Lý thuyết GDCD 6 Bài 8 (Kết nối tri thức): Tiết kiệm

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 8: Tiết kiệm ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.

1 1,045 11/03/2023


A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

1. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm

- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Tiết kiệm biểu hiện ở việc: 

+ Chi tiêu hợp lí; 

+ Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng; 

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học; 

+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,...);

+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công...

2. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

3. Cách thực hiện tiết kiệm

a. Thực hiện tiết kiệm tiền

- Ghi vào giấy những vật dụng cần thiết và mua đúng như vậy, tránh lãng phí 

- Em bỏ tiền mừng tuổi vào nuôi lợn đất.

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

- Không xin tiền bố mẹ để ăn quà vặt

- Bảo quản tốt dụng cụ học tập

- Không mua những vật dụng không cần thiết.

b. Thực hiện tiết kiệm thời gian

- Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

- Không dùng thời gian làm những việc không có ích.

- Luôn luôn đúng giờ, tiết kiệm thời gian cho mình và người khác

c. Thực hiện tiết kiệm điện

- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. 

- Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện. 

- Sử dụng công tắc thông minh. 

- Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà 

- Giặt, rửa bằng nước lạnh.

- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

d. Thực hiện tiết kiệm nước

- Kiểm tra rò rỉ do bồn vệ sinh.

- Khóa vòi nước trong khi không sử dụng.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 8: Tiết kiệm

- Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước.

- Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả…

B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 8 (có đáp án): Tiết kiệm - Kết nối tri thức

Câu 1: Tiết kiệm là gì?

A. Tiết kiệm là biết sử dụng hết mức của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác.

B. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của người khác còn của mình thì tùy ý sử dụng.

C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác.

D. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí mọi thứ của mình.

Đáp án: C

Giải thích: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác.

Câu 2: Thành ngữ nào nói về tiết kiệm?

A. Năng nhặt chặt bị.                                     

B. Cơm thừa gạo thiếu.             

C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.               

D. Vung tay quá trán.

Đáp án: A

Giải thích: Năng nhặt có nghĩa là siêng năng tích góp, nhặt những thứ nhỏ bé; chặt bị có nghĩa là chiếc túi đừng thứ "nhỏ" đó sẽ đầy bị và chặt nếu bạn để nhiều thứ "nhỏ" đó vào. Ý nghĩa câu tục ngữ năng nhặt chặt bị có nghĩa là tích tiểu thành đại, tích góp những thứ nhỏ bé để tạo thành một thứ gì đó to lớn hơn. Đó là tiết kiệm.

Câu 3: Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần:

A. Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

B. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt.

C. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Cách tiết kiệm là tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, bảo quản dụng cụ học tập tốt, không dùng viết vẽ bậy, thu gom giấy vụn gây quỹ cho lớp, sử dụng những tờ giấy trắng còn lại trong các vở ghi để làm nháp, sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí...

Câu 4: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?

A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.

B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.

C. Bản thân có nhiều tiền.

D. Ý A và B đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, chúng ta sẽ có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 5: Chúng ta cần tiết kiệm những gì?

A. Thời gian

B. Tiền bạc

C. Điện, nước, thức ăn

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Chúng ta cần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, điện, nước, thức ăn…

Câu 6: Câu tục ngữ, ca dao nào không nói về tiết kiệm?

A. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.      

B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.    

C. Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.     

D. Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi.

Đáp án: C

Giải thích: Câu C nói về tính siêng năng, kiên trì. Còn A, B, D nói về tiết kiệm.

Câu 7: Hành động nào không tiết kiệm?

A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn.

B. Giặt rửa bằng nước nóng vào mùa hè.

C. Tắt bếp sớm một chút.

D. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

Đáp án: B

Giải thích: Giặt rửa bằng nước nóng vào mùa hè không tiết kiệm nước và điện.

Câu 8: Trái với tiết kiệm là?

A. Chăm chỉ.

B. Lãng phí, hoang phí, phung phí.

C. Tự chủ.

D. Tự lập.

Đáp án: B

Giải thích: Trái với tiết kiệm là lãng phí, hoang phí, phung phí. Tiêu dùng một cách hoang phí. Phung phí tiền của. Phung phí thì giờ…

Câu 9: Những câu thành ngữ nào sau đây nói về tính tiết kiệm?

A. Cơm thừa gạo thiếu.             

B. Vung tay quá trán.                

C. Góp gió thành bão.                         

D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.

Đáp án: C

Giải thích: Câu tục ngữ cho ta hiểu sâu xa hơn là từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống ta có thể gom góp, hình thành phát triển cho nó lớn lên. “Góp gió thành bão” là bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc về cả sự tiết kiệm, đoàn kết chung tay trong cuộc sống.

Câu 10: Đâu là biểu hiện của tiết kiệm?

A. Không bảo quản những vật dụng đang dùng.

B. Không đi làm đúng giờ.

C. Không khóa vòi nước trong khi đánh răng.

D. Dùng lại những vật còn sử dụng được.

Đáp án: D

Giải thích: Có rất nhiều vật đã cũ còn sử dụng được, có thể tái chế. Điều này sẽ tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm tài nguyên…

Câu 11: Để tiết kiệm, học sinh cần tránh điều gì?

A. Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

B. Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.

C. Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

D. Trân trọng vật chất và sức lao động của người khác.

Đáp án: A

Giải thích: Cần tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. Học sinh là người chưa tạo ra được các giá trị vật chất, đang được ba mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng. Mọi vật chất mà học sinh thụ hưởng đều do người khác làm ra. Bởi thế, cần phải trân trọng và tiết kiệm nó.

Câu 12: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ.

B. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái.

C. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng công sức của bản thân và người khác.

D. Sống tiết kiệm thường bị bạn bè xa lánh.

Đáp án: C

Giải thích: Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, chúng ta sẽ có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 13: Việc làm của bạn nào dưới đây chưa tiết kiệm?

A. Khi cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa đón Tết, Ngọc thường gấp cẩn thận quần, áo cũ không dùng đến để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn.

B. Khi năm học kết thúc, Lan thường soạn lại những quyển vở cũ, cắt những trang giấy trắng để năm sau làm nháp.             

C. Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thị, Trung mua rất nhiều đồ chơi mặc dù ở nhà đã có.                               

D. Dũng luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi cần thiết.

Đáp án: C

Giải thích: Trung đã không tiết kiệm tiền bạc cho gia đình. Ở nhà đã có những đồ chơi đó thì không nên mua thêm nữa.

Câu 14: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.

B. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo.

C. Tiết kiệm tiền của chỉ ích nước, không lợi nhà.

D. Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.

Đáp án: D

Giải thích: Hành vi thể hiện lối sống tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh. Vì tiết kiệm là giúp ích cho bản thân, gia đình nhưng nên tiết kiệm theo mức vừa phải đúng theo nhu cầu bản thân và xã hội.

Câu 15: Việc làm cảu bạn nào thể hiện chưa tiết kiệm?

A. Bạn Hà lần nào cũng ăn hết sạch bát phở, không để thừa phần thức ăn nào cả.

B. Từ đầu năm học, Hoàng đã lập thời gian biểu cho mình và nghiêm túc thực hiện hàng ngày.

C. Nhân dịp sinh nhật, Hải được dì Hoa tặng cho một chiếc cặp sách rất đẹp, Hải đã mang ra dùng ngay và vứt bỏ chiếc cặp sách mẹ mới mua được 1 tháng.

D. Sắp năm học mới, bố muốn mua cho Hùng một chiếc xe đạp mới nhưng Hùng đã từ chối vì chiếc xe đang đi vẫn còn dùng tốt.

Đáp án: C

Giải thích: Hải lãng phí, chưa tiết kiệm. Chiếc cặp mẹ mới mua cho Hải vẫn dùng được thì Hải nên dùng tiếp và cất chiếc cặp dì Hoa tặng dùng sau.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Lý thuyết Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Lý thuyết Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Lý thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

1 1,045 11/03/2023


Xem thêm các chương trình khác: