Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Thời gian trong lịch sử

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 2: Thời gian trong lịch sử ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.

1 544 24/02/2023


Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

I. ÂM LỊCH, DƯƠNG LỊCH

- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất và làm ra lịch.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

- Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

- Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

II. CÁCH TÍNH THỜI GIAN

- Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của Dương lịch, gọi là Công lịch.

 - Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

- Theo Công lịch, một năm có 12 tháng hay 365 ngày (năm nhuận thêm 1 ngày). Một thập kỉ là 10 năm. Một thế kỉ là 100 năm. Một thiên niên kỉ là 1000 năm.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Câu 1: Cách tính thời gian theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời gọi là

A. Âm lịch.

B. Nông lịch.

C. Dương lịch.

D. Phật lịch.

Đáp án: C

Giải thích: Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời (SGK – trang 15).

Câu 2: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất là cơ sở để làm ra loại lịch nào dưới đây?

A. Âm Lịch.

B. Dương Lịch.

C. Công lịch.

D. Phật lịch.

Đáp án: A

Giải thích: Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (SGK – trang 15).

Câu 3: Mười thế kỉ tương ứng với

A. 100 năm.

B. 1 thiên niên kỉ.

C. 10 năm.

D. 10 thiên niên kỉ.

Đáp án: B

Giải thích: 10 thế kỉ tương ứng với 1000 năm = 1 thiên niên kỉ.

Câu 4: Một thập kỉ có bao nhiêu năm?

A. 100 năm.

B. 1000 năm.

C. 10 năm.

D. 200 năm.

Đáp án: C

Giải thích: Một thập kỉ là 10 năm. (SGK – trang 16).

Câu 5: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của

A. dương lịch. 

B. âm lịch. 

C. bát quái lịch.

D. ngũ hành lịch.

Đáp án: A

Giải thích: Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của Dương lịch, gọi là Công lịch (SGK – trang 16).

Câu 6: Năm đầu tiên của Công nguyên được lấy theo năm ra đời của nhân vật lịch sử nào?

A. Đức Phật Thích Ca. 

B. A-lếch-xan-đơ Đại đế. 

C. Tần Thuỷ Hoàng.

D. Chúa Giê-su.

Đáp án: D

Giải thích: Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1 (SGK – trang 16).

Câu 7: Trước Công nguyên được tính từ khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1 Âm lịch. 

B. Trước năm 1 Âm lịch. 

C. Trước năm 1 Công lịch.

D. Sau năm 1 Công lịch.

Đáp án: C

Giải thích: Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu (người sáng lập ra đạo Thiên Chúa) ra đời làm năm 1.Trước năm đó là trước Công nguyên (SGK – trang 16).

Câu 8: 6 thế kỉ tương ứng với bao nhiêu năm?

A. 60 năm.

B. 600 năm.

C. 6000 năm.

D. 60000 năm.

Đáp án: B

Giải thích: 1 thế kỉ là 100 năm nên 6 thế kỉ là 600 năm

Câu 9: Người cổ đại làm ra âm lịch dựa trên cơ sở sự di chuyển của

A. Mặt Trời quanh Mặt Trăng.

B. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. Mặt Trời quanh Trái Đất.

D. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

Đáp án: B

Giải thích: Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (SGK – trang 15).

Câu 10: Một thiên niên kỉ có bao nhiêu năm?

A. 100 năm.

B. 1000 năm.

C. 10 năm.

D. 200 năm.

Đáp án: B

Giải thích: Một thiên niên kỉ là 1000 năm.(SGK – trang 16).

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

1 544 24/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: