Lý thuyết GDCD 6 Bài 9 (Kết nối tri thức): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 968 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Tìm hiểu khái niệm công dân

- Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân nước đó.

2. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam. 

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 9 (có đáp án): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kết nối tri thức

Câu 1: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?

A. Là người có dòng máu Việt Nam.

B. Là người có quốc tịch Việt Nam.

C. Là người có mong muốn sống ở Việt Nam.

D. Là người có quê hương ở Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ để xác định một người là công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 2: Công dân là gì?

A. Công dân là người dân của nhiều nước.

B. Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của một quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

C. Công dân là người đang sinh sống trong đất nước.

D. Công dân là người có địa vị cao trong một quốc gia.

Đáp án: B

Giải thích: Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của một quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 3: Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam?

A. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài.

B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

C. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.

D. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài thì không phải người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 4: Quốc tịch của một người không được ghi nhận ở giấy tờ nào?

A. Hộ chiếu.

B. Giấy khai sinh.

C. Căn cước công dân.

D. Bằng đại học.

Đáp án: D

Giải thích: Quốc tịch của một người được ghi nhận ở giấy tờ: Căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh.

Câu 5: Căn cứ quan trọng nhất để xác định công dân một nước là

A. Quốc tịch.        

B. Ngoại hình.

C. Tiếng mẹ đẻ.               

D. Nơi sinh ra.      

Đáp án: A

Giải thích: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

Câu 6: Trong các bạn dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam?

A. Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam.

B. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống.

C. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam.

D. Chị Na-ta-sa sinh ra và lớn lên ở Nga. Năm 18 tuổi chị đến Việt Nam học đại học.

Đáp án: D

Giải thích: Chị Na-ta-sa là công dân nước Nga. Vì dù năm 18 tuổi chị đến học ở Việt Nam nhưng chị vẫn mang quốc tịch Nga.

Câu 7: Em hãy cho biết ngày Quốc Khánh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào?

A. 2/9.                                       

B. 30/4.

C. 27/2.                           

D. 8/3.

Đáp án: A

Giải thích: Quốc Khánh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày 2/9.

Câu 8: Ý kiến nào dưới đây không đúng?

A. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

B. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

C. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

D. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam là công dân Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam chưa đủ căn cứ xác định là công dân Việt Nam.

Câu 9: Trong các trường hợp dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam?

A. Bạn Mai có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở Xlô-va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.

B. Bạn Vinh có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Vinh sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.

C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.

D. Bạn Bình có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a (Australia).

Đáp án: C

Giải thích: Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam nhưng cha hoặc mẹ bạn không là công dân Việt Nam nên bạn không phải công dân Việt Nam.

Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.

B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.

Đáp án: C

Giải thích: Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài không phải là công dân Việt Nam.

Câu 11: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?

A. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

B. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

C. Tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.

D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam quy định.

Đáp án: A

Giải thích: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 12: Mẹ Lâm là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. Lâm được sinh ra ở Việt Nam. Lâm và mẹ thường trú ở Việt Nam. Theo em, Lâm là có quốc tịch nước nào?

A. Lâm không có quốc tịch.

B. Lâm có quốc tịch Liên hiệp quốc.

C. Lâm có quốc tịch Việt Nam.

D. Lâm thích có quốc tịch nào cũng được.

Đáp án: C

Giải thích: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp của Lâm là như nội dung trên nên Lâm có quốc tịch Việt Nam.

Câu 13: Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường không thoả thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Hường có quốc tịch nước nào?

A. Hường có quốc tịch Việt Nam.

B. Hường có quốc tịch Hàn Quốc.

C. Hường không có quốc tịch.

D. Hường có cả quốc tịch Việt Nam và Hàn Quốc.

Đáp án: A

Giải thích: Hường có quốc tịch Việt Nam vì Hường sinh ra ở Việt Nam và cha mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho con. Người có quốc tịch Việt Nam là người sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

Câu 14: Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một em bé sơ sinh bị bỏ rơi ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói,  không ai chăm sóc nên bác Nga đã mang bé về nhà, làm các thủ tục nhận nuôi. Theo em, em bé có quốc tịch của nước nào?

A. Em bé có quốc tịch Việt Nam.

B. Em bé không có quốc tịch.

C. Em bé có quốc tịch Mĩ.

D. Em bé có quốc tịch Nga.

Đáp án: A

Giải thích: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Câu 15: Bố mẹ Chiến là người Nhật đến Việt Nam sinh sống. Chiến sinh ra ở Việt Nam. Theo em, Chiến là công dân nước nào? 

A. Chiến là công dân quốc tế.

B. Chiến là công dân Việt Nam.

C. Chiến là công dân Nhật.

D. Chiến là công dân Hàn Quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Chiến là công dân Nhật vì Chiến có cha mẹ là người Nhật. Chiến không có quốc tịch Việt Nam.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Trắc nghiệm Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

Trắc nghiệm Bài 2: Yêu thương con người

Trắc nghiệm Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Tiết kiệm

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Lý thuyết Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lý thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

1 968 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: