Lý thuyết GDCD 12 Bài 6 (mới 2024 + Bài Tập): Công dân với các quyền tự do cơ bản

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 12 Bài 6.

1 9,157 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

I. Nội dung bài học

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

* Nội dung:

- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ

- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.

* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người

- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Công an đọc lệnh bắt tạm giam đối tượng phạm tội

- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp

+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được

+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Bắt tạm giam đối tượng tàng trữ, buôn bán ma túy

- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

* Ý nghĩa:

- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người

- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật

- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”

- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác

* Nội dung:

- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

* Ý nghĩa:

- Xác định địa vị pháp lý của công dân

- Đề cao nhân tố con người

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định

* Nội dung:

- Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau:

+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án

+ Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh.

* Ý nghĩa:

- Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do

- Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm

Lý thuyết Công dân với các quyền tự do cơ bản | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

e. Quyền tự do ngôn luận

- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước

- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

+ Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng

+ Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước…

+ Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở

* Ý nghĩa: Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội

2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Trách nhiệm của nhà nước

- Xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý nghiêm minh việc xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân

b. Trách nhiệm của công dân

- Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình

- Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân

- Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép

- Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Câu hỏi nhận biết và thông hiểu

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi

A. cần phục vụ công tác điều tra.

B. sao lưu biên lai thu phí.

C. kiểm tra hóa đơn tiền điện.

D. thống kê bưu phẩm đã giao.

Đáp án: A

Giải thích:

Căn cứ pháp lý tại khoản 2 điều 192 quy định cụ thể về căn cứ để kiểm tra dữ liệu điện tử như sau:

“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”.

Câu 2: Trong lúc chị A ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn của giám đốc gửi đến, vì ghen ăn tức ở với chị nên anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới dây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm.

B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Được tự do đọc thông tin.

D. Được đảm bảo an toàn về tài sản.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.

B. Đưa giùm thư cho người bị khiếm thị.

C. Kiểm tra số lương thư trước khi gửi.

D. Nhận thư không đúng tên mình, trả lại cho bưu điện.

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.

Câu 4: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận

B. Quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

C. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Đáp án: C

Giải thích: Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm có: quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 5: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí

A. bằng cách sử dụng bạo lực.

B. theo quy định của pháp luật.

C. thông qua chủ thể bảo lãnh.’

D. tại các phiên tòa lưu động.

Đáp án: B

Giải thích:

Điều 33 , Bộ luật dân sự 2015. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi đe doạ giết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tính mạng và sức khỏe của công dân.

B. danh dự của công dân.

C. tinh thần của công dân.

D. nhân phẩm của công dân.

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân : Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

Câu 7: Hành vi đánh người, làm tổn hại sức khỏe của người khác là xâm phạm đến quyền tự do cơ bản nào của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Tự do về thân thể của công dân.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân : nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Câu 8: Vì ghen ghét H học giỏi hơn mình nên Y đã tung tin xấu về H liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp lên trên Facebook. Trong trường hợp này Y đã xâm phạm tới

A. tính mạng, sức khỏe của H.

B. nhân phẩm, danh dự của H.

C. vật chất, tinh thần của H.

D. sức khỏe, trí tuệ của H.

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân : Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

+ Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.

Câu 9: Ông P làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Khi làm xong, ông lục túi thì thấy mất 100000 đồng. Ông liền nghi ngay cho V đứa trẻ nhà hàng xóm lấy trộm. Ông P đã tự ý xông vào nhà V, bắt trói tay V kéo về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V tự nhận là đã lấy tiền của mình mới thả trói. Hành vi của ông A không vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Bảo hộ tính mạng, sức khỏe.

Đáp án: D

Giải thích: Hành vi của ông A vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: tự ý xông vào nhà; quyền bất khả xâm phạm về thân thể: kéo về nhà mình, trói tay’, quyền bảo hộ về nhân phẩm, danh dư: nghi ngờ ngay cho V khi chưa tìm hiểu.

Câu 10 : Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

A. giám hộ trẻ vị thành niên.

B. giam, giữ người trái pháp luật.

C. theo dõi tội phạm nguy hiểm.

D. cách ly người bị nhiễm dịch theo quy định.

Đáp án: D

Giải thích: Nội dung Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Không một ai, dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

Lý thuyết Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Lý thuyết Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

Lý thuyết Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Lý thuyết Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

1 9,157 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: