Lý thuyết GDCD 12 Bài 8 (mới 2024 + Bài Tập): Pháp luật với sự phát triển của công dân

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 12 Bài 8.

1 7,690 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

I. Nội dung bài học

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Quyền học tập của công dân

* Khái niệm:

- Mọi công dân đều có quyền học tập từ thâp đến cao, có thể học bất cứ nghành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

* Nội dung quyền học tập của công dân

- Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế

- Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào

- Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển của công dân | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển của công dân | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

b. Quyền sáng tạo của công dân

* Khái niệm: Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển của công dân | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Quyền sáng tạo gồm hai loại

+ Quyền nghiên cứu khoa học

+ Nghiên cứu vũ trụ

c. Quyền được phát triển của công dân

* Khái niệm: Quyền được phát triển là quyền của công dân được:

+ Sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức;

+ Có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa;

+ Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe;

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển của công dân | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển của công dân | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân

- Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.

- Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.

- Đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

- Tạo điều kiện để những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân

a. Trách nhiệm của Nhà nước

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

b. Trách nhiệm của công dân

- Có ý thức học tập tốt, xác định mục đích học là học cho mình, phục vụ cho gia đình và xã hội.

- Có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.

- Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

Bài 1: Việc công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được có điều kiện học tập tốt.

B. Quyền phát triển.

C. Quyền đối với học sinh giỏi.

D. Quyền được có điều kiện học tập tốt.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học quyển phát triển của công dân được biểu hiện ở nội dung: công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng

Câu 2: Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập.

B. Quyền học không hạn chế.

C. Quyền lựa chọn ngành nghề.

D. Quyền học thường xuyên.

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung bài học : Mọi công dân đều có quyền học tập từ thâp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây thuộc quyền được phát triển?

A. Học sinh học xuất sắc được vào học trong các trường chuyên.

B. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học tập.

C. Học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển chọn.

D. Học sinh con nhà nghèo được nhận học bổng.

Đáp án: A

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung bài học : Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng

+ Người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng, ưu tiên tuyển chọn vào các trường ĐH

Câu 4: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

A. học bất cứ nơi nào.

B. học không hạn chế.

C. bình đẳng về cơ hội học tập.

D. học thường xuyên, học suốt đời.

Đáp án: D

Giải thích: Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể học bằng nhiều hình thức.

Câu 5: Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Phản ánh ý kiến về xây dựng kinh tế - xã hội.

B. Sáng tạo các tác phẩm văn học, khoa học.

C. Tạo ra các sáng chế.

D. Tạo ra các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Đáp án: A

Câu 6: K rất say mê nhạc cụ dân tộc, giành giải Ba trong cuộc thi quốc gia và đã được đặc cách nhận vào học tại Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. K đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyên học thường xuyên, học suốt đời.

C. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

D. Quyền được phát triền.

Đáp án: D

Câu 7: Một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân nào cũng được tự do

A. tham vấn nghề nghiệp.

B. lựa chọn việc làm.

C. khám phá khoa học.

D. quản trị truyền thông.

Đáp án: C

Câu 8: Công dân thực hiện quyền học không hạn chế trong trường hợp nào sau đây?

A. Đề xuất tham vấn tâm lí.

B. Được đào tạo sau đại học.

C. Tiếp nhận trợ cấp thất nghiệp.

D. Nhận hỗ trợ học online.

Đáp án: B

Câu 9: Học sinh Q đã thiết kế thành công sản phẩm khẩu trang kháng khẩu nhằm đáp ứng , phòng tránh dịch bệnh đang diễn ra phức tạp được làm từ nguyên liệu hữu cơ, thoáng khí và thân thiện với môi trường. Học sinh Q đã thực hiện quyền sáng tạo ở nội dung nào sau đây?

A. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

B. Đa dạng hóa các nghề nghiệp.

C. Tự do nghiên cứu khoa học.

D. Chuyển giao quy trình công nghệ.

Đáp án: C

Câu 10: Công dân thực hiện quyền học thường xuyên, học suốt đời trong trường hợp nào dưới đây?

A. Định kỳ bồi dưỡng chuyên môn.

B. Kì thị giáo dục truyền thống.

C. Từ chối hoạt động hướng nghiệp.

D. Bảo mật quan điểm cá nhân.

Đáp án: A

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

Lý thuyết Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Lý thuyết Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Lý thuyết Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Lý thuyết Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

1 7,690 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: