Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Các vương quốc ở Đông Nam Á

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.

1 568 24/02/2023


Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

A. Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

I. Vị trí địa lí của Đông Nam Á

- Nằm ở phía đông nam Châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

- Ngày nay có 11 nước bao gồm: Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

II. Sự xuất hiện của các vương quốc cổ từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII

- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, một số vương quốc cổ lần lượt xuất hiện ở Đông Nam Á như : Chăm-pa, Phù Nam, Pê-gu, Tha-tơn…

- Phù Nam với thương cảng Óc Eo là vương quốc phát triển nhất trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ X

- Thế kỉ VII, Phù Nam sụp đổ. Con đường giao thương ở Đông Nam Á chuyển sang vùng eo biển Ma-lắc-ca. 

- Những người nói tiếng Môn ở lưu vực sông Mê Nam đã xây dựng hai vương quốc Đva-ra-va-ti và Ha-ri-pun-giay-a

- Vùng trung lưu sông I-ra-oa-đi, người Miến đã thành lập vương quốc Pa-gan.

- Đầu thế kỉ X, người Việt giành lại độc lập sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và bắt đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.

- Trên đảo Su-ma-tra, Vương quốc Sri Vi-giay-a ra đời và phát triển. Từ thế kỉ VIII, ở trung tâm đảo Gia-va, vương quốc Ka-lin-ga mạnh lên.

- Sự xuất hiện và phát triển của các vương quốc phong kiến đã tạo cơ sở cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á giai đoạn sau đó (thế kỉ X-XV)

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á

Câu 1: Đông Nam Á được xem là cầu nối giữa

A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

B. Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

D. Liên bang Nga và Trung Quốc.

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Á là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ (SGK Lịch Sử 6/ trang 63).

Câu 2: Đông Nam Á được xem là cầu nối giữa

A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

B. lục địa Á – Âu với châu Đại Dương.

C. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

D. lục địa Á – Âu với châu Phi.

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với châu Đại Dương (SGK Lịch Sử 6/ trang 63).

Câu 3: Vương quốc nào phát triển nhất Đông Nam Á trong bảy thế kỉ đầu công nguyên?

A. Pê-gu.

B. Tha-tơn.

C. Chăm-pa.

D. Phù Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Phù Nam là vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á trong bảy thế kỉ đầu công nguyên (SGK Lịch Sử 6/ trang 64).

Câu 4: Đông Nam Á tiếp giáp với 2 đại dương nào dưới đây?

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Á tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (SGK Lịch Sử 6/ trang 63).

Câu 5: Vương quốc phong kiến nào dưới đây hình thành ở lưu vực sông Mê Nam?

A. Đva-ra-va-ti.

B. Pa-gan.

C. Sri Vi-giay-a.

D. Chăm-pa.

Đáp án: A

Giải thích: Người Môn thành lập vương quốc Đva-ra-va-ti tại lưu vực sông Mê Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 65).

Câu 6: Vương quốc phong kiến nào dưới đây hình thành ở lưu vực sông Mê Nam?

A. Ha-ri-pun-giay-a.

B. Pa-gan.

C. Sri Vi-giay-a.

D. Chăm-pa.

Đáp án: A

Giải thích: Người Môn thành lập vương quốc Ha-ri-pun-giay-a tại lưu vực sông Mê Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 65).

Câu 7: Vương quốc phong kiến nào dưới đây hình thành ở vùng trung lưu sông I-ra-oa-đi?

A. Ha-ri-pun-giay-a.

B. Pa-gan.

C. Sri Vi-giay-a.

D. Chăm-pa.

Đáp án: B

Giải thích: Vương quốc I-ra-oa-đi được hình thành ở vùng trung lưu sông I-ra-oa-đi (SGK Lịch Sử 6/ trang 65).

Câu 8: Vương quốc phong kiến nào dưới đây hình thành ở đảo Su-ma-tra (thuộc In-đô-nê-xi-a hiện nay)?

A. Ha-ri-pun-giay-a.

B. Pa-gan.

C. Sri Vi-giay-a.

D. Chăm-pa.

Đáp án: B

Giải thích: Vương quốc Sri Vi-giay-a được hình thành ở ở đảo Su-ma-tra (thuộc In-đô-nê-xi-a hiện nay) (SGK Lịch Sử 6/ trang 66).

Câu 9: Thương cảng nổi tiếng nhất của vương quốc Sri Vi-giay-a là

A. Đại Chiêm.

B. Óc Eo.

C. Pi-rê.

D. Pa-lem-bang.

Đáp án: D

Giải thích: Thương cảng nổi tiếng nhất của vương quốc Sri Vi-giay-a là Pa-lem-bang.

Câu 10: Vương quốc phong kiến nào dưới đây là bá chủ vùng Đông Nam Á hải đảo trong các thế kỉ VIII – X?

A. Ka-lin-ga.

B. Phù Nam.

C. Chăm-pa.

D. Pa-gan.

Đáp án: A

Giải thích: Trong các thế kỉ VIII – X, ở trung tâm đảo Gia-va, vương quốc Ka-lin-ga mạnh lên và trở thành bá chủ vùng hải đảo (SGK Lịch Sử 6/ trang 66).

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

1 568 24/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: