Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp (Nhận biết)

  • 2872 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024
Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
Xem đáp án

Đáp án: B

 Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, cụ thể là: đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông –lâm- thủy sản, công nghiệp sản xuất tiêu dùng,  tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước.

Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ

=> Nhận định: Đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp là không đúng.


Câu 2:

21/07/2024
Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở
Xem đáp án

Đáp án: B

Cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta hiện hay tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng của ngành chế biến, chế tạo. Xu hướng này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức của nước ta.

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hoá sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế. Sự chuyển dịch này gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên của Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành nông nghiệp

Giải SGK Địa lí 12 Bài 15 (Kết nối tri thức): Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp


Câu 3:

23/07/2024
Đâu không phải là biện pháp trực tiếp để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nâng cao chất lượng lao động và mở rộng thị trường tiêu thụ không phải là biện pháp trực tiếp để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp vì chúng tập trung vào nâng cao hiệu suất và tiêu thụ sản phẩm, trong khi hoàn thiện cơ cấu ngành đòi hỏi sự điều chỉnh và phân bổ lại các ngành sản xuất cụ thể.

A đúng

- B sai vì đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- C sai vì đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước.

- D sai vì xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.

*) Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành

- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành nông nghiệp

Giải Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp


Câu 4:

21/07/2024
Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành
Xem đáp án

Đáp án: C

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.


Câu 5:

21/07/2024
Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Xem đáp án

Đáp án: A

Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là công nghiệp năng lượng (điện), công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.


Câu 6:

23/07/2024
Ngành công nghiệp nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...

Ngành năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm vì vai trò quan trọng của nó đối với phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội. Năng lượng là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển của các ngành công nghiệp khác cũng như đời sống dân sinh. Các hoạt động trong ngành năng lượng bao gồm sản xuất điện, khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và không tái tạo.

C đúng. 

* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO 3 NHÓM NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

- Cơ cấu có 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...

- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Giải SGK Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp


Câu 7:

15/11/2024
Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
Xem đáp án

Đáp án đúng là A

Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có xu hướng chuyển dịch giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp khai thác tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, chế biến.

A đúng 

- B sai vì Việt Nam đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

- C sai vì Việt Nam đang hướng tới phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và tăng cường các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn và ít gây ô nhiễm môi trường.

- D sai vì Việt Nam đang ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, trong khi ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước đã phát triển ổn định và chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu công nghiệp.

*) Tìm hiểu thêm về" Cơ cấu công nghiệp theo ngành"

* Khái niệm: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: có 3 nhóm chính với 29 ngành.

- Công nghiệp khai thác (4 ngành).

- Công nghiệp chế biến (23 ngành).

- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước (2 ngành).

* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:

- Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.

- Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

* Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta:

- Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành nông nghiệp

Giải Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp


Câu 8:

06/10/2024
Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. Theo sgk Địa lí 12 trang 114, khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta; nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước là Đông Nam Bộ

*Tìm hiểu thêm: "Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực"

- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.

- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...

- Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

 

 


Câu 9:

21/07/2024
Theo cách phân loại hiện hành nước ta có
Xem đáp án

Đáp án: B

Theo cách phân loại hiện hành nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp, đó là nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành) công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất phân phối điện khí đốt nước (2 ngành).


Câu 10:

13/09/2024
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?
Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng,không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nnhanh

- Sản lượng điện nước ta tăng nhanh chủ yếu do kinh tế phát triển, mức sống nâng cao làm cho nhu cầu lớn. Ngoài ra, nhờ ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nên sản lượng điện tạo ra hàng năm lớn.

+  Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa và nâng cao đời sống nhân dân yêu cầu cơ sở năng lượng rất quan trọng

+  Nước ta có tiềm năng thủy điện rất lớn.

=>Hiện nay đã xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn (Sơn La 2400MW)

=>Với nhu cầu lớn + tiềm năng dồi dào đang được khai thác tốt,

=> Tăng nhanh sản lượng điện.

- Các đáp án còn lại là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nnhanh.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Cơ cấu công nghiệp theo ngành

a) Cơ cấu ngành công nghiệp  nước ta tương đối đa dạng

- Cơ cấu có 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...

- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

b) Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành

- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực

- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.

- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...

- Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

b) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của các nhân tố

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, lao động lành nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.

- Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

- Hiện nay, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả  nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

 

 

Câu 11:

27/07/2024
Ở nước ta, ngành công nghiệp nào sau đây cần ưu tiên đi trước một bước?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Điện lực là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đáp ứng đời sống văn minh của con người. Muốn phát triển các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp điện lực phải được ưu tiên đi trước.

A đúng 

- B sai vì ngành này thường không tạo ra giá trị gia tăng cao như ngành công nghiệp chế biến hoặc công nghiệp nặng. Ngành công nghiệp cần ưu tiên thường là những ngành có tiềm năng phát triển bền vững và mang lại giá trị kinh tế lớn hơn.

- C sai vì ngành này yêu cầu vốn đầu tư lớn và công nghệ cao, trong khi các ngành như công nghiệp chế biến thực phẩm hoặc sản xuất hàng tiêu dùng có thể phát triển nhanh chóng và mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp hơn.

- D sai vì đây là ngành đã phát triển mạnh và có sẵn cơ sở hạ tầng, trong khi các ngành công nghiệp khác như chế biến dầu khí hoặc công nghiệp chế tạo có thể mang lại giá trị gia tăng cao hơn và đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển bền vững.

*) Điện lực là ngành công nghiệp cần ưu tiên đi trước một bước ở nước ta vì:

  1. Hạ tầng cơ sở: Nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở điện lực là thiết yếu để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các ngành công nghiệp và đời sống dân cư.

  2. Phát triển kinh tế: Ngành điện lực là động lực chính cho sự phát triển các ngành công nghiệp khác, như công nghiệp chế biến, sản xuất và dịch vụ.

  3. Tăng trưởng dân số: Với sự gia tăng dân số và đô thị hóa, nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao.

  4. Đảm bảo an ninh năng lượng: Phát triển nguồn điện bền vững giúp giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu và nâng cao an ninh năng lượng quốc gia.

  5. Công nghệ mới: Đầu tư vào công nghệ điện lực hiện đại giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động môi trường.

Những yếu tố này chứng tỏ rằng điện lực cần được ưu tiên để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế và đảm bảo sự ổn định của các ngành công nghiệp khác.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành nông nghiệp

Giải Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương