Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9

VietJack.me xin giới thiệu với các bạn học sinh lớp 9 về Tác giả tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ gồm đầy đủ những nội dung chính quan trọng nhất của văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ như sơ lược về tác giả, tác phẩm, bố cục, tóm tắt, dàn ý, phân tích .... Mời các bạn theo dõi:

1 4,136 13/07/2022


Tác giả tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Ngữ văn 9

I. Tác giả văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài giảng Ngữ văn lớp 9 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

II. Nội dung văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

III. Tìm hiểu chung về tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

1. Bố cục tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Gồm 3 phần:

+ Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Lời ru của mẹ khi giã gạo nuôi bộ đội

 + Phần 2 (hai khổ thơ tiếp theo): lời ru của mẹ khi tỉa bắp

+ Phần 3 ( hai khổ thơ cuối): Lời ru của người mẹ khi chuyển lán, đạp rừng trong những năm tháng kháng chiến Mĩ

2. Nôi dung chính tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài thơ ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người mẹ miền núi. Hăng hái lao động sản xuất làm ra của cải vật chất để nuôi bộ đội đánh giặc giải phóng quê hương đất nước.

3. Phương thức biểu đạt tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Phương thức biểu đạt tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là Tự sự, biểu cảm

4. Thể loại

Tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thuộc Thể thơ tự do

5. Giá trị nội dung tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

- Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua bài thơ. Trong gian nan, vất cả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ càng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, càng ước mong con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

- Giai điệu, âm hưởng lời ru.

- Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.

IV. Dàn ý tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

V. Một số đề văn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Đề bài: Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - mẫu 1

Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, có nhiều bài viết về chủ đề quê hương, đất nước. Lòng yêu nước thể hiện ở mỗi bài mỗi khác, tùy theo cảm hứng của tác giả, song mỗi bài là một nốt nhạc trong bản giao hưởng ngợi ca Tổ quốc và nhân dân anh hùng.Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong chiến khu tây Thừa Thiên gian khổ và ác liệt thời chống Mĩ. 

Trong những ngày mưa bom bão đạn ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã ra đời.Bài thơ kể về người mẹ dân tộc Tà-ôi vừa địu con trên lưng vừa giã gạo để nuôi bộ đội; tỉa bắp trên nương góp phần sản xuất lương thực cho kháng chiến và mơ ước sau này sẽ được thấy Bác Hồ, ước mong con mình khôn lớn được sống trong đất nước tự do. Qua đó, tác giả ca ngợi tình yêu con thiết tha, đằm thắm và tình yêu nước sâu nặng của bà mẹ Tà-ôi. Bài thơ có 3 khúc ru, mỗi khúc đều mở đầu bằng câu:

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Kết thúc là lời ru của mẹ được lặp lại ở mỗi đoạn:

Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.

Mẹ thương a-kay, mẹ thương...

Con mơ cho mẹ...

Mai sau con lớn...”

Trong mỗi khúc hát ru đều có hình ảnh người mẹ với công việc vất vả cùng tình cảm, ước vọng đối với đứa con và quê hương đất nước.Mở đầu bài thơ là tiếng ru thân thương, vỗ về của nhà thơ, đưa em bé vào giấc ngủ say nồng:

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”

Trong lời ru đứa con chứa chan niềm thương mến sâu xa đối với người mẹ. Hai câu thơ sau miêu tả người mẹ trong công việc giã gạo nuôi quân:

“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ dội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”

Nếu câu thơ trên tả thực thì câu thơ dưới thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng giữa mẹ và con. Tác giả vừa miêu tá công việc giã gạo nặng nhọc của người mẹ, vừa miêu tả giấc ngủ chập chờn, giấc ngủ nghiêng của cu Tai trên lưng mẹ. Dường như chú bé cũng thấy được nỗi vất vả và ý nghĩa đẹp đó trong việc làm của mẹ nên hơi thở em hoà cùng hơi thở mẹ và em cố ngủ ngoan cho mẹ yên lòng.Nếu ai đà từng chứng kiến cảnh giã gạo bằng chày trong cối gỗ của đồng bào miền núi thì mới thấy hết sự vất vả khi biến hạt thóc thành hạt gạo trắng ngần. Nhà thơ đã chọn lựa những động tác tiêu biểu để miêu tả công việc giã gạo nặng nhọc và thế hiện tình mẹ con chân chất, sâu nặng của người mẹ miền núi. Cảnh tượng mộc mạc ấy đâ làm xúc động lòng người:

“Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”

Khi mẹ giã gạo, cu Tai vẫn ngủ trên lưng. Trong giấc ngủ, em vẫn cảm nhận được mồ hôi của mẹ rơi trên má em nóng hổi, cảm nhận được sự vất vả và tình yêu con thiết tha của mẹ.Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh: đôi vai mẹ gầy làm gối cho con, lưng mẹ đung đưa làm nôi ru con ngủ và nhịp tim của mẹ hát thành lời yêu thương tha thiết. Trong giấc ngủ, lúc nào Cu Tai cũng được ấp ủ tròng hơi thở và tình thương của mẹ, được nghe mẹ hát ru. Khổ thơ đã thể hiện được tình mẫu tử thắm thiết, thiêng liêng cùng công việc vất vả của người mẹ giã gạo để nuôi con, nuôi bộ đội Giải phóng.Nếu khổ thơ đầu là lời ru của nhà thơ thì khổ thơ thứ hai là tiếng nói tâm tình của người mẹ:

“Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội”

Câu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân:

“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân...”

Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.Hình ảnh người mẹ trong cảnh tỉa bắp trên nương thật đẹp và cảm động:

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-Lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”

Vẫn là lời vỗ về của trái tim chan chứa thương yêu của nhà thơ, mong em bé ngủ ngon để mẹ yên tâm làm việc, nhưng ở khổ thơ này, cảm xúc da diết hơn thể hiện qua hình ảnh tương phản độc đáo: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ. Núi thì lớn, nương bắp thì rộng mà sức mẹ có hạn. Mẹ cắm cúi, lom khom tỉa bắp, trên lưng mẹ con vẫn ngủ say. Câu thơ đã khắc sâu nổi vất vả khó nhọc của người mẹ vùng cao trong lao động sản xuất thời chống Mĩ.Đối với những bà mẹ sớm hôm tần tảo nuôi con, dường như họ không biết mệt mỏi bởi đứa con là niềm hi vọng, là nguồn an ủi, động viên, tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho mẹ:

“Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.”

Câu thơ lấp lánh nét đẹp cuộc đời và tình mẹ con. Biện pháp ẩn dụ trong những câu thơ này có nhiều ý nghĩa. Bắp trên nương tươi tốt nhờ ánh nắng mặt trời. Cu Tai cũng giống như mặt trời tỏa nắng sưởi ấm trái tim mẹ để mẹ sống tốt hơn, đẹp hơn cho đời. Em là mặt trời bé bỏng, thân yêu của mẹ.Lời ru ở khúc ru này vẫn là tiếng nói tâm tình của người mẹ nhưng đã chứa đựng ước mơ lớn hơn:

“Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói

Con mơ cho mẹ hát bắp lên đều

Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi...”

Càng thương con, người mẹ lại càng thương bà con dân bản. Mẹ ước mơ về một ngày mai no ấm hạnh phúc, về sự trưởng thành và sức mạnh kì diệu của đứa con thân yêu.Nếu ở hai đoạn thơ trước, tác giả miêu tả cảnh mẹ địu con trên lưng giã gạo nuôi bộ đội, địu con lên nương tỉa bắp thì ở đoạn thơ này là cảnh mẹ địu con cùng đi đánh giặc

Sự lặp lại hai câu thơ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ đã tạo nên âm điệu ngân nga, thấm dần vào người đọc một cảm xúc thân thương. Con cùng mẹ băng suối, vượt ngàn, đạp rừng xông tới. Cả nhà, cả làng, cả nước cùng đánh giặc.Nhịp thơ sôi nổi, thôi thúc như một hành khúc lên đường. Câu kết vẽ lên hình ảnh thật xúc động:

“Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.”

Lời thơ khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của bà mẹ Tà-ôi nói riêng và đồng bào miền tây Thừa Thiên Huế nói chung. Lúc này, mẹ và em cùng lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biết bao khó khăn vất vả, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau gang tấc. Kết thúc bài thơ vẫn là lời hát ru và ước nguyện của mẹ:

“Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

Mai sau con lớn làm người Tự do...”

Điệp khúc: Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi, Mẹ thương a-kay..., Con mơ cho mẹ..., Mai sau con lớn... đã thể hiện khát vọng cháy bỏng trong lòng người mẹ. Mẹ mong ước cho con những điều thật thiết thực và cũng thật lớn lao, kì diệu

“Mai sau con lớn vung chày lún sân...,

Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi

Mai sau con lớn làm người Tự do...”

Khi giã gạo, mẹ mong con mơ cho mẹ hại gạo trắng ngần. Khi tỉa bắp trên nương, mẹ mong con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. Khi chiến đấu, mẹ mong con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ trong ngày đất nước sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thông nhất. Chính tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha và nhân hậu cao cả của những người mẹ nghèo yêu nước ấy đã góp phần làm nên chiến thắng hôm nay.Bài thơ ra đời năm 1971, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chông Mĩ cứu nước nhưng đến nay nó vẫn còn giừ nguyên giá trị. Khúc hát ru đã được phổ nhạc, trở thành bài ca được nhiều người ưa thích. Tình yêu thương con của bà mẹ nghèo miền núi gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu làng bản, lòng kính yêu Bác Hồ và tình yêu đất nước.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được đánh giá là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn chống Mĩ cứu nước. 

Giờ đây, đọc lại bài thơ, người ta vẫn rưng rưng xúc động bởi tình cảm mộc mạc, chân thành cao đẹp của những người mẹ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc ta. Tự hào thay, người mẹ Việt Nam!Sau cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Tổ quốc ta, nhân dân ta đã xây dựng biết bao tượng đài để ghi nhớ công ơn và ngợi ca những người mẹ Việt Nam anh hùng, Với Khúc hát ru những em bé lớn trẽn lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã xây dựng thành công một tượng đài bằng ngôn ngữ về những người mẹ miền núi vô danh.

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Khúc hát ru những đứa bé lớn trên lưng mẹ.

Cảm nhận bài thơ Khúc hát ru những đứa bé lớn trên lưng mẹ - mẫu 1

Nguyễn Khoa Điềm được biết đến là một trong những gương mặt nổi bật trong các thế hệ nhà thơ chống Mĩ cứu nước. Thơ của ông không câu lệ về hình thức, về câu từ hoa mĩ mà rất nhẹ nhàng, đơn giản, tự nhiên, đời thường. Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng thấm thía ấy, ông đã sáng tác rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu như Đất ngoại ô, Cửa thép, Mặt đường khát vọng... Nổi bật số đó là tập thơ "Đất và khát vọng", trong đó, tiêu biểu là bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".

Bài thơ được viết vào năm 1971, đây là thời kì chiến tranh khốc liệt, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuộc sống của nhân dân gặp rất nhiều những khó khăn, gian khổ, bấp bênh, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Bài thơ có cấu trúc lặp lại ba phần tương ứng với ba lời hát ru. Đây cũng là một nét đặc trưng của những khúc hát ru, tạo nên âm điệu nhịp nhàng, tha thiết, sâu lắng và truyền tải được nhiều thông điệp ý nghĩa.Hình ảnh của người mẹ Tà - ôi được khắc họa trong bài thơ thông qua lời ru của tác giả và trực tiếp qua lời ru của mẹ. Trước hết, qua lời ru của tác giả, người mẹ Tà - ôi có những công việc trong những hoàn cảnh nhất định như địu con để làm công việc của người dân ở chiến khu, làm việc nhà, việc nước, việc kháng chiến. Hình ảnh người mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội trong kháng chiến được khắc họa rất cụ thể:

"Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời..."

Mặc dù trong hoàn cảnh vất vả, mẹ phải địu em ở trên lưng để làm việc nhưng tình yêu của mẹ dành cho con vô cùng sâu sắc. Hai mẹ con đều cùng chung nhịp đập, cùng chung trái tim, cùng chung nhịp chày giã gạo của mẹ. Đôi vai gầy của mẹ "nhấp nhô làm gối", "lưng làm nôi" và "tim hát thành lời". Nếu ở đoạn thơ thứ nhất là hình ảnh mẹ làm lụng chăm chỉ để nuôi bộ đội kháng chiến thì đến khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ địu con tỉa bắp trên núi Ka-lưi lại khắc họa người mẹ làm công việc lao động sản xuất của người dân ở nơi chiến khu.Hình ảnh có sự đối lập "Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ" đã thể hiện sự gian khổ, khó khăn, chịu đựng của người mẹ với rừng núi bao la, mênh mông và sự kiên cường, mạnh mẽ của người mẹ. Hình ảnh đẹp nhất của bài thơ có lẽ là hình ảnh "mặt trời của bắp". Đây là hình ảnh tả thực, là nguồn ánh sáng quý giá trong vũ trụ, đem lại sự sống cho muôn vật, muôn loài. Ánh sáng đó giúp cây cối vạn vật phát triển, sinh trưởng tốt. Mặt trời tả thực là mặt trời của núi rừng, của thiên nhiên vĩnh hằng, bất biến. Và em Cu - Tai là mặt trời của mẹ. Hình ảnh mặt trời biểu trưng cho nguồn sống, lẽ sống, là nguồn hạnh phúc ấm êm của mẹ. Đây chính là ánh sáng của người mẹ, là niềm động viên, là sức mạnh lớn lao nhất của mẹ trong cuộc sống, để mẹ vượt qua được những nguy hiểm, khó khăn trong cuộc đời. Ở đoạn thơ thứ ba lại là hình ảnh người mẹ địu con để tham gia kháng chiến. Mẹ địu con để tham gia kháng chiến. Tưởng chừng đó là một điều không tưởng nhưng lại được thể hiện rất rõ qua những chi tiết :

"Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

...

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn..."

Mẹ xông pha vào chiến trường, đấu tranh với giặc Mĩ. Người mẹ hiện lên với hình ảnh lớn lao, kì vĩ và anh dũng hơn bao giờ hết. Qua ba đoạn thơ, chúng ta hiểu được tấm lòng của người mẹ nơi chiến khu. Người mẹ lặng lẽ, bền bỉ, quyết tâm trong kháng chiến, trong lao động sản xuất.Qua những lời ru trực tiếp của mẹ, ta lại càng cảm nhận được tình cảm thiêng liêng cao quý của người mẹ. Điều này được thể hiện rất rõ qua những chi tiết "Mẹ thương a-kay", "Con mơ cho mẹ", "Mai sau con lớn" để nhấn mạnh tấm lòng tha thiết, yêu thương của người mẹ dành cho con. Mẹ mong cho con ngủ ngoan, và mong cho con mau lớn, mau trưởng thành. Tình yêu của mẹ với người con còn được hòa chung trong những tình yêu bao la, rộng lớn, vĩ đại khác: "Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội", "Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói", "Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước". Với những tình cảm hòa nhập bao la, rộng lớn đã thể hiện hình ảnh cao đẹp của người mẹ.Những ước mơ đẹp, giản dị của người mẹ được gắn liền với những lời nhắn gửi với con của mình "Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần - Mai sau con lớn vung chày lún sân". Mẹ mong em có sức khỏe tốt, sau này trở thành một chàng trai khỏe mạnh, dũng cảm. "Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều - Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi". Người mẹ mong con sau này sẽ thành một chàng trai dũng mãnh, đem lại lợi ích làm giàu cho quê hương xứ sở. "Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ - Mai sau con lớn làm người tự do". Mẹ ước mong em trong giấc mơ thấy được Bác Hồ. Đó cũng chính là mơ ước cao đẹp nhất, vĩ đại nhất của người mẹ.

Qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được tình cảm bao la của người mẹ dành cho đứa con của mình qua những việc làm, cử chỉ, lời nói, ước mong tha thiết. Với những điều tuyệt vời nhất, mẹ muốn gửi gắm đến đứa con thân yêu những điều lớn lao mà hết sức giản dị. Hình ảnh người mẹ mạnh mẽ, yêu dân tộc, yêu đất nước, sẵn sàng phục vụ kháng chiến cũng được thể hiện rõ nét trong bài thơ. Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên những trang thơ, những khúc hát ru còn mãi trong lòng độc giả.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:

Ánh trăng

Làng

Lặng lẽ Sa Pa

Chiếc lược ngà

Cố hương

1 4,136 13/07/2022