Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 18 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
-
578 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án B
Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước với nhiều thương hiệu chè nổi tiếng. Đây là công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 2:
07/12/2024Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là trâu, lợn.
*Tìm hiểu thêm: "Chăn nuôi"
- Điều kiện phát triển:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Nhân dân có kinh nghiệm.
+ Vùng biển Quảng Ninh rộng.
+ Nguồn thức ăn ngày càng phong phú.
- Khó khăn:
+ Sương muối, giá rét.
+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển
- Tình hình phát triển:
+ Đàn trâu (56,1%), bò (16%), lợn (23%) so với cả nước (năm 2019).
+ Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản phát triển mạnh ở Quảng Ninh.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Câu 3:
09/01/2025Các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án đúng là: D
Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long và Lạng Sơn.
→ D đúng
- A sai vì chúng chưa có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và dịch vụ như các thành phố lớn khác trong khu vực, và hạ tầng chưa đồng đều để tạo đột phá kinh tế.
- B sai vì quy mô kinh tế, công nghiệp và dịch vụ của các thành phố này còn hạn chế, chưa đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng như các trung tâm lớn khác.
- C sai vì ngoài Thái Nguyên và Hạ Long có vai trò kinh tế nhất định, các thành phố còn lại có quy mô nhỏ, kinh tế chưa phát triển mạnh và chưa có sức ảnh hưởng lớn trong vùng.
*) Các trung tâm kinh tế
- Các trung tâm kinh tế quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
- Các trung tâm kinh tế mới: TP Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La.
Một góc TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyễn
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Giải Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Câu 4:
22/07/2024Cây lương thực chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án A
Cây lương thực chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là cây lúa, ngô.
Câu 5:
28/12/2024Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay là
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ là khai khoáng và thủy điện.
- Khai khoáng: thế mạnh của vùng núi Đông Bắc, vùng tập trung khoáng sản đa dạng nhất cả nước (than, sắt, chì, kẽm, thiếc,…).
- Thủy điện: thế mạnh của vùng núi Tây Bắc (thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà…).
*Tìm hiểu thêm: "Công nghiệp"
- Công nghiệp năng lượng:
+ Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.
+ Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí,…
- Khai thác khoáng sản:
+ Điều kiện phát triển: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.
+ Hiện nay đang tiến hành khai thác nhiều mỏ khoáng sản có giá trị.
- Chế biến thực phẩm:
+ Điều kiện phát triển: trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Ngày càng phát triển: chế biến chè, đặc sản, hồi quế khô, sữa bò,…
- Chế biến lâm sản, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
=> Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.
Câu 6:
22/07/2024Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án C
Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Uông Bí, Phả Lại.
Câu 7:
15/09/2024Tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đáp án đúng là : A
- Cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vì Thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất nước nhờ những điều kiện thuận lợi:
- Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh và có nhiều diện tích đất feralit thích hợp để trồng chè.
- Có vùng trung du với các đồi thấp, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh chè.
- Chè là cây trồng truyền thống, nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè.
→ A đúng. B, C, D sai.
* Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
* Thế mạnh
- Đất: đất feralit trên đá phiến, đá vôi và đất phù sa cổ (ở trung du),...
- Khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi.
- Địa hình: nền địa hình cao, chủ yếu đồi núi trung bình.
- Dân cư có kinh nghiệm, chính sách, thị trường, vốn,…
* Tình hình phát triển
- Chè: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.
- Cây dược liệu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn.
- Rau và hạt giống: SaPa.
- Cây ăn quả: mận, đào và lê,…
* Hạn chế
- Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước.
- Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.
* Ý nghĩa: phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao và hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 8:
23/07/2024Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là
Đáp án C
- Việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn như:
+ Các cửa khẩu kinh tế nằm ở vùng biên giới có địa hình miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn -> do vậy, hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa còn gặp một số khó khăn nhất định.
+ Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn hạn chế, hệ thống các sân bãi, kho chứa, thiết bị bốc dỡ hàng hóa còn yếu kém -> năng suất bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa yếu kém.
+ Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc diễn ra ngày càng nhiều, chủ yếu là hàng hóa buôn lậu từ Trung Quốc (ma túy; thực phẩm bẩn, độc hại; hàng điện tử...).
Câu 9:
22/10/2024Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là
Đáp án đúng là : D
- Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là nuôi trồng thủy sản nước mặn.
- Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
+ Cung cấp điện thắp sáng và cho các hoạt động công nghiệp -> góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
+ Các hồ thủy điện có vai trò tích nước vào mùa lũ sẽ kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu ở đồng bằng sông Hồng.
+ Các nhà máy thủy điện, hồ chứa là những điểm du lịch tham quan hấp dẫn (thủy điện Hòa Bình).
+ Ngoài ra có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa nước.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Thuận lợi
- Địa hình có sự phân hóa rõ rệt:
+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.
+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ.
-> Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
Địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là đồi núi thấp
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh -> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Khoáng sản: giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn -> phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Sông ngòi: nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào -> phát triển thủy điện.
- Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa -> Thuận lợi trồng cây công nghiệp.
- Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).
- Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THẾ MẠNH KINH TẾ Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
b) Khó khăn
- Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.
- Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét,… do nạn chặt phá rừng bừa bãi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 10:
17/07/2024Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước không phải vì?
Đáp án C
- Đàn trâu ưa khí hậu lạnh, chịu rét giỏi thích hợp với mùa đông lạnh ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, địa hình miền núi với nhiều đồng cỏ rộng lớn, các cánh rừng cũng thuận lợi cho chăn thả các đàn trâu.
- Đồng bào dân tộc ít người có nền nông nghiệp còn lạc hậu nên nhu cầu sử dụng sức kéo và phân bón từ trâu vẫn còn khá phổ biến.
=> Do vậy đàn trâu ở đây có điều kiện phát triển mạnh.
Câu 11:
22/07/2024Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ
Đáp án A
Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ nguồn thủy năng và nguồn than phong phú:
- Thủy năng: vùng có nhiều con sông chảy với trữ năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô…).
- Than: mỏ than Quảng Ninh với trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
Câu 12:
17/07/2024Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa lớn về môi trường là
Đáp án C
Phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng về mặt môi trường là: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần hạn chế các thiên tai lũ lụt, sạt lở đất đai khi có mưa lớn, bảo vệ nguồn nước ngầm, rừng còn là lá phổi xanh có tác dụng điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
Câu 13:
19/07/2024Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh tự nhiên để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là
Đáp án D
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh tự nhiên để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là khí hậu nhiệt đới ẩm có một mùa đông lạnh.
Câu 14:
20/07/2024Địa danh nổi tiếng về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Đáp án B
Thị trấn Sa Pa thuộc huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) - nằm ở khu vực biên giới Việt - Trung nước ta. Nằm ở độ cao lớn (trên 1500m) nên Sa Pa có khí hậu ôn đới núi cao, có thế mạnh về trồng rau ôn đới, sản xuất giống rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu; đây còn là địa danh du lịch nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc nước ta.
Câu 15:
23/07/2024Cửa khẩu Đồng Đăng (Hữu Nghị), một cửa khẩu quan trọng, trên biên giới Việt - Trung thuộc tỉnh nào của nước ta?
Đáp án C
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Lạng Sơn, Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 18 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) (577 lượt thi)
- Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) (269 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 31 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (3644 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 35 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (3091 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 36 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo) (2118 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 32 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1940 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (1156 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 33 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1100 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) (994 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 29 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) (963 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 28 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (920 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 38 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (753 lượt thi)