HĐTN 10 Chủ đề 8 (Cánh diều): Chọn nghề, chọn trường

Với giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 10 Chủ đề 8.

1 14,659 25/10/2022
Tải về


Giải HĐTN 10 Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường

Tìm hiểu – Khám phá (trang 67)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn

Câu hỏi trang 67 HĐTN 10: Tìm hiểu và trình bày thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn của bản thân.

Gợi ý:

- Nghề dự định

- Tên trường đào tạo

- Thông tin về trường đào tạo.

+ Loại hình trường: công lập, ngoài công lập, trường đào tạo có yếu tố nước ngoài; …

+ Trình độ đào tạo: trung cấp, cao đẳng, đại học;

+ Địa chỉ;

+ Hình thức tuyển sinh;

+ Điểm chuẩn xét tuyển.

+ Tổ hợp môn học xét tuyển;…

Trả lời:

- Nghề dự định: Giáo viên

- Tên trường đào tạo:

+ Đại học sư phạm Hà Nội 1, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội 2, Đại học Thủ Đô, Đại học sư phạm Thái Nguyên,…

- Thông tin về trường đào tạo:

+ Loại hình: Công lập.

+ Trình độ đào tạo: Cao đẳng, đại học trở lên.

+ Ngành đào tạo: đa ngành sư phạm.

+ Hình thức tuyển sinh: Thi THPT Quốc Gia, thi đánh giá năng lực, xét tuyển thẳng…

+ Tổ hợp môn xét tuyển: Khối A, B, C, D

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tham vấn hướng nghiệp

Câu hỏi 1 trang 67 HĐTN 10: Tìm hiểu và chia sẻ về hoạt động tham vấn hướng nghiệp.

Gợi ý:

- Xác định đối tượng tham vấn hướng nghiệp: học sinh, phụ huynh, giáo viên,…

- Xác định nội dung tham vấn hướng nghiệp;

+ Năng lực, sở thích của học sinh;

+ Xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu lao động của xã hội;

+ Cách rèn luyện bản thân;…

+ Nêu các hình thức tham vấn: tham vấn nhóm, tham vấn cá nhân,…

Trả lời:

- Đối tượng tham vấn hướng nghiệp: Học sinh, phụ huynh

- Nội dung tham vấn:

+ Tìm kiếm và phân loại năng lực học sinh vào các nhóm nghề.

+ Xác định sở thích, năng khiếu học sinh.

+ Xác định nhu cầu lao động của xã hội.

+ Cách thức thực hiện theo định hướng.

- Hình thức tham vấn: cá nhân, nhóm, diễn đàn,…

Câu hỏi 2 trang 67 HĐTN 10: Xác định những khó khăn trong định hướng nghề nghiệp mà em cần tham vấn.

Trả lời:

 - Nghề nghiệp đòi hỏi nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm.

- Nghề nghiệp có phạm vi xét tuyển rộng, khó xác định khối xét tuyển.

- Nhu cầu của xã hội hiện đang thừa giáo viên.

Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch và tham gia trải nghiệm nghề nghiệp.

Câu hỏi 1 trang 68 HĐTN 10: Lập kế hoạch trải nghiệm một nghề mà em quan tâm.

Gợi ý:

- Tên nghề nghiệp sẽ trải nghiệm

- Thời gian trải nghiệm

- Địa điểm trải nghiệm

- Hình thức trải nghiệm (quan sát, làm thử, trò chuyện, phỏng vấn,…)

- Thông tin cần thu thập:

+ Phẩm chất, năng lực của người lao động.

+ Thái độ làm việc.

+ Công cụ, phương tiện làm việc.

+ Sản phẩm lao động.

Trả lời:

- Tên nghề nghiệp trải nghiệm: Giáo viên

- Thời gian trải nghiệm: 1 tháng

- Địa điểm trải nghiệm: Trường THPT

- Hình thức: quan sát, phỏng vấn,…

- Thông tin cần thu thập:

+ Kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cần trau dồi để trở thành giáo viên.

Câu hỏi 2 trang 68 HĐTN 10: Thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề nghiệp và chia sẻ kết quả:

Ví dụ: Khánh đã được trải nghiệm nghề giáo viên khi tham gia hoạt động tình nguyện hè cùng Đoàn Thanh niên xã.

- Nghề trải nghiệm: Giáo viên

- Thời gian, địa điểm trải nghiệm: Một tuần, tại một xã vùng cao của tỉnh.

- Hình thức trải nghiệm:

 + Dự giờ dạy của các thầy cô giáo tại đây trong một ngày: quan sát cách thầy cô tổ chức hoạt động dạy học, cách bao quát lớp, cách giao tiếp với học sinh,…

+ Trò chuyện, trao đổi với thầy cô về những khó khăn của nghề, cách thầy cô khắc phục khó khăn,...

+ Trợ giảng một số tiết học cùng thầy cô cho các em nhỏ lớp 1, lớp 2.

- Thông tin cơ bản, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề:

+ Phẩm chất: yêu thương học sinh, kiên trì, chăm chỉ

+ Năng lực: nắm vững chuyên môn, phương pháp dạy dễ hiểu, ứng xử khéo léo, nhẹ nhàng.

Trả lời:

Nghề trải nghiệm

Giáo viên

Thời gian địa điểm

Một tháng tại vùng cao

Hình thức trải nghiệm

+ Dự giờ tiết dạy của giáo viên, quan sát thầy cô tổ chức dạy học, bao quát lớp, cách giao tiếp với học sinh.

+ Trò chuyện, trao đổi với thầy cô về khó khăn của nghề.

+ Trợ giảng.

Thông tin cơ bản, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề

+ Phẩm chất: yêu nghề, kiên trì chăm chỉ.

+ Năng lực: nắm vững phương pháp và chuyên môn.

Câu hỏi 3 trang 69 HĐTN 10: Gặp gỡ, trao đổi với nhà tuyển dụng mà em biết (chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương,…) hoặc tìm kiếm thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp trên các trang thông tin để hiểu những yêu cầu thực tế của nghề nghiệp.

Gợi ý

- Thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng;

- Tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với lao động;

- Trao đổi về những điểm cần khắc phục ở người lao động;

- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi làm nghề;

Trả lời:

- Những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng với người lao động:

+ Kiến thức: nắm vững kiến thức cơ bản về nghề nghiệp và kĩ thuật sử dụng nghề nghiệp.

+ Kĩ năng: tùy thuộc vào từng nghề, chủ yếu kĩ năng sử dụng tin học văn phòng, làm việc nhóm, …

+ Thái độ: Tích cực, chủ động, cần cù, chăm chỉ…

- Điểm cần khắc phục: thái độ làm việc

- Thuận lợi và khó khăn khi làm nghề.

+ Thuận lợi: đãi ngộ phù hợp.

+ Khó khăn: chất lượng người lao động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hoạt động 4: Thực hành tham vấn hướng nghiệp

Câu hỏi 1 trang 69 HĐTN 10: Thực hành xin ý kiến tham vấn của thầy cô, các bạn hoặc bố mẹ, người thân về dự định chọn nghề trong tình huống sau:

- Tình huống 1: Hồng yêu thích học ngành CNTT. Tuy nhiên, bố mẹ muốn Hồng theo nghề truyền thống của gia đình.

- Tình huống 2: Hoàng băn khoăn không biết nên chọn nghề nào để phù hợp với bản thân vì hiện tại Hoàng thấy bản thân thực sự yêu thích công việc nào hay có sở trường gì nổi bật.

- Tình huống 3: Tâm được nhóm bạn thân rủ thi vào ngành báo chí. Tâm thấy bản thân không phù hợp với ngành này nhưng lại muốn học cùng các bạn.

Trả lời:

- Tình huống 1:

+ Tham vấn thầy cô để hiểu thêm về lĩnh vực mình mong muốn và lĩnh vực bố mẹ đề xuất.

+ Chia sẻ quan điểm với phụ huynh và truyền tải thông tin về nghề mà mình mong muốn.

+ Thuyết phục bố mẹ bằng tình yêu, đam mê và khả năng năng lực.

- Tình huống 2:

+ Tham vấn với thầy cô để tìm hiểu về những năng lực tiềm ẩn của mình hoặc dựa trên tính cách, đặc điểm sức khỏe để lựa chọn nghề.

+ Hỏi định hướng từ phụ huynh

- Tình huống 3:

+ Tham vấn thầy cô về nghề nghiệp báo chí.

+ Đánh giá khả năng phù hợp của bản thân với nghề.

+ Hỏi ý kiến phụ huynh.

Câu hỏi 2 trang 71 HĐTN 10: Chia sẻ dự định chọn nghề của bản thân và tham vấn ý kiến của thầy cô, các bạn và gia đình.

Gợi ý:

- Chủ động trình bày những khó khăn của bản thân theo dự định chọn nghề nghiệp.

- Trình bày rõ những điểm mạnh và sở thích của bản thân liên quan đến dự định chọn nghề.

- Tích cực trao đổi với người tham vấn để tìm ra cách thức phù hợp để giải quyết khó khăn.

- Đánh giá và lựa chọn cách giải quyết vấn đề phù hợp với bản thân.

- Lắng nghe, phân tích những ý kiến tham vấn.

Trả lời:

- Định hướng nghề nghiệp: giáo viên ngữ văn

- Điểm mạnh: học tốt môn văn, có kĩ năng giao tiếp tốt, yêu thích trẻ, thích phong cách và nếp sống sư phạm…

- Tham vấn với thầy cô và gia đình về môi trường phát triển của nghề.

- Bản thân đáp ứng yêu cầu về năng lực, sở thích, điều kiện gia đình, tuy nhiên nhu cầu xã hội với nghề lại không quá cao.

Câu hỏi 3 trang 71 HĐTN 10: Lựa chọn định hướng học tập phù hợp với dự định nghề nghiệp của bản thân.

Gợi ý:

+ Nêu nghề em định lựa chọn;

+ Xác định các môn học phù hợp với dự định nghề;

+ Xây dựng kế hoạch học tập.

Trả lời:

- Nghề em định chọn: Giáo viên Ngữ Văn

- Môn học phù hợp: Ngữ Văn, Lịch sử,…

- Kế hoạch học tập cụ thể theo lộ trình.

+ Thời gian: 3 năm

+ Cách thức: Học hỏi, trau dồi và lưu giữ tri thức về môn học; tham vấn và nghe tham vấn từ những người đi trước có chuyên môn…

+ Mục đích: Vào đại học qua 1 trong 2 hình thức (xét tuyển thẳng hoặc thi THPT Quốc Gia).

Vận dụng – Mở rộng (trang 64)

Hoạt động 5: Đánh giá sự phù hợp của bản thân theo nhóm nghề dự định lựa chọn

Câu hỏi trang 72 HĐTN 10: Xác định sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề dự định lựa chọn.

Gợi ý:

- Chỉ ra những phẩm chất, năng lực nổi trội của bản thân.

- Phân tích các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhóm nghề dự định.

- Tham khảo kết quả tham vấn của thầy cô, bạn bè và gia đình về dự định chọn nghề và định hướng học tập.

- Tổng hợp các thông tin và đưa ra nhận định về sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề dự định.

Trả lời:

- Nhóm nghề: Giáo dục

+ Phẩm chất và năng lực: Xử lí tình huống, năng động, sáng tạo, tinh thần học hỏi, yêu trẻ, …

- Tham khảo ý kiến thầy cô: Đồng tình

- Quyết định: chọn nhóm nghề giáo dục (cụ thể là giáo viên Ngữ Văn). 

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ: Hoàn thành tốt

1. Xác định được thông tin cơ bản về một số trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn.

2. Phân tích và xác định được phẩm chất, năng lực của người lao động sau khi trải nghiệm một nghề cụ thể và yêu cầu của nhà tuyển dụng.

3. Tham vấn ý kiến của thầy cô, bạn bè và bố mẹ về dự định nghề nghiệp và học tập của bản thân.

4. Đánh giá sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn.

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 9: Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp

Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường

Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân

Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực

Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

1 14,659 25/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: