Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14 (Cánh diều): Tập tính ở động vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 14: Tập tính ở động vật ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 11.

1 4,208 06/11/2023


Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14: Tập tính ở động vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14: Tập tính ở động vật

I. Khái niệm và vai trò của tập tính

- Tập tính là chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển. Các hoạt động của tập tính là kết quả thực hiện của các phản xạ liên tiếp.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14 (Cánh diều): Tập tính ở động vật (ảnh 1)

- Một trong những yếu tố thể dịch quan trọng ảnh hưởng đến tập tỉnh là pheromone. Pheromone là những chất do cơ thể tiết ra ngoài môi trường, có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt, được sử dụng như những tín hiệu hoa học cho những cá thể khác cùng loài. Pheromone phổ biến ở côn trùng, động vật có vú.

II. Phân loại tập tính

Tập tính là kết quả của di truyền và môi trường sống. Dựa vào đặc điểm di truyền của tập tính có thể chia tập tỉnh thành ba loại: tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14 (Cánh diều): Tập tính ở động vật (ảnh 1)

III. Một số hình thức học tập ở động vật

- Quá trình học tập là quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Qua học tập mà một số tập tỉnh của động vật có thể thay đổi hoặc hình thành mới. Khả năng học tập của động vật phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thần kinh. Những hình thức học tập phổ biển ở động vật gồm: quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14 (Cánh diều): Tập tính ở động vật (ảnh 1)

- Loài người có hệ thần kinh phát triển nhất trong bậc thang tiến hoá của sinh vật, do đó khả năng học tập của người là rất lớn. Quá trình học tập ở người là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ, hành vi của cả thể đó. Cơ chế của quá trình học tập đó là sự hình thành các phản xạ có điều kiện trên cơ sở phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện đã hình thành bền vững.

IV. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống

Hiểu biết về tập tính đã được ứng dụng trong nhiều mặt của đời sống con người như:

- Chọn lọc, thuần dưỡng những động vật hoang dã thành những vật nuôi nhưng vẫn giữ được tập tính có lợi của loài ban đầu.

- Chọn các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại cây trồng.

- Sử dụng pheromone dễ dẫn dụ động vật.

- Dạy động vật những phản xạ phục vụ đời sống.

- Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hoá các phương pháp học tập để phù hợp với lứa tuổi, cả thể và nội dung học tập.

B. Bài tập Sinh học 11 Bài 14: Tập tính ở động vật

Đang cập nhật

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Lý thuyết Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết Bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Lý thuyết Bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

1 4,208 06/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: