Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Nhận biết)
-
1900 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Đáp án: C
Đông Nam Bộ là vùng có trình độ thâm canh cây công nghiệp cao nhất.
Câu 2:
23/07/2024Đáp án: B
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng dễ bị hạn hán về mùa khô. Do mùa khô sâu sắc, tình trạng xâm nhập mặn gây trở ngại cho sử dụng đất, thiếu nước ngọt dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, thiếu nước để thau chua rửa mặn đất đai.
Câu 3:
23/07/2024Đáp án: D
Hiện nay, nông nghiệp nước ta đang phát triển chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Nhằm thúc đẩy sản xuất nông lâm và thủy sản theo hướng hàng hóa.
Câu 4:
22/07/2024Đáp án đúng là: B
Thường có nạn cát bay, gió Lào là đặc điểm điều kiện sinh thái nông nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ.
B đúng
- A sai vì có nhiều ngư trường lớn, khoáng sản biển, các bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu => phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- C sai vì lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
- D sai vì nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.
*) Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4% cả nước).
- Dân số: 9,3 triệu người, chiếm 9,6% dân số cả nước (năm 2020).
- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
- Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.
- Sông: ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.
- Đồng bằng ven biển thuận lợi để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị (bông, vải, mía đường).
- Biển: có nhiều ngư trường lớn, khoáng sản biển, các bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu => phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có thể khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.
Câu 5:
23/07/2024Đáp án: A
Cao su được trồng chủ yếu trên đất bazan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ
Câu 6:
22/07/2024Đáp án: A
Đông Nam Bộ không có hướng chuyên môn hóa về khai thác thủy sản (dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí)
*) Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ ở nước ta
- Sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử,... lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra cái nền của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. Trên nền chung ấy, các nhân tố kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử,... có tác động khác nhau.
- Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Khi nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 7:
22/07/2024Đáp án: A
Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển ngành kinh tế biển do có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển.
* Khái quát chung Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Gồm 8 tỉnh/thành phố: TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4%), số dân 10 triệu người (10,3% - 2019).
- Tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và biển Đông.
* Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a) Nghề cá
- Tiềm năng phát triển
+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác.
+ Tỉnh nào cũng giáp biển, nhiều vụng, đầm phá.
- Tình hình phát triển
+ Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn.
+ Các loại cá quý có giá trị: cá thu, ngừ, trích, nục, hồng, phèn, nhiều loại tôm, mực,...
- Nuôi tôm phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.
- Thủy sản có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề thực phẩm và xuất khẩu.
b) Du lịch biển
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...
- Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau.
c) Dịch vụ hàng hải
- Có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
- Một số cảng tổng hợp lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.
- Vịnh Vân Phong trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
d) Khai thác khoáng sản và sản xuất muối
- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
- Việc sản xuất muối cũng thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...
3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng
a) Tình hình phát triển
- Hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
- Công nghiệp: cơ khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
- Xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất,…
Hạn chế: tài nguyên nhiên liệu, năng lượng hạn chế.
b) Giải pháp
- Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 kV.
- Xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đối lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).
c) Phát triển giao thông vận tải
- Nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam.
- Khôi phục hệ thống sân bay của vùng (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Chu Lai,…).
- Phát triển các tuyến đường ngang nối các cảng nước sâu tạo ra thế mở cửa cho vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Giải Địa lí 12 Bài 13: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Câu 8:
24/08/2024Đáp án đúng là: D
- Cao su, cà phê, điều không phải chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí).
Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là cây công nghiệp lâu năm: Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.
- Sản phẩm chuyên môn hóa trong nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là chè, thuốc lá, bông, cà phê, trâu, bò.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
* Thế mạnh
- Đất: đất feralit trên đá phiến, đá vôi và đất phù sa cổ (ở trung du),...
- Khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi.
- Địa hình: nền địa hình cao, chủ yếu đồi núi trung bình.
- Dân cư có kinh nghiệm, chính sách, thị trường, vốn,…
* Tình hình phát triển
- Chè: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.
- Cây dược liệu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn.
- Rau và hạt giống: SaPa.
- Cây ăn quả: mận, đào và lê,…
* Hạn chế
- Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước.
- Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.
* Ý nghĩa: phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao và hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
2. Chăn nuôi gia súc
* Thế mạnh:
- Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m.
- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi dồi dào.
* Tình hình phát triển
- Phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
- Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. Đàn trâu 1,5 triệu con (chiếm 1/2 đàn trâu cả nước), đàn bò 120 nghìn con (chiếm 16% đàn bò cả nước, năm 2019).
- Đàn lợn: hơn 6,4 triệu con (chiếm 23% đàn lợn cả nước - 2019).
* Hạn chế
- Khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm hàng hóa.
- Các đồng cỏ cần được cải tạo, nâng cao năng suất.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 9:
23/07/2024Đáp án đúng là: A
- Rừng ngập mặn tại Việt Nam tập trung phần lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn A.
- Khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng là: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh (do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc).
Loại B.
- Đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng do có hệ thống đê ngăn lũ.
Loại C.
- Đồng bằng sông Hồng có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ.
Loại D.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Hồng.
- Đặc điểm:
+ Do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp;
+ Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh;
+ Nguồn nước dồi dào;
+ Chủ yếu là đất phù sa;
+ Có Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
- Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên).
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
* Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.
Xem thêm các bài viết liên quan khác:
Câu 10:
19/07/2024Đáp án: C
Cây công nghiệp lâu năm như cà phê cao su, hồ tiêu là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên.
Câu 11:
18/07/2024Đáp án: D
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có số lượng trang trại nhiều nhất nước ta hiện nay (biểu đồ cột hình 25 trang 111, sách giáo khoa Địa Lý 12).
Câu 12:
22/07/2024Đáp án: D
Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào bảng 25.1 sgk trang 107-108 và Atlat Địa lí).
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Thông hiểu)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Vận dụng)
-
6 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (1899 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Phần 1) (248 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Phần 2) (222 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Phần 3) (224 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (249 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Bài tập Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (240 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (4344 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 (có đáp án): Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (4051 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (4012 lượt thi)
- rắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (3571 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 (có đáp án): Vấn đề phát triển thương mai, du lịch (3168 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (2872 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 (có đáp án): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (2048 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 (có đáp án): Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta (1779 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Bài tập Vấn đề phát triển nông nghiệp (588 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (Phần 1) (462 lượt thi)