Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Người lái đò sông đà (có đáp án)
Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Người lái đò sông đà
-
550 lượt thi
-
43 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
21/07/2024Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?
Đáp án: C
Giải thích: Sau khi ra tù, Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương.
Câu 3:
15/07/2024Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?
Đáp án: D
Giải thích: Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn.
Câu 4:
19/07/2024Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:
Đáp án: A
Giải thích: Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”: mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”.
Câu 5:
18/07/2024Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám là:
Đáp án: B
Giải thích: Sau cách mạng tháng Tám, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng, không còn cái ngông nghênh, khinh bạc. Nguyễn Tuân tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu, đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường, giọng văn khinh bạc chủ yếu để ném vào kẻ thù dân tộc hay những mặt trái của xã hội.
Câu 6:
15/07/2024Vì sao Nguyễn Tuân bị đuổi học ở bậc thành chung?
Đáp án: A
Giải thích: Nguyễn Tuân học hết bậc thành chung thì bị đuổi do tham gia một cuộc bãi khóa phản đối một số giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam.
Câu 8:
18/07/2024Nguyễn Tuân bị bắt giam một lần nữa năm bao nhiêu?
Đáp án: B
Giải thích: Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị.
Câu 9:
23/07/2024Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?
Đáp án: B
Câu 10:
15/07/2024Nguyễn Tuân quê ở:
Đáp án: A
Giải thích: Nguyễn Tuân quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Câu 11:
23/07/2024Cảm hứng trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân được khơi gợi từ:
Đáp án: A
Câu 13:
15/07/2024Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Vũ Bằng cùng có sở trường ở thể loại nào sau đây?
Đáp án: B
Câu 14:
23/07/2024Nguyễn Tuân đã cho biết trên con sông Đà có bao nhiêu cái thác chưa đặt tên?
Đáp án: C
Câu 15:
15/07/2024Bố cục văn bản gồm mấy phần?
Đáp án: B
Giải thích:
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến gậy đánh phèn): Sự dữ dội, hung bạo của con sông Đà
- Phần 2 (tiếp đến dòng nước sông Đà): Cuộc sống của con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò
- Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của con sông Đà
Câu 16:
21/07/2024Giá trị nội dung của tùy bút “Người lái đò sông Đà” là:
Đáp án: C
Giải thích: Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mông của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
Câu 17:
23/07/2024Đáp án nào dưới đây không phái giá trị nghệ thuật của tùy bút “Người lái đò sông Đà”:
Đáp án: A
Giải thích:
Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo, mới mẻ
- Vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác
Câu 18:
19/07/2024Tên một tác phẩm tùy bút được học trong chương trình Ngữ văn THCS
Đáp án: B
Giải thích: Tùy bút Một thức quà của lúa non : Cốm (Thạch Lam). Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.
Câu 19:
19/07/2024“Người lái đò Sông Đà” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Đáp án: B
Giải thích: Hoàn cảnh sáng tác: Thành quả thu hoạch của chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.
Câu 20:
20/07/2024Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là sáng tác trước cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân. Đúng hay sai?
Đáp án: B
Giải thích: Tác phẩm Người lái đò sông Đà được sáng tác sau cách mạng tháng Tám (1960).
Câu 21:
22/07/2024Thể loại của “Người lái đò sông Đà” là:
Đáp án: C
Giải thích: Người lái đò sông Đà là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân.
Câu 22:
21/07/2024“Người lái đò Sông Đà” được sáng tác năm bao nhiêu?
Đáp án: C
Giải thích: Người lái đò Sông Đà được sáng tác năm 1960.
Câu 23:
23/07/2024Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” được in trong tập truyện nào?
Đáp án: B
Giải thích: Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà, là tùy bút xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân.
Câu 24:
22/07/2024Dòng nào dưới đây chưa nói đúng đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Sông Đà ?
Đáp án: C
Câu 25:
21/07/2024Cảm hứng sáng tạo của tập tùy bút “Sông Đà” được khơi gợi chủ yếu từ hiện thực nào ?
Đáp án: B
Câu 27:
21/07/2024Ý đồ nghệ thuật chủ yếu của Nguyễn Tuân qua tùy bút “Người lái đò Sông Đà”?
Đáp án: B
Câu 28:
19/07/2024Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân khẳng định tài nguyên quý nhất của Tây Bắc là gi?
Đáp án: D
Câu 30:
22/07/2024Biện pháp tu từ nào sau đây được Nguyễn Tuân sử dụng nhiều nhất khi khắc họa hình tượng con sông Đà?
Đáp án: B
Câu 31:
23/07/2024Theo sự diễn tả của Nguyễn Tuân, sự hung bạo dữ dội của sông Đà là ở hình ảnh nào?
Đáp án: C
Câu 32:
21/07/2024Nguyễn Tuân đã diễn tả sự dữ dội của sông Đà rõ nhất qua âm thanh nảo?
Đáp án: D
Câu 33:
21/07/2024Hình tượng người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp:
Đáp án: C
Giải thích: Ông lái đò vừa mang vẻ đẹp bình dị của người dân lao động, vừa mang vẻ đẹp tài hoa.
Câu 34:
23/07/2024Chi tiết:
“Đối với ông lái đò ấy, sông Đà như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng” thể hiện?
Đáp án: A
Giải thích: Ông lái đò là người hiểu biết sâu rộng về dòng sông. Ông hiểu biết sâu rộng và thành thạo đến mức sông Đà: “đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu những đoạn xuống dòng. Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần, chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần… Cho nên ông có thể bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”.
Câu 35:
22/07/2024Vẻ đẹp tài hoa của người lái đò được bộc lộ rõ nhất khi:
Đáp án: C
Giải thích:
Đặt nhân vật người lái đò vào trận chiến với sông Đà mới có thể bộc lộ hết phẩm chất của người lái đò:
- Trùng vi thạch trận 1: Đá thách hiếu chiến (bệ vệ oai phong, hất hàm), nước thác làm thanh viện ùa vào đòi bẻ cán chèo, đội thuyền, túm lấy thắt lưng, bóp chặt hạ bộ, ông cố nén vết thương, kẹp chặt cuống lái, tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn tỉnh táo”
- Trùng vi thạch trận 2: Tăng thêm cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh bị bố trí lệch đi, ông đò thay đổi chiến thuật, cưỡi lên thác sông Đà, lái miết một đường chéo, rảo bơi chèo lên… sấn lên chặt đôi ra để mở đường vào cửa sinh.
- Trùng vi thạch trận 3: Bên trái, bên phải đều là luồng chết, luồng sống ở giữa bọn đá hậu vệ, ông đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa…
Câu 36:
22/07/2024Vì sao Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò?
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò bởi:
- Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc
- Nhân vật là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của một tập thể, một thế hệ những con người lao động xây dựng đất nước.
Câu 37:
15/07/2024Sông Đà đã bố trí mấy trùng vi thạch trận để thử thách tài năng của ông lái đò?
Đáp án: B
Giải thích:
Sông Đà bố trí ba trùng vi thạch trận, đòi tóm lấy mọi con thuyền qua sông
- Trùng vi thạch trận 1: sông Đà mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh., cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông
- Trùng vi thạch trận 2: tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn
- Trùng vi thạch trận 3: ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác
Câu 38:
23/07/2024Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được so sánh với những hình ảnh nào dưới đây?
Sông Đà được so sánh với những hình ảnh sau:
- Dây thừng: “Không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dữ vô tội vạ vưới người lái đò sông Đà”
- Mái tóc tuôn dài: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một mái tóc trữ tình ”
- Cố nhân: “Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân ”
Câu 39:
21/07/2024Nội dung sau đúng hay sai?
“Hình tượng sông Đà đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, đóng vai trò như bức phông nền kì vĩ, làm nổi bật tài nghệ chèo đò, vượt thác của ông lái đò”.
Đáp án: A
Giải thích: Ý nghĩa của hình tượng sông Đà: đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, đóng vai trò như bức phông nền kì vĩ, làm nổi bật tài nghệ chèo đò, vượt thác của ông lái đò.
Câu 40:
21/07/2024Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua lời đề từ như thế nào?
Đáp án: A
Giải thích:
“Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”
Lời đề từ khẳng định vẻ đẹp và sự độc đáo của sông Đà. Theo thơ Nguyễn Quang Bích, mọi dòng sông đều chảy về hướng đông – Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Trên trang văn Nguyễn Tuân, sông Đà đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc và là một sinh thể có hồn, sống động, có tính cách.
Câu 41:
27/12/2024Sông Đà được miêu tả mang những vẻ đẹp gì?
Đáp án đúng là : C
- Hình tượng con sông Đà mang hai vẻ đẹp:
+ Sông Đà hùng vĩ, dữ dội với tính cách hung bạo
+ Vẻ đẹp thơ mộng và tính cách trữ tình.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Mở rộng:
I: Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn
- Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà nội
- Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo
- Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến
- Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam
- Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
- Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:
+ Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân. Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:
II: Đôi nét về tác phẩm Người lái đò sông Đà
1. Hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà
- Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà
- Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà
3. Giá trị nội dung
- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.
4. Giá trị nghệ thuật
- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm
- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị
- Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn
- Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 42:
22/07/2024Những hình ảnh nào được Nguyễn Tuân miêu tả để nói về nét tính cách hung bạo của con sông Đà?
Đáp án: D
Giải thích:
Những hình ảnh được miêu tả cho nét tính cách hung bạo của sông Đà:
- Vách đá
- Ghềnh Hát Loóng
- Hút nước
- Thác đá
Câu 43:
15/07/2024Những chi tiết sau đây được miêu tả cho hình ảnh nào của con sông Đà?
“Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
Đáp án: B
Giải thích: Ghềnh Hát Loóng hung dữ được Nguyễn Tuân miêu tả qua các chi tiết: Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Người lái đò sông đà (có đáp án) (549 lượt thi)
- Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân (286 lượt thi)
- Tìm hiểu chung Người lái đò sông Đà (377 lượt thi)
- Phân tích Người lái đò sông Đà (435 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Phân tích bài thơ Bác ơi! (1289 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Sóng (có đáp án) (831 lượt thi)
- Tìm hiểu chung về bài thơ Việt Bắc (có đáp án) (814 lượt thi)
- Vài nét về nhà thơ Tố Hữu (có đáp án) (755 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Tây tiến (có đáp án) (686 lượt thi)
- Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm (569 lượt thi)
- Vài nét về Nguyễn Duy (534 lượt thi)
- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX (515 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (có đáp án) (509 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Thực hành một số phép tu từ cú pháp (có đáp án) (480 lượt thi)