Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9 (Cánh diều): Miễn dịch ở người và động vật
Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Sinh học 11.
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật
A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật
I. Nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người là gì?
- Tiếp xúc với động vật chứa mầm bệnh
- Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Yếu tố di truyền
- Ô nhiễm môi trường
- Tiếp xúc với người bệnh
- Tuổi tác
- Làm việc với môi trường chứa chất độc hại
- Thức quá khuya
II. Miễn dịch ở người và động vật
1. Miễn dịch là gì?
Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, tế bào ung thư,...), giữ cho cơ thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật.
Hệ miễn dịch ở người gồm những gì?
2. Các loại miễn dịch là gì?
Miễn dịch không đặc hiệu:
- Là khả năng tự bảo vệ sẵn có ở động vật và người từ khi mới sinh ra mà không cần có sự tiếp xúc với kháng nguyên
- Không có tính đặc hiệu với tất cả tác nhân gây bệnh
- Có tính bẩm sinh, di truyền được.
- Có ở cả động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Miễn dịch đặc hiệu:
- Là phản ứng đặc hiệu của cơ thể chống lại các kháng nguyên khi chúng xâm nhập vào cơ thể
- Gồm 2 loại: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.
3. Hiện tượng dị ứng là gì?
Dị ứng là hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhất định (dị nguyên).
Cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh là gì?
- Nhằm tránh phản ứng phản vệ của cơ thể với loại kháng sinh đó
- Những dấu hiệu phổ biến: sốt, phát ban, nổi mề đay, sốc phản vệ,...
Vai trò của vaccine và tiêm phòng bệnh, dịch là gì?
Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh được dùng để tạo miễn dịch chủ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vai trò quan trọng của tiêm vaccine:
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
- Đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
- Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh
- Phát triển nguồn nhân lực của quốc gia
- Giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho xã hội,...
Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật
B. Bài tập Sinh học 11 Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật
Câu 1: Các tế bào độc gây chết cho các tế bào nhiễm bệnh là đặc điểm của
A. miễn dịch không đặc hiệu.
B. miễn dịch tế bào.
C. miễn dịch dịch thể.
D. hàng rào bề mặt bảo vệ cơ thể.
Đáp án đúng là: B
Các tế bào độc gây chết cho các tế bào nhiễm bệnh là đặc điểm của miễn dịch tế bào.
Câu 1: Phát biểu nào sai khi nói về cách thức loại bỏ tác nhân gây bệnh của hàng rào bên trong cơ thể?
A. Các tế bào thực bào như đại thực bào và bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
B. Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.
C. Các tế bào tổng hợp peptide và protein có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
D. Tế bào T độc hoạt hóa và lưu hành trong máu, tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh.
Đáp án đúng là: D
D – Sai. Tế bào T độc hoạt hóa và lưu hành trong máu, tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh → Đây là đặc điểm của miễn dịch tế bào.
Câu 3: Phát biểu nào đúng khi nói về miễn dịch dịch thể?
A. Miễn dịch dịch thể mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
B. Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các kháng nguyên.
C. Miễn dịch dịch thể có sự tham gia của các tế bào limpho T độc.
D. Miễn dịch dịch thể có sự tham gia của kháng thể nằm trong dịch thể nhưng không phải do tế bào limpho B tiết ra.
Đáp án đúng là: B
Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các kháng nguyên.
A – Sai. Miễn dịch dịch thể thuộc miễn dịch đặc hiệu → Hình thành trong đời sống của từng cá thể.
C – Sai. Miễn dịch dịch thể không có sự tham gia của các tế bào limpho T độc.
D – Sai. Tế bào B tăng sinh và biệt hóa thành hai loại tế bào là tế bào B nhớ và tế bào plasma, các tế bào plasma sản sinh kháng thể → nguồn gốc từ tế bào B.
Câu 4: Cơ chế của việc tiêm vaccine phòng bệnh là
A. đưa kháng thể vào cơ thể, kích thích cơ thể sản xuất kháng nguyên, đồng thời ghi nhớ kháng thể.
B. đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể, đồng thời ghi nhớ kháng nguyên.
C. đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
D. đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Đáp án đúng là: B
Cơ chế của việc tiêm vaccine phòng bệnh là đưa chế phẩm có chứa kháng nguyên hoặc chất sản sinh kháng nguyên vào cơ thể, kích hoạt hệ miễn dịch hình thành kháng thể bất hoạt kháng nguyên, đồng thời ghi nhớ kháng nguyên.
Câu 5: Phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch ở người với một số chất kích thích gọi là
A. thích ứng.
B. dị ứng.
C. miễn dịch.
D. suy giảm miễn dịch.
Đáp án đúng là: B
Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch ở người với một số chất kích thích.
Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh ung thư?
A. Ung thư có thể làm suy yếu hệ miễn dịch theo nhiều cách khác nhau.
B. Khi tế bào ung thư di chuyển vào tủy xương và hình thành khối u ác tính trong tủy xương, gây cản trở chức năng sản sinh tế bào máu.
C. Việc sử dụng các liệu pháp điều trị như hóa trị hoặc xạ trị giúp tăng cường khả năng miễn dịch của người bệnh.
D. Các tế bào ung thư có thể tách ra khỏi khối u mà di chuyển đến các vị trí khác trong cơ thể hình thành khối u ác tính mới, gọi là di căn.
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Việc sử dụng các liệu pháp điều trị như hóa trị hoặc xạ trị làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh.
Câu 7: Bệnh tự miễn là
A. hiện tượng hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại một số phân tử của cơ thể do nhầm tưởng đó là kháng nguyên.
B. hiện tượng hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại một số phân tử của cơ thể do nhầm tưởng đó là kháng thể.
C. phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch ở người với một số chất kích thích.
D. hiện tượng hệ thống miễn dịch hoạt động giúp nhận biết, loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Đáp án đúng là: A
Bệnh tự miễn là hiện tượng hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại một số phân tử của cơ thể do nhầm tưởng đó là kháng nguyên.
Câu 8: Trong môi trường sống của một người có nhiều vi sinh vật gây ra một loại bệnh, nhưng người đó vẫn sống khỏe mạnh. Giải thích nào sau đây là đúng với hiện tượng này?
A. Con đường xâm nhập thích hợp của loại vi sinh vật này đã bị ngăn chặn.
B. Số lượng vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người đó không đủ lớn.
C. Cơ thể của người đó có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của vi sinh vật gây bệnh này.
D. Tất cả các đáp án trên.
Đáp án đúng là: D
Trong môi trường sống của một người có nhiều vi sinh vật gây ra một loại bệnh, nhưng người đó vẫn sống khỏe mạnh, hiện tượng này có thể giải thích do: Con đường xâm nhập thích hợp của loại vi sinh vật này đã bị ngăn chặn; số lượng vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người đó không đủ lớn; cơ thể của người đó có khả năng miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của vi sinh vật gây bệnh này.
Câu 9: Vì sao một số bệnh như sởi, quai bị thường chỉ mắc một lần trong đời?
A. Vì sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus và hình thành trí nhớ miễn dịch.
B. Vì sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng nguyên chống lại virus và hình thành trí nhớ miễn dịch.
C. Vì virus gây bệnh đã bị loại bỏ khỏi môi trường sống.
D. Vì thuốc kháng sinh đã tiêu diệt hoàn toàn lượng virus, đồng thời ngăn chặn sự tái nhiễm của virus.
Đáp án đúng là: A
Vì sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus và hình thành trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch có khả năng nhận diện và tiêu diệt virus gây bệnh nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau.
Câu 10: Tại sao trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh?
A. Vì để xác định liều lượng kháng sinh cần tiêm cho bệnh nhân.
B. Vì trong thành phần của thuốc có thể chứa dị nguyên, thử phản ứng dị ứng giúp tránh những phản ứng phụ không mong muốn sau khi tiêm.
C. Vì để đảm bảo kháng sinh được cơ thể sử dụng chính xác khi tiêm vào cơ thể.
D. Vì trong thành phần của thuốc có thể chứa kháng thể, thử phản ứng dị ứng giúp kiểm tra hoạt động của kháng thể trên cơ thể.
Đáp án đúng là: B
Trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí tiêm. Vì trong thành phần của thuốc có thể chứa dị nguyên, thử phản ứng dị ứng giúp tránh những phản ứng phụ không mong muốn sau khi tiêm.
Câu 11: Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ các yếu tố là
A. có khả năng gây bệnh và có trong môi trường sống,
B. có khả năng gây bệnh và có con đường xâm nhiễm phù hợp.
C. có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn.
D. có trong môi trường sống, tiếp xúc với vật chủ và số lượng đủ lớn.
Đáp án đúng là: C
Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tủ đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn.
Câu 12: Nhóm các bệnh nào sau đây thuộc loại bệnh truyền nhiễm?
A. Cúm, cận thị, nấm da, HIV/AIDS.
B. Cúm, sốt rét, nấm da, HIV/AIDS.
C. Ung thư, loãng xương, thoái hóa khớp.
D. Ung thư, cận thị, HIV/AIDS.
Đáp án đúng là: B
Cúm, sốt rét, nấm da, HIV/AIDS thuộc loại bệnh truyền nhiễm.
Cận thị, ung thư, loãng xương, thoái hóa khớp thuộc loại bệnh không truyền nhiễm.
Câu 13: Miễn dịch có vai trò gì đối với cơ thể người và động vật?
A. Vận chuyển bạch cầu đến các tế bào và cơ quan của cơ để để tiêu diệt mầm bệnh.
B. Bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
C. Ngăn chặn, nhận biết các tác nhân gây bệnh từ môi trường và loại bỏ chúng trước khi chúng tiếp xúc với cơ thể.
D. Ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh.
Đáp án đúng là: D
Miễn dịch có vai trò ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.
Câu 14: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh truyền nhiễm?
A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể là có thể gây bệnh trong bất kì điều kiện nào.
C. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật gây ra.
D. Để gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần hội tụ đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng lớn.
Đáp án đúng là: B
B – Sai. Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng lớn.
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở miễn dịch đặc hiệu?
A. Có ở tất cả động vật.
B. Không hình thành trí nhớ miễn dịch.
C. Hình thành trong đời sống của từng cá thể.
D. Đáp ứng tức thời.
Đáp án đúng là: C
Miễn dịch đặc hiệu được hình thành trong đời sống của từng cá thể; có ở động vật có xương sống; đáp ứng chậm và hình thành trí nhớ miễn dịch → Đáp án C.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi
Lý thuyết Bài 11: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Lý thuyết Bài 12: Cảm ứng ở thực vật
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều