Lý thuyết GDCD 12 Bài 3 (mới 2024 + Bài Tập): Công dân bình đẳng trước pháp luật

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 12 Bài 3.

1 8,238 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

I. Nội dung bài học

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

- Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

+ Một là: Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Lý thuyết Công dân bình đẳng trước pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

Lý thuyết Công dân bình đẳng trước pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

- Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.

Lý thuyết Công dân bình đẳng trước pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị tuyên án chung thân

3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.

- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để sử dụng các quyền của mình.

- Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích công dân, không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội.

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Câu 1: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiên nghĩa vụ của mình là nội dung bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về quyền và trách nhiệm.

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

C. Bình đẳng về quyền lợi của cá nhân.

D. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung kiến thức phần công dân bình đẳng trước pháp luật: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Bác Hồ nói: “ Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai giàu nghèo, tôn giáo, giống nòi, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ thể hiện là công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm với đất nước.

B. quyền của công dân.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. trách nhiệm pháp lý.

Đáp án: B

Giải thích: Mọi công dân đều được hưởng quyền của mình, các quyền được hưởng như bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu,..

Câu 3: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước

A. cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

B. cơ quan, tổ chức theo quy định của nội quy.

C. gia đình theo quy định của dòng họ.

D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung kiến thức công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Sau khi tốt nghiệp cấp 3, H được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì tiếp tục học lên đại học, còn D thì nhập ngũ phục vụ quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.

B. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lí.

Đáp án: C

Giải thích:

Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Hỗ trợ người già neo đơn.

B. Lựa chọn loại hình kinh doanh.

C. Tự chuyển địa điểm học tập.

D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung “ công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế

Câu 6: Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu loại hình dịch vụ kinh doanh.

B. Hoàn thiện hồ sơ cấp mã số thuế.

C. Khai báo tạm trú tạm vắng theo quy định.

D.Từ chối công khai danh tính người tố cáo.

Đáp án: B

Câu 7: Khi vi phạm pháp luật, công dân dù ở bất kì cương vị nào đều bị xử lí theo quy định là

A. công dân bình đẳng về chính trị.

B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ.

D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung “ công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí”: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?

A. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.

B. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.

C. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người là không giống nhau.

D. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung “ công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”:

Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:

+ Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế…

+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

Câu 9: Qua kiểm tra buôn bán của các gia đình trong xã, đội quản lí thị trường của huyện X đã lập biên bản xử phạt một số cá nhân và hộ kinh doanh do kinh doanh mặt hàng không có trong giấy phép đăng kí kinh doanh. Hình thức xử lí vi phạm được áp dụng thể hiện điều gì?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về quyền và trách nhiệm.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Công dân bình đẳng trước Tòa án.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật)

Câu 10: Tòa án nhân dân tỉnh C xét xử vụ án tham nhũng đã quyết định áp dụng hình phạt tù đối với 3 cán bộ về tội: “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Hình phạt mà Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Về nghĩa vụ trước pháp luật.

B. Về chấp hành hình phạt.

C. Về trách nhiệm pháp lí.

D. Trước tòa án.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào nội dung “ công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí”: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

Lý thuyết Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

Lý thuyết Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Lý thuyết Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Lý thuyết Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

1 8,238 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: