Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 515 24/02/2023


Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

I. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG BẰNG KIM LOẠI

- Khoảng thiên niên kỉ V TCN là đồng đỏ. 

- Đầu thiên niên kỉ II TCN, người nguyên thủy đã luyện được đồng thau và sắt.

- Việc phát hiện và sử dụng công cụ kim loại đưa đến nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người:

+ Khai phá đất hoang, tăng diện  tích trồng trọt.

+ Tăng năng suất lao động.

+ Xuất hiện như nghề luyện kim, chế tạo công cụ lao động, chế tạo vũ khí.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

II. SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

- Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại, con người đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa.

- Tình trạng tư hữu xuất hiện => xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

- Quá trình phân hoá và tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở các nơi trên thế giới không giống nhau (ở phương Đông phân hóa không triệt để).

III. VIỆT NAM CUỐI THỜI KÌ NGUYÊN THUỶ

- Cách đây hơn 4000 năm, xã hội nguyên thuỷ Việt Nam có nhiều chuyển biến, gắn với ba nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Cư dân biết đến thuật luyện kim và chế tác công cụ, vũ khí bằng đồng. 

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

- Người nguyên thuỷ đã mở rộng địa bàn cư trú chuyển dần xuống vùng đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã…

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Câu 1: Kim loại con người phát hiện ra đầu tiên là

A. đồng đỏ.

B. đồng thau.

C. sắt.

D. thiếc.

Đáp án: A

Giải thích: Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác đá.

Câu 2: Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở 

A. Tây Á, Nam Phi.

B. Tây Á, Bắc Phi.

C. Tây Á, Trung Phi.

D. Tây Á , Nam Á.

Đáp án: B

Giải thích: Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu.

Câu 3: Người nguyên thủy có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên nhờ sử dụng công cụ lao động bằng chất liệu nào?

A. Đá.

B. Gỗ.

C. Nhựa.

D. Kim loại.

Đáp án: D

Giải thích: Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại , con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa.

Câu 4: Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ II TCN.

B. Thiên niên kỉ III TCN.

C. Thiên niên kỉ IV TCN.

D. Thiên niên kỉ V TCN.

Đáp án: C

Giải thích: Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian thiên niên kỉ IV TCN.

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy là do sự xuất hiện của

A. công cụ lao động bằng kim loại.

B. Người tinh khôn.

C. công cụ lao động bằng đá.

D. nền nông nghiệp trồng lúa.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy sự xuất hiện của công cụ kim loại.

Câu 6: Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến chuyển biến nào dưới đây trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy?

A. Năng suất lao động tăng cao.

B. Diện tích sản xuất bị thu hẹp.

C. Địa bàn cư trú của bị thu hẹp.

D. Xuất hiện sự phân hóa giàu – nghèo.

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, năng suất lao động của người nguyên thủy tăng lên, nhớ đó sản xất được một lượng sản phẩm dưa thừa thường xuyên.

Câu 7: Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến chuyển biến nào dưới đây trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy?

A. Địa bàn cư trú của bị thu hẹp.

B. Xuất hiện sự phân hóa giàu – nghèo.

C. Tạo ra sản phẩm dư thừa.

D. Diện tích sản xuất bị thu hẹp.

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, năng suất lao động của người nguyên thủy tăng lên, nhớ đó sản xất được một lượng sản phẩm dưa thừa thường xuyên.

Câu 8: Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến chuyển biến nào dưới đây trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy?

A. Địa bàn cư trú của bị thu hẹp.

B. Năng suất lao động sụt giảm.

C. Xuất hiện sự phân hóa giàu – nghèo.

D. Khai phá thêm nhiều vùng đất hoang.

Đáp án: D

Giải thích: Nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, con người có thể khai phá được nhiều vùng đất hoang mà trước kia chưa thể khai phá nổi.

Câu 9: Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến chuyển biến nào dưới đây trong đời sống xã hội của người nguyên thủy?

A. Tạo sa sản phẩm dư thừa thường xuyên.

B. Năng suất lao động tăng cao.

C. Xuất hiện sự phân hóa giàu – nghèo.

D. Khai phá thêm nhiều vùng đất hoang.

Đáp án: C

Giải thích: Với việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, đời sống xã hội của con người có nhiều chuyển biến, trong đó có việc xuất hiện sự phân hóa giàu – nghèo. Nội dung các đáp án A, B, D phản ánh chuyển biến về kinh tế.

Câu 10: Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến chuyển biến nào dưới đây trong đời sống xã hội của người nguyên thủy?

A. Năng suất lao động tăng cao.

B. Xuất hiện các gia đình phụ hệ.

C. Tạo sa sản phẩm dư thừa thường xuyên.

D. Mở rộng địa bàn cư trú và diện tích sản xuất.

Đáp án: B

Giải thích: Với việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, đời sống xã hội của con người có nhiều chuyển biến, trong đó có việc xuất hiện các gia đình phụ hệ. Nội dung các đáp án A, C, D phản ánh chuyển biến về kinh tế.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

1 515 24/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: