Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 1)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 1)
-
355 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
14/07/2024Nhận định nào sau đây là lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay?
Giải thích: Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mỗi tăng bổ sung thêm khoảng 1 triệu người vào lực lượng lao động. Nguồn lao động vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn, vừa là một thế mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài, là lợi thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, giá nhân công rẻ.
Đáp án: B
Câu 2:
27/11/2024Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện thế nào?
Đáp án đúng là: D
Nó phản ánh mức độ đóng góp và vai trò của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, qua đó cho thấy sự phân bố và ưu tiên phát triển giữa các ngành.
→ D đúng
- A sai vì cơ cấu chủ yếu phản ánh tỉ trọng giá trị sản xuất và vai trò của từng ngành, không chỉ đơn thuần là số lượng ngành trong hệ thống công nghiệp.
- B sai vì nó phản ánh vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế chung, không cho biết sự phân bố hay đóng góp của từng ngành công nghiệp trong hệ thống.
- C sai vì nó chỉ phản ánh quy mô toàn ngành công nghiệp, không cho thấy sự phân bố hay tỉ trọng đóng góp của từng ngành trong hệ thống công nghiệp.
*) Cơ cấu công nghiệp theo ngành
a) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO 3 NHÓM NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
- Cơ cấu có 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...
- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.
b) Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành
- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 3:
02/01/2025Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không ổn định về tỉ trọng giữa các ngành.
*Tìm hiểu thêm: "Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng"
- Cơ cấu có 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...
- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
Câu 4:
30/12/2024Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được chia thành 3 nhóm chính là
Đáp án đúng là: D
Chúng phản ánh các giai đoạn sản xuất chính: khai thác tài nguyên, chế biến nguyên liệu và cung cấp năng lượng, dịch vụ thiết yếu.
→ D đúng
- A sai vì cách phân loại hiện hành ở nước ta tập trung vào khai thác, chế biến và sản xuất, phân phối năng lượng, khí đốt, nước – phản ánh đầy đủ các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt.
- B sai vì cách này chỉ mang tính truyền thống, chưa phản ánh đầy đủ các lĩnh vực quan trọng như sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước theo phân loại hiện đại.
- C sai vì cách phân loại này không phản ánh rõ ràng các nhóm ngành chính như công nghiệp khai thác, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, và phân phối điện, khí đốt, nước.
- Công nghiệp khai thác: Bao gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng kim loại, và các khoáng sản khác. Nhóm này cung cấp nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp khác.
- Công nghiệp chế biến: Là nhóm quan trọng nhất, bao gồm các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu từ công nghiệp khai thác hoặc nông, lâm, thủy sản để tạo ra sản phẩm mới, như thực phẩm, đồ uống, sản phẩm hóa chất, dệt may, và sản phẩm cơ khí.
- Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: Bao gồm các hoạt động sản xuất và cung cấp năng lượng, nước sạch, và các dịch vụ liên quan, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
Phân loại này giúp quản lý và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo cân đối và hiệu quả giữa các ngành công nghiệp.
Câu 5:
19/07/2024Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là
Giải thích: Mục 1, SGK/113 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: A
Câu 6:
17/12/2024Nhận định nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Nhận định không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay là Có tính truyền thống , không đòi hỏi về trình độ và sự khóe léo.
*Tìm hiểu thêm: "Công nghiệp năng lượng"
a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
* Công nghiệp khai thác than
- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn: tập trung nhiều ở khu vực U Minh.
- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2019 đạt gần 46,4 triệu tấn.
* Công nghiệp khai thác dầu, khí
- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Sản lượng tăng liên tục, dầu thô đạt 13,1 nghìn tấn; Khí tự nhiên 10,2 triệu m3 (2019).
- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.
- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm.
Câu 7:
14/07/2024Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là
Giải thích: Mục 1, SGK/113 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: A
Câu 8:
14/07/2024Ngành nào dưới đây không phải là ngàng công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
Giải thích: Mục 1, SGK/113 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: D
Câu 9:
15/07/2024Cơ cấu ngành công nghiệp (theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?
Giải thích: Mục 1 (biểu đồ), SGK/113 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: A
Câu 10:
13/07/2024Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do
Giải thích: Do tác động của yếu tố thị trường, đường lối – chính sách mở cửa và hội nhập của nhà nước. Đồng thời cũng theo xu hướng chung của thế giới – hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa,… nên cơ cấu ngành công nghiệp nước ta cũng có những chuyển biến tích cực để phù hợp và theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đáp án: D
Câu 11:
04/10/2024Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở khu vực nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở vùng núi
*Tìm hiểu thêm: "Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế"
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Xu hướng chung: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
Câu 12:
10/09/2024Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm mục đích nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Do quá trình toàn cầu hóa – khu vực hóa và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế của Nhà nước nên nước ta phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nói riêng và cơ cấu ngành kinh tế nói chung sao cho thích nghi với tình hình chung của thị trường khu vực và thế giới.
C đúng
- A sai vì việc chuyển dịch nhằm đáp ứng sự thay đổi của thị trường và hội nhập quốc tế, không chỉ để tránh sự phát triển một chiều. Mục tiêu chính là tạo ra một cơ cấu công nghiệp đa dạng và linh hoạt hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
- B sai vì việc chuyển dịch chủ yếu nhằm thích nghi với sự thay đổi của thị trường và hội nhập quốc tế. Mặc dù điều này có thể gián tiếp giúp quản lý rủi ro, mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế.
- D sai vì chuyển dịch cơ cấu chủ yếu nhằm thích nghi với thay đổi thị trường và hội nhập quốc tế. Mục tiêu chính là nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả của ngành công nghiệp, không chỉ đơn thuần là tối ưu hóa vị trí gần nguồn nguyên liệu.
Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm mục đích thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới vì nền kinh tế toàn cầu và khu vực đang không ngừng thay đổi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhu cầu tiêu dùng, và cạnh tranh quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp giúp nước ta điều chỉnh sản xuất và phân bổ nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn, từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp hiện đại, có giá trị gia tăng cao hơn. Điều này không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn tạo ra cơ hội mới cho phát triển bền vững, thu hút đầu tư, và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường toàn cầu. Đặc biệt, sự chuyển dịch này giúp Việt Nam tận dụng được lợi thế của hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực của các biến động kinh tế và thương mại.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 13:
22/07/2024Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
Giải thích: Mục 1, SGK/114 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: A
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (2872 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 1) (354 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 2) (308 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (4344 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 (có đáp án): Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (4051 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (4013 lượt thi)
- rắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (3571 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 (có đáp án): Vấn đề phát triển thương mai, du lịch (3168 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 (có đáp án): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (2048 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (1900 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 (có đáp án): Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta (1779 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Bài tập Vấn đề phát triển nông nghiệp (588 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (Phần 1) (462 lượt thi)