Lý thuyết Đơn chất nitrogen – Hóa 11 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Hóa lớp 11 Bài 3: Đơn chất nitrogen chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Hóa 11.

1 4,340 20/07/2023


Lý thuyết Hóa 11 Bài 3: Đơn chất nitrogen - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Đơn chất nitrogen

1. Trạng thái tự nhiên

- Ở trạng thái tự nhiên, nitrogen tồn tại ở hai dạng: 

+ Dạng đơn chất: Nitrogen chiếm khoảng 78% thể tích của không khí. Là hỗn hợp của hai đồng vị: 147N (99,63%) và 157N (0,37%)

+ Dạng hợp chất: 

- Nitrogen có nhiều trong khoáng vật sodium nitrate (NaNO3) - gọi là diêm tiêu natri. 

- Nitrogen còn có trong thành phần của protein, nucleic acid,… và nhiều hợp chất hữu cơ khác

2. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường:

+ Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí

+ Hóa lỏng ở - 196 độ C, hóa rắn ở - 210 độ C

+ Ít tan trong nước

+ Không duy trì sự cháy và hô hấp.

3. Tính chất hóa học

- Ở điều kiện thường:

+ Phân tử Nitrogen rất bền, khá trơ

+ Nitrogen thể hiện tính oxi hóa, tính khử khi tác dụng với oxigen

Ví dụ:

N+ 3H2 ⇌ 2NH3 (nhiệt độ, P, chất xúc tác)

N2 + O⇌ 2NO (nhiệt độ)

4. Quá trình tạo và cung cấp Nitrogen cho đất từ nước mưa

- Nguyên tố Nitrogen rất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất

- Nitrogen chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác theo một chu trình tuần hoàn khép kín

Lý thuyết Đơn chất nitrogen (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Hóa học 11 (ảnh 1)

5. Ứng dụng

- Nitrogen là một trong những nguyên tố dinh dưỡng dính của thực vật

- Trong công nghiệp:

+ Nitrogen dùng để tổng hợp ammonia để sản xuất phân đạm, natric acid,…

+ Nitrogen sử dụng làm môi trường trơ cho các ngành công nghiệp: luyện kim, thực phẩm,...

+ Nitrogen lỏng dùng để bảo quản máu và mẫu sinh vật khác

Sơ đồ tư duy Đơn chất nitrogen

Lý thuyết Đơn chất nitrogen – Hóa 11 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Đơn chất nitrogen

Đang cập nhật ...

1 4,340 20/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: