Lý thuyết GDCD 12 Bài 9 (mới 2024 + Bài Tập): Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 12 Bài 9.

1 6293 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

I. Nội dung bài học

1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước

a. Trong lĩnh vực kinh tế

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của họat động kinh doanh.

- Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội.

- Pháp luật khuyến khích các họat động kinh doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

⇒ Pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế để mọi công dân, mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của các nhà sản xuất, kinh doanh vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước.

b. Trong lĩnh vực văn hóa

- Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam.

c. Trong lĩnh vực xã hội

- Pháp luật có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội.

-Trong nền kinh tế thị trường, nhiều vấn đề xã hội phát sinh, cần phải được giải quyết: dân số và việc làm; bất bình đẳng xã hội và tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; xóa đói giảm nghèo; tệ nạn xã hội; đạo đức và lối sống; v.v…

- Các vấn đề xã hội trên đây chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật.

d. Trong lĩnh vực môi trường

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường.

e. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh xã hội

- Pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, thông qua đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững.

- Pháp luật về quốc phòng và an ninh qui định về bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

- Pháp luật qui định nhiệm vu, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia của các tổ chức và công dân.

- Pháp luật trừng trị nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

-Pháp luật giữ vai trò đảm bảo các điều kiện an ninh trật tự cần thiết để xã hội ổn định và phát triển.

2. Nội dung cơ bản của pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

a. Nội dung cơ bản về sự phát triển kinh tế

* Quyền tự do kinh doanh của công dân: Có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh

* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh:

- Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh,

- Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật,

- Bảo vệ môi trường,

- Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng,

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội…

b. Nội dung cơ bản về sự phát triển văn hóa

- Được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, v.v… Đó là hệ thống quy định của pháp luật về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nội dung: nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn H, mê tín dị đoan, các hành vi xâm phạm đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

c. Nội dung cơ bản về sự phát triển các lĩnh vực xã hội

- Nhà nước ban hành nhiều bộ luật để thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội:

+ Pháp luật với việc giải quyết dân số và việc làm.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Pháp luật với việc xóa đói giảm nghèo.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Pháp luật với việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Pháp luật với việc phòng và chống tệ nạn xã hội

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân

- Phải bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Việc khai thác rừng phải đúng pháp luật, bảo vệ và phát triển rừng, chống cháy rừng. Có trách nhiệm trồng cây gây rừng….

- Nghiêm cấm các hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường.

- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vảo vệ các loại động thực vật và hệ sinh thái…

e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh.

Lý thuyết Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để tạo nên hành lang pháp lí như luật quốc phòng, luật an ninh quốc gia…

- Ban hành nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức, trường học.

- Củng cố quốc phòng, an ninh quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân.

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Bài 1: Theo luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp ?

A. Học sinh, sinh viên.

B. Cán bộ, công chức nhà nước.

C. Người đang không có việc làm.

D. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân.

Đáp án: B

Giải thích:

Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định:

Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;

b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Nộp thuế đầy đủ.

B. Công khai thu nhập trên báo chí.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an nình.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo quy định tại điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:

“Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

1.Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2.Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3.Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

4.Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Câu 3: Công ty sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm là thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh?

A. Đảm bảo chất lượng thực phẩm.

B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

C. Bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân.

D. Đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Đáp án: A

Câu 4: Bà H nuôi 10 con rùa đỏ - con vật thuộc danh mục động vật hoang dã, quý hiếm nằm trong sách đỏ mà nhà nước cấm kinh doanh. Việc làm của bà H đã xâm phạm

A. pháp luật kinh doanh.

B. pháp luật về bảo vệ môi trường.

C. chính sách bảo vệ thiên nhiên.

D. chính sách môi trường.

Đáp án: B

Giải thích: Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các loài động thực vật và hệ sinh thái…

Câu 5: Do bị bạn bè rủ rê, D đã thử hút thuốc có chứa chất ma túy, đến khi bó mẹ D phát hiện thì D đã trờ thành con nghiện. Hành vi sử dụng ma túy của D đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục.

B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội.

C. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn hút thuốc.

Đáp án: D

Câu 6: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về

A. lao động công vụ.

B. phát triển kinh tế.

C. quan hệ xã hội.

D. bảo vệ môi trường.

Đáp án: B

Câu 7: Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh mọi công dân đều phải

A. tăng cường nguồn vốn vay ưu đãi.

B. tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

C. tích cực ủng hộ quỹ vacxin phòng dịch.

D. đồng loạt tham gia giải cứu hàng hóa.

Đáp án: B

Câu 8: Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh mọi công dân đều phải

A. tích cực ủng hộ quỹ vacxin phòng dịch.

B. tăng cường nguồn vốn vay ưu đãi.

C. tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

D. đồng loạt tham gia giải cứu hàng hóa.

Đáp án: C

Câu 9: Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh mọi người đều phải

A. quản lý nhân sự trực tuyến.

B. sử dụng lao động theo thời vụ.

C. tuân thủ quy định về quốc phòng.

D. nhập khẩu nguyên liệu hữu cơ.

Đáp án: C

Câu 10: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Buôn bán động vật quý hiếm.

B. Đi xe phóng nhanh vượt ẩu.

C. Buôn bán bánh kẹo ngày Tết.

D. Sản xuất khẩu trang

Đáp án: B

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

Lý thuyết Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Lý thuyết Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Lý thuyết Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

Lý thuyết Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

1 6293 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: