Lý thuyết Tin học 11 (Cánh diều) Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 11 Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 11.

1 6,232 23/09/2023


Lý thuyết Tin học 11 Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

A. Lý thuyết Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

1. Khái niệm truy vấn CSDL

- Truy vấn CSDL là yêu cầu của người dùng đối với CSDL với yêu cầu có thể thao tác hoặc khai thác dữ liệu.

- Việc khai thác CSDL là tìm kiếm và hiển thị dữ liệu.

- Truy vấn phải tuân thủ quy tắc của hệ quản trị CSDL.

- Hầu hết các hệ quản trị CSDL quan hệ đều hỗ trợ SQL.

- Ví dụ như giáo viên chủ nhiệm cần danh sách học sinh có điểm Tin học từ 8,0 trở lên.

- Truy vấn tóm tắt và tính toán dữ liệu để đưa ra kết quả.

- Kết quả có thể là hình ảnh hoặc đồ thị.

2. Khai thác CSDL bằng câu truy vấn SQL đơn giản

- Cấu trúc cơ bản của một câu truy vấn viết bằng ngôn ngữ SQL như ở Hình 1a:

 Lý thuyết Tin học 11 (Cánh diều) Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (ảnh 1)

- Hệ quản trị CSDL truy cập các bảng dữ liệu từ FROM.

- Các bản ghi thoả mãn điều kiện tìm kiếm sẽ được lựa chọn từ WHERE.

- Kết quả trả về là các bản ghi đã được lựa chọn và chỉ có giá trị của các trường được chọn mới được hiển thị.

- Tên trường trong câu truy vấn coi như biến trong chương trình xử lý, cần dùng [ ] để đánh dấu tên trường có chứa dấu cách.

- Để dễ theo dõi các ví dụ, CSDL nói đến ở các ví dụ có bảng HỌC SINH 11 với dữ liệu như ở Hình 2.

 Lý thuyết Tin học 11 (Cánh diều) Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (ảnh 1)

- Truy vấn SQL để tìm thông tin học sinh có điểm môn Ngữ văn từ 7.0 trở lên, bao gồm Mã định danh, Họ và tên, điểm Toán và điểm Ngữ văn.

- Kết quả trả về được thể hiện trong Hình 3.

 Lý thuyết Tin học 11 (Cánh diều) Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (ảnh 1)

3. Ngôn ngữ truy vấn QBE

- Một số hệ quản trị CSDL cho phép truy vấn bằng cách điền vào chỗ trống trong bảng, gọi là Query By Example (QBE).

- Microsoft Access hỗ trợ cả SQL và QBE cho truy vấn CSDL.

- Ví dụ 2. Tương ứng với câu truy vấn SQL ở Hình 1b, ta có thể điền vào bảng thiết kế QBE của Access như ở Hình 4 dưới đây:

 Lý thuyết Tin học 11 (Cánh diều) Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (ảnh 1)

- Vài nét về CSDL NoSQL

+ CSDL NoSQL xuất hiện vào cuối những năm 2000 để giải quyết việc lưu trữ và xử lý dữ liệu tăng nhanh trong ứng dụng web.

+ CSDL NoSQL hỗ trợ nhiều kiểu lưu trữ dữ liệu khác nhau thay vì sử dụng cấu trúc bảng chặt chẽ.

+ Các CSDL NoSQL thường nới lỏng ràng buộc và tính nhất quán để đạt tốc độ nhanh và khả năng mở rộng quy mô.

+ Một số CSDL NoSQL có thể sử dụng cú pháp giống SQL.

+ CSDL quan hệ và CSDL NoSQL được thiết kế để giải quyết các nhu cầu khác nhau của ứng dụng CSDL.

B. Bài tập Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu

Lý thuyết Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL

Lý thuyết Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu

Lý thuyết Bài 1: Kiểu mảng và cấu trúc mảng

1 6,232 23/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: