Lựa chọn một trong những vấn đề sau và vận dụng các bước hình thành tư duy phản biện

Trả lời câu hỏi 1 trang 30 HĐTN 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hoạt động trải nghiệm 10.

1 2,176 30/09/2022


Giải Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực

Câu hỏi 1 trang 30 HĐTN 10: Lựa chọn một trong những vấn đề sau và vận dụng các bước hình thành tư duy phản biện để phân tích, đánh giá, nêu chính kiến của em về vấn đề.

- Khi đất nước còn chưa phát triển, chúng ta có thể phải ưu tiên lợi ích kinh tế hơn vấn đề bảo vệ môi trường.

- Con đường học nghề chỉ phù hợp với những người có học lực yếu, không đủ khả năng học đại học.

- Bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị.

- Học tập trực tuyến có thể thay thế học trực tiếp tại trường.

Gợi ý một số hình thức tư duy phản biện:

+ Thuyết trình

+ Tranh biện

+ Đóng vai

Trả lời:

- Thuyết trình về vấn đề: bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị.

Bài viết tham khảo

Bạo lực học đường là một trong những vấn nạn vô cùng nhức nhối trong ngành giáo dục và gây ra vô vàn những hệ lụy đến sự giáo dục trong nhà trường. Có ý kiến cho rằng: “Bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị” đó chưa hẳn là một ý kiến chính xác toàn diện. Trước tiên, tìm hiểu về bạo lực học đường ta xác định nó là những hành vi, hành động ngược đãi, xâm phạm đến thể chất và tinh thần của người học trong môi trường học đường. Biểu hiện rõ nét của bạo lực học đường là sự xúc phạm, tác động về lời nói, hành động tới bạn học như chửi bới, dọa nạt, mạt sát và nặng hơn chính là đánh đập, tác động vật lý lên người học. Đối tượng tác động có thể là giáo viên, bảo vệ nhưng tiêu biểu nhất chính là mâu thuẫn giữa học sinh và học sinh. Theo thống kê hằng năm, bạo lực học đường xảy ra ở đại đa số các môi trường giáo dục chứ không chỉ riêng khu vực nào và nguyên nhân sâu xa bởi sự nhận thức chưa đúng đắn và sự can thiệp chưa thực sự nghiêm khắc của nhà trường trong việc giáo dục, định hướng, uốn nắn và kỉ cương. Bạo lực học đường gây ra vô vàn những hệ lụy cho bản thân người học và cho xã hội. Với người học (đối tượng người bị bạo lực) sẽ gây ra sự bất ổn về tâm lý, sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc học. Với người gây ra bạo lực, hình thành những thói quen, hành vi xấu, sai lệch vi phạm pháp luật và thậm chí phải đi cải tạo giáo dưỡng. Tác hại của bạo lực học đường là vô cùng lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ lối sống của học sinh và uy tín của ngành giáo dục, vì vậy chúng ta phải ý thức một cách nghiêm túc trong hành vi lời nói tránh gây ra hậu quả đáng tiếc. Hãy nói không với bạo lực học đường!

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 27 HĐTN 10: Trao đổi để xác định những ý nào dưới đây là biểu hiện của tư duy phản biện...

Câu hỏi 2 trang 27 HĐTN 10: Thảo luận về các bước hình thành tư duy phản biện và nêu ví dụ minh họa...

Câu hỏi 1 trang 28 HĐTN 10: Thảo luận các tình huống giả định sau để nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy...

Câu hỏi 2 trang 28 HĐTN 10: Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập và giao tiếp...

Câu hỏi 1 trang 29 HĐTN 10: Thảo luận và đề xuất những cách rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực...

Câu hỏi 2 trang 29 HĐTN 10: Chia sẻ một tình huống khiến em suy nghĩ tiêu cực và cách em đã thực hiện...

Câu hỏi 2 trang 30 HĐTN 10: Chia sẻ cảm nhận của em về ý kiến phản biện của các bạn đối với những vấn đề trên...

Câu hỏi 1 trang 31 HĐTN 10: Chọn một cuốn sách hoặc một bộ phim mà em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn...

Câu hỏi 2 trang 31 HĐTN 10: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực để bình luận về nội dung cuốn sách, bộ phim đó...

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ: Hoàn thành tốt Xác định được các biểu hiện của tư duy phản biện...

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng

Chủ đề 6: Hành động vì môi trường

Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp

Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường

1 2,176 30/09/2022


Xem thêm các chương trình khác: