Lý thuyết GDQP 11 Bài 8 (Kết nối tri thức): Lợi dụng địa hình, địa vật

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDQP 11.

1 2,407 12/07/2023


Lý thuyết GDQP 11 Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

A. Lý thuyết GDQP 11 Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

I. Các loại địa hình, địa vật

1. Vật che khuất

- Là những vật có thể che giấu được hành động, nhưng không thể chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn xuyên qua như bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, mành, rèm,...

2. Vật che đỡ

- Là những vật có sức chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, đạn pháo, cối, lựu đạn khó xuyên qua, đồng thời có tác dụng che kín được hành động tương tự địa vật che khuất như mô đất, gốc cây, bờ ruộng, bờ tường, vật kiến trúc kiên cố,…

3. Địa hình trống trải

- Là những nơi không có vật che khuất hoặc che đỡ như bãi bằng phẳng, đồi trọc, mặt đường,...

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật | Giáo dục quốc phòng 11

II. Cách lợi dụng địa hình, địa vật

1. Ý nghĩa, yêu cầu

- Ý nghĩa: Lợi dụng địa hình, địa vật để che giấu hành động chiến đấu, thuận lợi cho việc sử dụng vũ khí tiêu diệt địch và bảo vệ mình.

- Yêu cầu:

+ Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta;

+ Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta;

+ Hành động phải khéo léo, bí mật, tinh khôn;

+ Nguỵ trang phù hợp với màu sắc địa hình xung quanh, không làm thay đổi hình dáng và rung động vật lợi dụng;

+ Tránh lợi dụng địa vật đột xuất.

2. Cách lợi dụng

a) Lợi dụng vật che khuất

- Mục đích lợi dụng: Để giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp hoặc làm công sự, vật cản trở, bố trí chông, mìn, cạm bẫy,... để diệt địch.

- Vị trí lợi dụng: Phải tuỳ theo độ kín đáo và màu sắc của vật lợi dụng, thời tiết ánh sáng,... mà có thể lợi dụng phía sau, bên cạnh hoặc phía trước, sát gần hoặc xa vật lợi dụng.

+ Đối với vật che khuất kín đáo, dù điều kiện thời tiết ánh sáng, màu sắc như thế nào đều có thể lợi dụng phía sau vật. Ban đêm, nếu vật lợi dụng có màu sắc tương đồng với trang phục của người thì có thể lợi dụng cả bên cạnh hoặc phía trước.

+ Đối với vật che khuất không thật sự kín đáo, chủ yếu là lợi dụng phía sau. Nếu phía địch có ánh sáng nhiều hơn phía ta, có thể lợi dụng sát gần vật; nếu ánh sáng phía ta nhiều hơn phía địch thì không nên lợi dụng. Nếu phía ta và địch có ánh sáng đều nhau, phải lợi dụng xa vật một khoảng cách thích hợp.

- Tư thế, động tác khi lợi dụng:

+ Khi vận động: Tuỳ theo vật lợi dụng cao hay thấp, to hay nhỏ để vận dụng các tư thế cho phù hợp như đi khom, bò, lê, trườn nhưng đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật | Giáo dục quốc phòng 11

+ Khi ẩn nấp: Tuỳ theo vật lợi dụng cao hay thấp, to hay nhỏ để vận dụng các tư thế cho phù hợp như đứng, quỳ, nằm,... nhưng đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật | Giáo dục quốc phòng 11

+ Hành động khi lợi dụng phải hết sức bí mật, khéo léo, thận trọng, không làm rung động, thay đổi hình dạng và màu sắc của vật lợi dụng.

- Chú ý:

+ Trường hợp lợi dụng để làm công sự, bố trí vật cản để tiêu diệt địch, phải chọn nơi kín đáo, bất ngờ, tiện nguỵ trang, địch khó phát hiện.

+ Khi đã dùng vũ khí (bắn súng, ném lựu đạn,...) tiêu diệt địch, bị địch phát hiện phải nhanh chóng rời khỏi vị trí đó, tiếp tục lợi dụng vật khác.

b) Lợi dụng vật che đỡ

- Mục đích lợi dụng: Lợi dụng vật che đỡ để che giấu hành động, tránh được đạn bắn thẳng, mảnh bom, mảnh đạn của địch gây ra.

- Vị trí lợi dụng:

+ Lợi dụng để che giấu hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp: vị trí lợi dụng cơ bản giống như lợi dụng vật che khuất kín đáo.

+ Lợi dụng để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, bố trí vật cản: vị trí lợi dụng chủ yếu ở phía sau hoặc phía sau bên phải vật.

- Tư thế, động tác khi lợi dụng:

+ Khi vận động, ẩn nấp: Tư thế động tác khi lợi dụng tương tự như khi lợi dụng vật che khuất.

+ Khi sử dụng vũ khí tiêu diệt địch: Tuỳ theo vật lợi dụng cao hay thấp để vận dụng các tư thế đứng, quỳ, nằm bắn hoặc ném lựu đạn cho phù hợp, nhưng chủ yếu phải lấy yếu tố thuận lợi để tiêu diệt địch, đồng thời bảo vệ được mình.

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật | Giáo dục quốc phòng 11

c) Vượt qua địa hình trống trải

- Mục đích: Nhằm tránh địch phát hiện hoặc nếu có phát hiện vẫn khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật xung quanh.

- Tư thế, động tác:

+ Khi vận động: Phải triệt để lợi dụng lúc địch sơ hở hoặc sương mù, khói bụi,... dùng động tác vọt tiến để nhanh chóng vượt qua. Ban đêm, nếu điều kiện không vọt tiến được thì nguỵ trang thích hợp, dùng tư thế thấp, nghiêng mình thu nhỏ mục tiêu, khéo léo, thận trọng tiến thẳng về hướng địch. Chú ý: người không nhấp nhô và không làm rung động nguỵ trang.

+ Khi ẩn nấp và quan sát: Chủ yếu lợi dụng địa hình, địa vật có màu sắc thích hợp, dùng tư thế thấp để thu nhỏ mục tiêu, hành động phải hết sức khôn khéo, thận trọng, không làm thay đổi hình dáng, tư thế một cách đột ngột và rung động nguỵ trang.

Lý thuyết GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật | Giáo dục quốc phòng 11

B. Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Câu 1. Các vật thể như: mô đất, gốc cây, bờ ruộng, bờ tường, vật kiến trúc kiên cố,… được xếp vào nhóm nào sau đây?

A. Vật cản.

B. Vật che đỡ.

C. Vật che khuất.

D. Vật liệu nổ.

Đáp án đúng là: B

Vật che đỡ là những vật có sức chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, đạn pháo, cối, lựu đạn khó xuyên qua, đồng thời có tác dụng che kín được hành động tương tự địa vật che khuất như: mô đất, gốc cây, bờ ruộng, bờ tường, vật kiến trúc kiên cố,…

Câu 2. Nơi nào sau đây là địa hình trống trải?

A. Bờ tường.

B. Bụi cỏ rậm.

C. Đồi trọc.

D. Bờ ruộng.

Đáp án đúng là: B

Địa hình trống trải là những nơi không có vật che khuất hoặc che đỡ như: bãi phẳng, đồi trọc, sân vận động, ruộng cạn, bãi cát, mặt đường,...

Câu 3. Trong quá trình lợi dụng vật che khuất, khi vận động hoặc khi ẩn nấp, tư thế của chiến sĩ đều phải

A. cao và to hơn vật lợi dụng.

B. cao và nhỏ hơn vật lợi dụng.

C. thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.

D. thấp và to hơn vật lợi dụng.

Đáp án đúng là: C

Trong quá trình lợi dụng vật che khuất, khi vận động hoặc khi ẩn nấp, tư thế của chiến sĩ đều phải thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật?

A. Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta.

B. Hành động phải bí mật, khéo léo, thận trọng.

C. Làm thay đổi hình dáng, màu sắc vật lợi dụng.

D. Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta.

Đáp án đúng là: C

- Yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật:

+ Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta;

+ Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta;

+ Hành động phải bí mật, khéo léo, thận trọng;

+ Ngụy trang phải phù hợp với màu sắc địa hình, địa vật xung quanh;

+ Không làm thay đổi hình dáng, màu sắc và rung động vật lợi dụng, tránh lợi dụng địa vật đột xuất.

Câu 5. Mục đích của việc lợi dụng vật che khuất là để

A. tạo thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch.

B. tránh đạn bắn thẳng, mảnh văng bom, đạn địch.

C. giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp.

D. khiến địch khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật.

Đáp án đúng là: C

Lợi dụng vật che khuất nhằm mục đích giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp hoặc làm công sự, vật cản trở, bố trí chông, mìn, cạm bẫy…. để diệt địch.

Câu 6. Đối với vật che khuất không thật sự kín đảo, vị trí lợi dụng chủ yếu là

A. bên phải.

B. bên trái.

C. phía trước.

D. phía sau.

Đáp án đúng là: D

Đối với vật che khuất không thật sự kín đảo, vị trí lợi dụng chủ yếu là phía sau.

Câu 7. Mục đích của việc lợi dụng vật che đỡ là để

A. nhanh chóng phát hiện chính xác vị trí của địch.

B. tránh đạn bắn thẳng, mảnh văng bom, đạn địch.

C. phát hiện kẻ địch và chỉ mục tiêu chính xác.

D. khiến địch khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật.

Đáp án đúng là: C

Lợi dụng vật che đỡ nhằm mục đích: che giấu hành động, tránh đạn bắn thẳng, mảnh văng bom, đạn dịch gây ra; tạo được tư thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch chính xác.

Câu 8. Khi lợi dụng vật che đỡ để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, thì vị trí lợi dụng chủ yếu là

A. phía sau hoặc bên trái vật.

B. phía sau hoặc bên phải vật.

C. phía trước hoặc bên trái vật.

D. phía trước hoặc bên phải vật.

Đáp án đúng là: B

Khi lợi dụng vật che đỡ để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, thì vị trí lợi dụng chủ yếu là phía sau hoặc bên phải vật.

Câu 9. “Nhằm tránh địch phát hiện hoặc nếu có phát hiện thì khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật” - đó là mục đích khi thực hiện động tác nào sau đây?

A. Lợi dụng vật che đỡ.

B. Lợi dụng vật che khuất.

C. Nhìn, nghe, phát hiện địch.

D. Vượt qua địa hình trống trải.

Đáp án đúng là: D

Động tác vượt qua địa hình trống trải được thực hiện nhằmtránh địch phát hiện hoặc nếu có phát hiện thì khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật.

Câu 10. Khi vận động để vượt qua địa hình trống trải, các chiến sĩ cần lưu ý điều gì?

A. Vận dụng linh hoạt các động tác: lê, bò, trườn và vọt tiến.

B. Làm rung động và thay đổi địa hình, địa vật xung quanh.

C. Người không nhấp nhô và không làm rung động nguỵ trang.

D. Lợi dụng địa hình, địa vật có màu sắc tương phản với trang phục.

Đáp án đúng là: C

Khi vận động để vượt qua địa hình trống trải, các chiến sĩ cần chú ý: người không nhấp nhô và không làm rung động nguỵ trang.

Câu 11. “Những vật có thể che giấu được hành động, nhưng không thể chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn xuyên qua….” được gọi là

A. vật che khuất.

B. vật che đỡ.

C. vật cản.

D. địa hình trống trải.

Đáp án đúng là: A

Vật che khuất là những vật có thể che giấu được hành động, nhưng không thể chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn xuyên qua như: bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, mành, rèm,...

Câu 12. Vật che đỡ là những vật

A. có thể làm chậm hoặc ngăn cản đối phương.

B. có sức chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng.

C. có thể gây khó khăn, thiệt hại cho đối phương.

D. không thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng.

Đáp án đúng là: B

- Vật che đỡ là những vật có sức chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng (bom, pháo, cối, đạn), đồng thời có tác dụng che kín hành động tương tự vật che khuất như: mô đất, cây, bờ ruộng, các vật kiến trúc kiên cố....

Câu 13. Vật che khuất và vật che đỡ có điểm gì giống nhau?

A. Không thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng.

B. Có sức chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng.

C. Là những vật có thể che dấu được hành động.

D. Có thể gây khó khăn, thiệt hại cho đối phương.

Đáp án đúng là: C

- Vật che khuất và vật che đỡ đều là những vật có thể che dấu được hành động.

Câu 14. “Những nơi không có vật che khuất hoặc che đỡ như: bãi phẳng, đồi trọc, sân vận động, ruộng cạn, bãi cát, mặt đường,...” được gọi là

A. vật cản.

B. vật che đỡ.

C. vật che khuất.

D. địa hình trống trải.

Đáp án đúng là: D

- Địa hình trống trải là những nơi không có vật che khuất hoặc che đỡ như: bãi phẳng, đồi trọc, sân vận động, ruộng cạn, bãi cát, mặt đường,...

Câu 15. Các vật thể như: bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, mành, rèm,... được xếp vào nhóm nào sau đây?

A. Vật cản.

B. Vật che đỡ.

C. Vật che khuất.

D. Vật liệu nổ.

Đáp án đúng là: C

Vật che khuất là những vật có thể che giấu được hành động, nhưng không thể chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh bom, pháo, cối, lựu đạn xuyên qua như: bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, mành, rèm,...

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết GDQP 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Lý thuyết Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Lý thuyết Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Lý thuyết Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Lý thuyết Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

1 2,407 12/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: