Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 2)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 2)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 2)

  • 298 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Vấn đề được đặt ra cấp bách trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là

Xem đáp án

Giải thích: Sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp thường sẽ gây ra nhiều hậu nghiêm trọng về tài nguyên và môi trường. Đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp hóa chất,… chính vì vậy, vấn đề được đặt ra cấp bách trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm môi trường.

Đáp án: B


Câu 2:

18/07/2024

Hoạt động công nghiệp của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ là vùng đất đồng bằng rộng lớn, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hạ tầng giao thông phát triển. Điều này thuận lợi cho việc tập trung và phát triển các hoạt động công nghiệp, kinh doanh lớn trong nước.

C đúng 

- A sai vì đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long tập trung phát triển nông nghiệp và dịch vụ hơn là công nghiệp. Đây là khu vực có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thủy sản và du lịch, không có sự tập trung lớn của các cụm công nghiệp như các vùng đồng bằng khác trong nước.

- B sai vì Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung vào sản xuất công nghiệp nhẹ và chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản. Mặc dù có một số khu công nghiệp lớn nhưng không đủ để tạo thành một trọng tâm công nghiệp quốc gia.

- D sai vì Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, chế biến lâm sản và một số ngành công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, hạ tầng công nghiệp chưa phát triển mạnh và không có đủ yếu tố để thành trọng điểm công nghiệp quốc gia.

*) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực

- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.

- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...

Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

Đà Nẵng - Đầu tàu kinh tế ở các tỉnh miền Trung

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành nông nghiệp

Giải Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp


Câu 3:

13/07/2024

Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng là hướng nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 2, SGK/114 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D


Câu 4:

19/07/2024

Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về thủy điện là hướng nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 2, SGK/114 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C


Câu 5:

22/07/2024

Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là do tác động của nhân tố nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 2, SGK/116 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D


Câu 6:

13/07/2024

Nhân tố nào sau đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 2, SGK/116 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C


Câu 7:

14/07/2024

Yếu tố đặc biệt quan trọng làm cho các vùng trung du và miền núi của nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp hiện nay là

Xem đáp án

Giải thích: Mục 2, SGK/116 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C


Câu 8:

18/10/2024

Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế.

+ Mở rộng khu vực tư nhân: Khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước đang tăng cường đầu tư vào nhiều lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là những ngành có giá trị gia tăng cao như chế biến, chế tạo.

+ Tăng cường đầu tư FDI: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng đóng góp lớn vào công nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như điện tử, dệt may, và sản xuất linh kiện. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi và chi phí lao động cạnh tranh.

+ Công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển mạnh: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp, phản ánh sự tập trung vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao. Điều này phù hợp với mục tiêu chuyển dịch từ các ngành khai thác tài nguyên sang các ngành sử dụng công nghệ và lao động kỹ thuật cao.

+ Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Chính phủ đang khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cung ứng nội địa, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện và nguyên liệu.

Những thay đổi này góp phần tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

→ A đúng .B,C,D sai.

* Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực

- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.

- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...

- Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

b) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của các nhân tố

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, lao động lành nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.

- Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

- Hiện nay, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều.

2. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Xu hướng chung: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

 

 


Câu 9:

18/07/2024

Việc mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 3, SGK/117 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B


Câu 10:

19/07/2024

Năm 2005, thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta là

Xem đáp án

Giải thích: Mục 3, SGK/117 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D


Câu 11:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ở trung tâm công nghiệp Vinh không có ngành nào sau đây?

Xem đáp án

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, ở trung tâm công nghiệp Vinh có các ngành công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng và ngành công nghiệp cơ khí.

Đáp án: D


Câu 12:

13/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2005) là

Xem đáp án

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2005) là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án: C


Câu 13:

13/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

Xem đáp án

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các ngành công nghiệp có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng là chế biến nông sản, cơ khí, dệt – may, luyện kim đen, điện tử, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng và nhà máy nhiệt điện

Đáp án: D


Câu 14:

22/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp luyện kim màu?

Xem đáp án

Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp luyện kim màu là Thái Nguyên và TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án: B


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương