Câu hỏi:
27/12/2024 190Sông Đà được miêu tả mang những vẻ đẹp gì?
A. Sông Đà hùng vĩ, dữ dội với tính cách hung bạo
B. Sông Đà với vẻ đẹp thơ mộng, tính cách trữ tình
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Hình tượng con sông Đà mang hai vẻ đẹp:
+ Sông Đà hùng vĩ, dữ dội với tính cách hung bạo
+ Vẻ đẹp thơ mộng và tính cách trữ tình.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Mở rộng:
I: Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn
- Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà nội
- Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo
- Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến
- Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam
- Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
- Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:
+ Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân. Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:
II: Đôi nét về tác phẩm Người lái đò sông Đà
1. Hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà
- Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà
- Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà
3. Giá trị nội dung
- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.
4. Giá trị nghệ thuật
- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm
- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị
- Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn
- Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cảm hứng trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân được khơi gợi từ:
Câu 2:
Cảm hứng sáng tạo của tập tùy bút “Sông Đà” được khơi gợi chủ yếu từ hiện thực nào ?
Câu 3:
Chi tiết:
“Đối với ông lái đò ấy, sông Đà như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng” thể hiện?
Câu 4:
Dòng nào dưới đây chưa nói đúng đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm Sông Đà ?
Câu 5:
Biện pháp tu từ nào sau đây được Nguyễn Tuân sử dụng nhiều nhất khi khắc họa hình tượng con sông Đà?
Câu 6:
Ý đồ nghệ thuật chủ yếu của Nguyễn Tuân qua tùy bút “Người lái đò Sông Đà”?
Câu 7:
Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được so sánh với những hình ảnh nào dưới đây?
Câu 9:
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân khẳng định tài nguyên quý nhất của Tây Bắc là gi?
Câu 10:
Vì sao Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò?
Câu 11:
Nguyễn Tuân đã diễn tả sự dữ dội của sông Đà rõ nhất qua âm thanh nảo?
Câu 12:
Theo sự diễn tả của Nguyễn Tuân, sự hung bạo dữ dội của sông Đà là ở hình ảnh nào?
Câu 13:
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám là:
Câu 14:
Nguyễn Tuân đã cho biết trên con sông Đà có bao nhiêu cái thác chưa đặt tên?
Câu 15:
Đáp án nào dưới đây không phái giá trị nghệ thuật của tùy bút “Người lái đò sông Đà”: