Tìm hiểu chung về bài thơ Việt Bắc (có đáp án)
Tìm hiểu chung về bài thơ Việt Bắc (có đáp án)
-
805 lượt thi
-
21 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Bài thơ "Việt Bắc" được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh sáng tác:
Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
21/07/2024Trong bài thơ “Việt Bắc” , hình ảnh người dân miền núi được thể hiện qua hình ảnh hoán dụ nào?
Đáp án D
Câu 4:
15/07/2024Bài thơ “Việt Bắc” thể hiện sự nhớ nhung trong sự chia li giữa:
Đáp án C
Câu 5:
16/07/2024Bài thơ "Việt Bắc" Tố Hữu đã tái hiện bức tranh lịch sử trải dài bao nhiêu năm?
Đáp án C
Câu 9:
16/07/2024Biểu hiện rõ nhất của bản chất ca dao trong bài thơ "Việt Bắc" là ở phương diện nào?
Đáp án C
Câu 10:
18/07/2024Cấu tứ của bài thơ là cuộc chia tay của "mình – ta". Dòng nào dưới đây hiểu đúng cuộc chia tay đó?
Đáp án D
Câu 11:
16/07/2024Trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với
Đáp án A
Câu 12:
22/07/2024"Mình về mình có nhớ ta/mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng"…Thời gian "Mười lăm năm ấy" trong câu thơ trên nên hiểu như thế nào?
Đáp án B
Câu 13:
23/07/2024Trong bài "Việt Bắc", sau 8 dòng thơ mở đầu là mạch thơ hoài niệm (nhớ) về "mười lăm năm ấy" theo trật tự nào dưới đây?
Đáp án A
Câu 14:
16/07/2024Cụm địa danh nào sau đây không có trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu?
Đáp án B
Câu 15:
18/07/2024Dòng nào chưa nói đúng đặc điểm của hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong hoài niệm của nhà thơ?
Đáp án C
Câu 16:
14/11/2024Trong đoạn thơ nhớ về cảnh Việt Bắc bốn mùa, tác giả nhớ về cảnh ở mùa nào trước tiên?
Đáp án đúng là : D
- Trong đoạn thơ nhớ về cảnh Việt Bắc bốn mùa, tác giả nhớ về cảnh ở mùa Đông trước tiên.
- Khi nhớ về cảnh sắc Việt Bắc, tác giả nhắc đến mùa đông trước tiên. Điều này phản ánh sự gần gũi và cảm xúc sâu đậm mà mùa đông gợi lên trong tâm hồn người nhớ về Việt Bắc. Hình ảnh mùa đông gắn liền với kỷ niệm kháng chiến, là thời điểm khó khăn và gian khổ nhưng cũng đầy tình nghĩa, vì vậy khi nhắc đến, mùa đông hiện lên với vẻ đẹp đơn sơ nhưng rất đỗi ấm áp trong ký ức.
Câu thơ mở đầu cho cảnh mùa đông trong đoạn này là:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Hoa chuối đỏ giữa rừng xanh và ánh nắng chiếu trên lưng người chiến sĩ là hình ảnh tiêu biểu cho mùa đông Việt Bắc, vừa mang vẻ đẹp của thiên nhiên vừa biểu tượng cho khí phách kiên cường trong kháng chiến.
→ D đúng,A,B,C sai.
* Hoàn cảnh ra đời
- Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc
- Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
2. Vị trí đoạn trích
Đoạn tríc thuộc phần 1 của tác phẩm, tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiên
3. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi
- Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt Bắc
4. Giá trị nội dung
- Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
- Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.
5. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng
- Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…
+ Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt
* .Dàn ý phân tích
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu (tiểu sử, con đường cách mạng, phong cách thơ..)
- Giới thiệu về bài thơ Việt Bắc (hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung và nghệ thuật)
II. Thân bài
1. Lời nhắn nhủ của người ra đi và kẻ ở lại
a) Tám câu đầu: Cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn
- Cách xưng hô mình – ta và giọng điệu ngọt ngào của những câu ca dao, những câu hát giao duyên gợi nên khung cảnh chia tay bịn rịn, lưu luyến
- Từ ngữ:
+ Điệp từ “mình về”, “mình có nhớ” gợi lên một khoảng không gian, thời gian đầy ắp kỉ niệm
+ Từ láy: “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi tả tâm trạng vấn vương, lưu luyến
+ Điệp từ “nhớ”gợi tả nỗi nhớ triền miên
+ 15 năm ấy: khoảng thời gian gắn bó với những tình cảm mặn nồng, thiết tha
- Hình ảnh:
+ "núi", “sông”, "nguồn" những hình ảnh tiêu biểu của núi rừng Việt Bắc.
+ “cầm tay nhau” diễn tả sự bịn rịn
+ áo chàm (hoán dụ): chỉ người dân VB Với hình ảnh chiếc áo chàm bình dị, chân thành cảm xúc của người ra đi - kẻ ở dâng trào không nói nên lời.
⇒ Tám câu đầu là khung cảnh chia tay đầy tâm trạng, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng của kẻ ở người đi
b) Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi
- Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi: nhớ về Việt bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch sử, nhớ những kỉ niệm ân tình...
- Nghệ thuật:
+ Liệt kê hàng loạt các kỉ niệm
+ ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai
+ điệp từ “mình”
+ Cách ngắt nhịp /4, 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.
⇒ Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình, thủy chung
2. Nỗi nhớ của người ra đi và niềm tin vào Đảng, Chính phủ và Bác Hồ
a) Nhớ cảnh và người Việt Bắc
- Nỗi nhớ đưuọc so sánh với nỗi nhớ người yêu
- Nhớ thiên nhiên Việt Bắc:
+ Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
+ Buổi chiều khói bếp hòa quyện với sương núi
+ Cảnh bản làng ẩn hiện trong sương
+ Cảnh rừng nứa, bờ tre...
+ Thiên nhiên Việt Bắc qua 4 mùa với những hình ảnh độc đáo, đặc sắc
- Nhớ về con người Việt Bắc:
+ Nhớ người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mạng
+ Nhớ những kỉ niệm đầy ắp vui tươi, ấm áp giữa bộ đội và người dân Việt Bắc: lớp học i tờ, những giờ liên hoan
+ Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.
⇒ Với kết cấu đan xen, cứ một câu tả cảnh, một câu tả người đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà, sự đan cài quấn quýt giữa thiên nhiên và con người. Đây là vẻ đẹp đậm màu sắc phương đông
b) Nhớ Việt Bắc đánh giặc và Việt Bắc anh hùng
- Nhớ hình ảnh cả núi rừng Việt Bắc đánh giặc: “Rừng....”
- Nhớ hình ảnh đoàn quân kháng chiến: “Quân đi...”
- Nhớ những chiến công ở Việt Bắc, những chiến thắng với niềm vui phơi phới
⇒ Nhịp thơ mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân. Hình ảnh kì vĩ... tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng
c) Nhớ Việt Bắc niềm tin
- Nhớ cuộc họp cao cấp với nhiều chi tiết, hình ảnh tươi sáng.
- Nhớ hình ảnh ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ
⇒ Việt Bắc là cội nguồn là quê hương cách mạng
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
+ Nội dung: bài thơ khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
+ Nghệ thuật: đạm chất dân tộc, trong việc sử dụng hình thức đối đáp với cặp đại từ nhân xưng mình – ta, ngôn ngữu, hình ảnh thơ giản dị, nhịp thơ uyển chuyển, sử dụng thể thơ dân tộc – thể thơ lục bát...
- Cảm nhận của bản thân: bài thơ cho chúng ta thấy nghĩa tình của người dân Việt trong những năm tháng khó khăn, gian khổ của cuộc chiến tranh, giành độc lập, tự do cho dân tộc
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần một: Tác giả (ngắn nhất)
Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai –Tác phẩm (ngắn nhất)
Câu 17:
23/07/2024Ý nào chưa nói đúng về âm thanh của cảnh Việt Bắc trong nỗi nhớ của người kháng chiến được thể hiện trong bài thơ?
Đáp án C
Câu 18:
20/07/2024Trong số các hình ảnh sau đây trong bài thơ hình ảnh nào chưa gợi rõ nét riêng của con người Việt Bắc?
Đáp án A
Câu 19:
16/07/2024Vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Bắc mà Tố Hữu tập trung ca ngợi nhất trong bài thơ là gì?
Đáp án B
Câu 20:
20/07/2024Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?
Đáp án B
Câu 21:
25/11/2024Trong đoạn thơ diễn tả về "Tin vui chiến thắng trăm miền", địa danh nào được nhà thơ nhắc đến đầu tiên?
Đáp án đúng là : C
- Trong đoạn thơ diễn tả về "Tin vui chiến thắng trăm miền", địa danh Hoà Bình được nhà thơ nhắc đến đầu tiên.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Mở rộng:
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
I:Gợi ý các luận điểm chính
Luận điểm 1: 8 câu đầu chính là khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam
- Luận điểm 2: 4 câu còn lại chính là khí thế, niềm vui chiến thắng tại các chiến trường khác nhau.
II: Dàn ý phân tích đoạn thơ Nhũng đường Việt Bắc của ta ... tới vui lên
a) Mở bài:
- Khái quát một vài nét tác giả tác phẩm và dẫn dắt ra đoạn thơ
- Nội dung chính của đoạn thơ trên: Khí thế của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
b) Thân bài
* Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam
- 2 câu đầu: Mở ra một cảnh tượng sôi động của Việt Bắc trong những đêm hành quân vào chiến dịch:
+ “Những đường Việt Bắc”: không gian vô cùng rộng lớn.
+ Điệp từ “đêm đêm”: thời gian liên tục tiếp nối.
+ So sánh “như là đất nung” + từ láy “rầm rập”: Khí thế hào hùng làm rung đất chuyển trời.
+ Sự lớn mạnh của quân đội ta về lực lượng, khí thế.
- 6 câu tiếp: Sự phối hợp các lực lượng chiến đấu:
+ Đoàn quân:
- Từ láy “điệp điệp trùng trùng”: những đoàn quân tiếp nhau bước đi như những đợt sóng trào kéo dài vô tận.
- Hình ảnh “ánh sao đầu súng” là một tứ thơ đẹp gợi nhiều liên tưởng:
- Nghệ thuật nhân hóa: ánh sao theo chân đoàn quân, treo lơ lửng trên đầu súng, soi sáng khắp các ngả đường hành quân - thiên nhiên đã thành người bạn đồng hành cùng chiến sĩ.
- Ần dụ: ánh sao - lí tưởng cách mạng luôn soi sáng dẫn đường, đến tương lai tươi sáng - niềm tin tưởng lạc quan đầy khí thế.
+ Đoàn dân công:
- Những bó đuốc đỏ rực soi đường, làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn quân dân công tiếp lương, tải đạn với đủ cả: già, trẻ, gái, trai… họ đến từ những miền quê với đủ mọi phương tiện chuyên chở: xe đạp thồ, gùi, cáng… quyết tâm kiên cường vượt qua khó khăn nguy hiểm để bảo đàm vũ khí, thuốc men, lương thực… cho tiến tuyến.
- Cách nói cường điệu “bước… bay”: vừa diễn tả lực lượng đông đảo vừa diễn tả một sức mạnh hùng hậu phục vụ chiến trường. Cuộc chiến đấu của ta là đấu tranh nhân dân, đã phát huy sức mạnh toàn dân.
- Hình ảnh thơ thật đẹp “muôn tàn lửa bay”, “đỏ đuốc”: xua tan những lạnh lẽo, tăm tối nơi rừng núi.
- Từ láy "điệp điệp”, “trùng trùng” + từ “nát đá” : góp phần tạo nên âm điệu hùng tráng mạnh mẽ.
+ Đoàn ô tô quân sự:
- Xe kéo pháo, chở súng đạn, thuốc men, lương thực, chở quân rùng rùng ra trận:
- Hình ảnh “đèn pha bật sáng”, "ánh sáng rực rỡ xuyên thủng đêm dày tăm tối".
- Hình ảnh ẩn dụ “nghìn đêm” - quá khứ nô lệ; “sương dày” : những khó khăn vất vả, thiếu thốn trong hiện tại.
- So sánh “Như ngày mai lên”, “niềm tin tưởng, lạc quan : hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng cho tương lai tươi sáng của đất nước.
- Nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, gấp gáp. Âm hưởng hào hùng, sôi nổi náo nức; hình ảnh thơ hoành tráng, mỹ lệ.
- Đoạn thơ tràn ngập ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha…, ánh sáng của niềm tin tưởng, niềm vui tràn ngập. Tất cả tạo thành khúc hùng ca chiến thắng. Việt Bắc không còn là của mình hay là của riêng ta mà là của ta – của chúng ta, của tất cả mọi người Việt Nam kháng chiến.
* Niềm vui khi tin chiến thắng cũa mọi miền đất nước tiếp nối báo về:
- Điệp từ ”vui” như tiếng reo mừng chiến thắng, cảm xúc náo nức, vui sướng, tự hào khi tin vui chiến thắng dồn dập đổ về từ khắp mọi miền đất nước.
- Liệt kê những địa danh kết hợp từ “trăm miền” mở ra không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam.
- Nhịp điệu thơ dồn dập, tươi vui, náo nức cho thấy tốc độ thần kỳ, nhanh chóng của những chiến thắng.
- Những từ: “vui về”, “vui lên”, ‘vui từ” đã đặt Việt Bắc làm tâm điểm của mọi niềm vui.
- Giọng thơ say mê, náo nức tràn ngập niềm vui sướng trong lòng hàng triệu con người từ bắc chí nam.
c) Kết bài:
- Chỉ với 12 câu thơ mà tác giả đã thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
- Không chỉ là cảm hứng, qua Việt Bắc ta còn phải thốt lên lời khen ngợi với vẻ đẹp bức tranh tứ bình vô cùng xuất sắc nữa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần một: Tác giả (ngắn nhất)
Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai –Tác phẩm (ngắn nhất)
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm (có đáp án) (430 lượt thi)
- Tìm hiểu chung về bài thơ Việt Bắc (có đáp án) (804 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Phân tích bài thơ Bác ơi! (1261 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Sóng (có đáp án) (815 lượt thi)
- Vài nét về nhà thơ Tố Hữu (có đáp án) (742 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Tây tiến (có đáp án) (674 lượt thi)
- Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm (553 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Người lái đò sông đà (có đáp án) (538 lượt thi)
- Vài nét về Nguyễn Duy (525 lượt thi)
- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX (508 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (có đáp án) (499 lượt thi)
- Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Thực hành một số phép tu từ cú pháp (có đáp án) (473 lượt thi)