Lý thuyết GDCD 6 Bài 10 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.
A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
a. Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.
- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo qui định của pháp luật.
b. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:
- Nhóm quyền chính trị:
+ Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27);
+ Tham gia quản lí nhà nước (Điều 28);
+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25);
+ Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…
- Nhóm quyền dân sự:
+ Quyền sống (Điều 19);
+ Bình đẳng giới (Điều 26).
+ Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20);
+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình (Điều 21),
+ Bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22).
+ Tự do đi lại và cư trú (Điều 23).
+ Tự do kết hôn, li hôn (Điều 36)…
- Nhóm quyền về kinh tế:
+ Tự do kinh doanh (Điều 33).
+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp (Điều 35).
+ Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…
- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:
+ Học tập (Điều 39).
+ Nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40).
+ Được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34)…
- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:
+ Trung thành với Tổ quốc (Điều 44).
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45).
+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46).
+ Nộp thuế (Điều 47);
+ Nghĩa vụ học tập (Điều 39)
+ Bảo vệ môi trường (Điều 43)…
2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
- Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
B. Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 10 (có đáp án): Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam - Kết nối tri thức
Câu 1: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
C. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
D. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Đáp án: C
Giải thích: Ai cũng phải thực hiện nghĩa vụ công dân. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Câu 2: Công dân bình đẳng trước pháp luật là?
A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
Đáp án: A
Giải thích: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Câu 3: Là học sinh, em cần tránh làm gì để trở thành một công dân tốt?
A. Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.
B. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân.
C. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường.
D. Phê phán, chê bai những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Đáp án: D
Giải thích: Là học sinh, để trở thành một công dân tốt em cần trau dồi, phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Câu 4: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa như thế nào?
A. Đều có quyền như nhau
B. Đều có nghĩa vụ như nhau
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Đáp án: D
Giải thích: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Câu 5: Quyền cơ bản của công dân là
A. Những lợi ích cơ bản mà người Công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.
B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người.
C. Những lợi ích cốt lỗi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng.
D. Những đảm bảo của Liên hiệp quốc cho tất cả mọi người trên thế giới.
Đáp án: A
Giải thích: Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ.
Câu 6: Nghĩa vụ cơ bản của công dân là
A. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện.
B. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện.
C. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện.
D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện.
Đáp án: C
Giải thích: Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Câu 7: Đâu không phải quyền của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Trung thành với Tổ quốc.
C. Tự do ngôn luận.
D. Có nơi ở hợp pháp.
Đáp án: B
Giải thích: Trung thành với Tổ quốc là nghĩa vụ của công dân.
Câu 8: Đâu không phải thuộc quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân?
A. Đi lại, cư trú.
B. Tự do kinh doanh.
C. Bí mật đời tư.
D. Sống, hiến mô tạng.
Đáp án: B
Giải thích: Tự do kinh doanh là quyền về kinh tế, xã hội văn hóa.
Câu 9: Việc làm nào dưới đây thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em.
B. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.
C. Luôn đòi bố mẹ chiểu theo ý muốn của bản thân.
D. Ngăn cấm con tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
Đáp án: A
Giải thích: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Câu 10: Hành vi nào thực hiện chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Tự giác tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư.
B. Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định.
C. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ mọi người trong gia đình.
D. Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Đáp án: D
Giải thích: Thành lập công ty kinh doanh nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật là hành vi thực hiện chưa tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân. Công dân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.
Câu 11: Bạn nào dưới đây đã thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Phương là học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, bạn thường tự học và dành thời gian làm việc nhà phụ giúp bố mẹ.
B. Tùng là con trai duy nhất trong gia đình giàu có. Tùng lười học vì cho rằng “Học để làm gì khi mà tài sản của bố mẹ đủ để mình sống thoải mái”.
C. Quân thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè, có khi chơi ham quá các bạn chạy xuống cả lòng đường để chơi.
D. Anh Thanh được gọi nhập ngũ đầu năm nhưng anh đã xin bố mẹ lo lót để anh không phải đi bộ đội nữa.
Đáp án: A
Giải thích: Phương đã thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của công dân. Là học sinh, em đã thực hiện tốt quyền học tập và nghĩa vụ với gia đình.
Câu 12: Quyền nào không thuộc nhóm quyền dân sự?
A. Quyền sống.
B. Quyền bình đẳng giới.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tự do kết hôn, li hôn.
Đáp án: C
Giải thích: Quyền tham gia quản lí nhà nước thuộc nhóm quyền chính trị.
Câu 13: Bạn nào dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Mặc dù nhà rất nghèo nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để Thu được tới trường. Tuy nhiên, Thu cho rằng: “Nhà mình nghèo, có cố gắng học cũng không mang lại lợi ích gì”. Thu đến trường chỉ vì bố mẹ muốn, do vậy kết quả học tập của Thu rất kém.
B. Hưng là học sinh cá biệt, hay nghịch. Hôm nay, Hưng rủ các bạn đá bóng trong sân trường và làm vỡ cửa kính lớp học. Cô giáo chủ nhiệm gửi giấy thông báo và nhờ Hưng đưa cho bố mẹ. Trên đường về, Hưng đã bóc thư ra xem trước.
C. Ngoài giờ học ở trường, Kim thường tự học ở nhà và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ.
D. Nam thường quát mắng, dọa nạt và đánh em vì em hay khóc và bày đồ chơi bừa bãi.
Đáp án: C
Giải thích: Kim đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Câu 14: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về tiết kiệm?
A. Nhiều lần chứng kiến chú Hưng đánh con, nên Hà đã gọi điện báo với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
B. Hương là học sinh lớp 6, ngoài việc học tốt, bạn còn chăm chỉ lao động, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
C. Lan được cô giáo nhờ gửi thư cho mẹ Lan. Lan không bóc thư của để xem vì Lan biết rằng làm như vậy sẽ xâm phạm quyền bí mật thư tín của người khác.
D. Thấy bác lao công đang quét dọn sân trường, Bình vứt luôn vỏ hộp sữa xuống sân để bác dọn.
Đáp án: D
Giải thích: Hành vi của Bình thể hiện chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Câu 15: Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện .......... đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ …?
A. nghĩa vụ.
B. luật pháp.
C. bảo vệ.
D. giám sát.
Đáp án: A
Giải thích: Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Lý thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 6 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Toán lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 6 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success