Lý thuyết Tin học 11 (Cánh diều): Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 11: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 11.

1 13,037 23/09/2023


Lý thuyết Tin học 11: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

A. Lý thuyết Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

1. Lừa đảo qua mạng

a) Một số dạng lừa đảo

- Nội dung giả mạo, lừa đảo trên mạng là thực tế không thể tránh khỏi, cần phải biết phát hiện để tránh bị mất tiền và thông tin cá nhân.

- Các lừa đảo trên mạng thường dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để đạt mục đích.

- Có nhiều loại lừa đảo trên mạng, từ lừa "nhấn chuột là được tiền" đến đánh cắp thông tin cá nhân qua trang web giả mạo.

- Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển. Thông qua email hoặc tin nhắn trên mạng xã hội, thông báo trúng thưởng hoặc tặng quà và yêu cầu trả phí vận chuyển để nhận món quà giá trị cao. Khi trả phí, nạn nhân không nhận được gì hoặc chỉ nhận được món quà giá trị rất thấp.

- Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả. Bọn lừa đảo tạo tài khoản giả mạo các gian hàng trực tuyến uy tín để lừa khách hàng đặt mua. Sau đó, yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để chiếm đoạt hoặc yêu cầu thanh toán và trả hàng giả.

- Lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân. Bọn lừa đảo gửi email hoặc tin nhắn yêu cầu nhấn vào đường link để xác nhận thông tin cá nhân. Đường link sẽ dẫn tới trang web giả mạo yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để tiến hành giao dịch và bọn lừa đảo sẽ lấy cắp thông tin đó.

- Các đối tượng lừa đảo mạo danh nhiều đối tượng khác nhau để lừa đảo.

- Link lừa đảo thường được gửi kèm theo thông điệp mời chào hợp tác kinh doanh, mua hàng giá rẻ,...

- Việc nhấn vào link sẽ dẫn đến trang web giả mạo, mà bọn lừa đảo sử dụng để lấy cắp thông tin cá nhân của nạn nhân.

b) Dấu hiệu lừa đảo và lời khuyên phòng ngừa

- Phishing là hình thức lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân qua trang web giả. Cần nhận biết các dấu hiệu lừa đảo và phòng tránh để bảo vệ bản thân.

- Email, trang web có lỗi chính tả, lỗi hành văn có thể là dấu hiệu của lừa đảo. Các tổ chức, doanh nghiệp cần đảm bảo giao tiếp công chúng chất lượng và chuyên nghiệp. Lỗi có thể là do kẻ lừa đảo thiếu chuyên nghiệp hoặc cố gắng tránh các bộ lọc thông minh.

- Tên miền gồm vài phần cách nhau bằng dấu chấm. Phần đầu viết tắt tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dễ nhớ, nhưng các phần đuôi ít được chú ý hơn và có thể là dấu hiệu lừa đảo.

- Cần chú ý nhận biết các cách viết sai chính tả trong tên miền để đánh lừa người đọc, ví dụ như thay chữ “o” bằng số 0, thay “m” bằng “r” và “n”. Đây là những thủ đoạn phổ biến.

- Kiểm tra địa chỉ đích của một liên kết bằng cách trỏ chuột vào nhưng không nhấn chuột để xem địa chỉ hiển thị. Nếu không khớp với địa chỉ mời nhấn chuột thì đó có thể là lừa đảo.

- Cẩn thận với email hoặc tin nhắn từ người lạ hoặc người quen lâu không liên lạc, đặc biệt là những tình huống khẩn cấp đột xuất, đó là thủ đoạn phổ biến của kẻ lừa đảo.

- Kiểm tra lại thông tin bằng con đường khác như gọi điện thoại trực tiếp hoặc truy cập trang web chính thức in trên tài liệu.

- Không mở liên kết hoặc tệp đính kèm nếu nghi ngờ email hay tin nhắn là lừa đảo, hãy kiểm tra địa chỉ đích thực sự để phát hiện liên kết lừa đảo.

c) Nguyên tắc để hạn chế thiệt hại

- Nếu nghi ngờ rằng mình đã có thể vô tình bị lừa qua mạng, hãy làm ngay một vài việc sau:

+ Cần thay đổi mật khẩu và thiết lập xác minh hai bước cho các tài khoản quan trọng.

+ Thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm nếu tài khoản liên quan đến cơ quan, tổ chức hoặc nhà trường.

+ Nếu chia sẻ thông tin nhạy cảm, báo ngay cho ngân hàng.

+ Báo ngay cho cơ quan chức năng nếu đã bị thiệt hại.

2. Văn hoá ứng xử trên mạng

a) Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực

- Trên không gian mạng, cần tuân thủ tiêu chuẩn hành xử đạo đức, văn hoá và pháp luật.

- Lên mạng cũng là ở giữa cộng đồng, nên ý thức điều này.

- Một số người hành xử trên mạng không lịch sự, không tuân thủ đạo đức và văn hoá, vì họ cho rằng yêu cầu thấp hơn so với cuộc sống thực.

 Lý thuyết Tin học 11 (Cánh diều): Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng (ảnh 1)

b) Một số nguyên tắc về ứng xử trên mạng

- Đặt mình vào vị trí người khác và nhớ rằng ở đầu kia của mạng cũng là những người có cảm xúc giống ta, hãy tránh hiểu lầm và tôn trọng họ.

- Rộng lượng và tránh gây chiến trên mạng. Nếu ai đó mắc lỗi với bạn, hãy phản ứng lịch sự và tốt nhất là theo cách riêng tư.

- Phán xử người khác bằng ngôn từ bất lịch sự, hành vi thiếu văn hoá chỉ dẫn đến có thêm kẻ thù mà thôi.

- Cần nhớ rằng những gì nói viết trên mạng có thể bị lưu trữ và chuyển tiếp đi một cách không kiểm soát.

- Khi tham gia một nhóm mạng mới, cần tôn trọng "văn hoá nhóm" và tìm hiểu trước.

- Không cố lấn át người khác khi tham gia một nhóm mạng.

- Không mong đợi rằng tất cả người đọc đều đồng ý hoặc quan tâm đến những bài viết của bạn.

- Không đăng bài nhiều lần, đăng tin rác, gửi thư rác để tôn trọng thời gian và công sức của người khác.

- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác bằng cách không đọc email, tin nhắn của người khác và không chuyển tiếp email riêng tư mà mình được chia sẻ nếu không chắc chắn; không thu thập thông tin cá nhân của người khác để chia sẻ cho nhau.

- Đạo đức trên mạng không cho phép lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu, đặc biệt là đối với những người có ảnh hưởng như KOL, quản trị viên hệ thống hay diễn đàn.

B. Bài tập Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu

Lý thuyết Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Lý thuyết Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Lý thuyết Bài 4: Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu

Lý thuyết Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

1 13,037 23/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: