài tình của nhà thơ là nói thật lại hóa giả, nói trắng lại hóa đen. Bởi vậy nghe những từ ấy ta không có hàm ý trang trọng, phản ánh đúng cái bản chất bên trong của hắn.

Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét: Nguyễn Du có cái tài lột tả cái thần của nhân vật chỉ bằng một từ, từ tót trong ngồi tót của họ Mã, cũng như từ lẻn tả Sở Khanh, từ ngây tả Hồ Tôn Hiến đã trở thành những nhãn từ trong ngôn ngữ Truyện Kiều. Ngoại hình, cử chỉ, hành động của Mã Giám Sinh, ngày tư khi chưa bước vào cuộc mua bán đã được miêu tả rất khách quan nhưng rất chính xác, đó là một kẻ vô giáo dục, một kẻ không đáng tin cậy, không lương thiện.Phần tả cảnh mua người thật hiếm có, có kẻ mua người bán. Nhà thơ đã cực tả nỗi xót xa của Kiều khi đem ra làm món hàng “Nỗi mình …mặt dày” / “ Nỗi mình” là mối tình đối với Kim Trọng đành tan vỡ. “nỗi nhà” là việc cha, việc em bị hành hạ không thể không cứu. Hai nỗi đau chồng chéo đé nặng trong lòng. Cho nên mỗi bước đi của nàng làm rơi bao nhiêu hàng lệ: khóc cho mình, khóc cho tình, khóc cho cha và em. Ngoài nỗi đau và uất ức, Kiều còn có nỗi đau xót thẹn thùng. Một người con gái khuê các, nay ra chào khách, sao khỏi sượng sùng xấu hổ. Nhà thơ dùng hình ảnh bông hoa với biện pháp ẩn dụ thật tái tình. Kiều đi ra với Mã Giám Sinh ví như cành hoa sắp gặp bão tố. Cho nên “ngại ngùng..” vì sương gió làm cho hoa tàn hoa rụng. Vì tự ví mình là hoa nên Kiều nhìn hoa mà thấy thẹn, tự thấy mình không xứng với hoa. Đó là tình cảm là đạo đức cao đẹp, thầm kín của Kiều mà chỉ mình Kiều cảm thấy.

Khi phải rơi vào tình cảnh bi đát của cuộc đời, Kiều đang tiều tụy đến cùng cực thì bà mối cứ giới thiệu Kiều như một món hàng một đồ vật. Mụ vén tóc bắt tay cho khách xem; ép nàng làm thơ đánh đàn cho khách thấy mà không hề biết gì đến nỗi đau bên trong đang giày vò nàng: "Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai” / Quả đúng là cảnh “cành hoa đem bán cho phường lái buôn” hết sức đau xót. Khách xem xong hàng thì ngã giá “cò kè…bốn trăm” / Giá mua bốn trăm là một con số không lớn mà người mua còn cò kè thêm bớt mất nhiều thời giờ. Từ đó người đọc cảm nhận được sự mua bán róng riết, chi li biết chừng nào! Câu thơ “cò kè…hai” bộc lộ rõ nhất bản chất con buôn của Mã Giám Sinh chứ không phải là người đi kiếm vợ lẽ, nàng hầu. Tính toán của hắn hoàn toàn đặt ở tiền, chứ không đặt ở người.Nguyễn Du đã tiếp tục khắc họa nhân vật họ Mã, bằng bút pháp tả thực còn sinh động hơn nữa qua cử chỉ, hành động buôn người của hắn:

"Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ"

Như vậy, dưới con mắt của hắn Thúy Kiều là một món hàng phải ép cái này thử cái kia, phải nhấc lên, đặt xuống xoay sở đủ cách như cân, đong, đo, đếm như hàng hóa vậy. Cuối cùng cái đích của sự mua bán là giá cả, hắn phải hỏi dù với cái giọng ngọt xớt giả nhân, giả nghĩa, nhưng kệch cỡm, vụng về:

"Hắn khai: Rằng mua ngọc đến Lam Kiều.

Hắn hỏi: Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường."

Sau khi mụ mối định giá, hắn cò kè bớt một thêm hai từ một ngàn lạng, hắn chỉ ngã giá có ngoài bốn trăm. Vì hoàn cảnh đã đến bước đường cùng, Kiều buộc phải bán mình với giá ngoài 400 lượng vàng. Thế là cuộc mua bán bẩn thỉu được ngụy trang là lễ vấn danh và hàng loạt từ mĩ miều như cánh thiếp, nạp thái, vu quy đều là sự bôi đen lên tấm thân nghiêng nước, nghiêng thành.Kết thúc tấn bi hài kịch này, Nguyễn Du hạ hai câu thơ như chẳng ăn nhập gì với nhau và có lẽ khách quan nhưng thực ra là đáng sợ như hàm răng của con cá sấu, là cái nanh vuốt của xã hội bắt đầu thò ra lấy con mồi của nó:

"Định ngày nạp thái vu quy

Tiền lưng đã có, việc gì chẳng xong…"

Nghĩa là đến đây số phận nàng Kiều đã được định đoạt bước sang một chặng đường đầy chông gai, gian khổ, lưu ly… Nàng đã rứt ra khỏi vòng tay êm ái của gia đình để vấp vào những hang ổ miệng hùm, nọc rắn. Ai có thể lường trước thân phận tài sắc của người con gái họ Vương. Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

"Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh

Bốn phương lẳng lặng, hai kinh vững vàng"

Ta có cảm nghĩ đó là cái xã hội êm ấm, thế là giữa thanh thiên bạch nhật gia đình họ Vương mắc oan, gỡ cái oan nghiệt này bằng cách bán đứa con đầu lòng tài hoa. Đang là cô gái lá ngọc cành vàng, tiết sạch giá trong, bước chân vừa mới chạm vào ngưỡng cửa hạnh phúc đã trở thành món hàng giữa chợ. Chua xót, bi phẫn cho người con gái chưa từng vào đời mà đã phải ra trước mắt người lạ để họ nhìn ngắm một cách sỗ sàng, thậm chí còn ép nọ thử kia để không chịu sự vô ý, hớ hênh mà mua đắt dù đó là người đẹp.Đoạn thơ đã miêu tả được hết toàn bộ câu chuyện mua bán người đang diễn ra, thể hiện sự bất công của xã hội đối với con người, đặc biệt là người phự nữ. Vẻ đẹp cũng như tài trí của nàng đều không được xã hội đón nhận, mà còn gây cho nàng những bất hạnh đến cùng cực. Đọc tác phẩm Truyện Kiều, không ai không thể tiếc thương cho số phận của nàng Kiều, và phê phán xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Thúy Kiều báo ân báo oán

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lục Vân Tiên gặp nạn

Đồng chí

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

1 5,008 13/07/2022
Tải về