Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Vận dụng)
-
4970 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở
Đáp án: B
Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở thành tạo địa hình cacxtơ, nước tham gia hòa tan đá vôi, thành tạo nên các dạng địa hình độc đáo như hang động, suối cạn, thung khô, núi đá vôi với nhiều hình thù …
Câu 2:
11/10/2024Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh địa hình ở miền núi đã tạo ra nhiều vật liệu, sau đó sẽ được vận chuyển xuống sông ngòi và dần hình thành thành phù sa. Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình miền đồi núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng của các đồng bằng hạ lưu sông.
*Tìm hiểu thêm: "Sông ngòi"
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông.
+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Câu 3:
23/07/2024Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long không trực tiếp gây ra hậu quả nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long không gây ra hậu quả nào sau đây. Mùa khô kéo dài không phải là nguyên nhân gây ra sâu bệnh phá hoại mùa màng ở vùng này (sâu bệnh thường phát triển nhiều trong điều kiện khí hậu độ ẩm lớn).
D đúng
- A sai vì do sự thiếu hụt lượng nước ngọt từ sông Mekong, làm tăng độ mặn của nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp và sinh hoạt.
- B sai vì do lượng mưa giảm và nguồn nước từ sông Mekong bị hạn chế, làm khan hiếm nước ngọt cần thiết.
- C sai vì do thiếu nước ngọt rửa trôi, làm mặn hóa đất và tăng nồng độ axit tự nhiên trong đất.
*) Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
- Khó khăn: Hạn hán, lũ lụt, diễn biến khí hậu thất thường.
b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi: Có điều kiện phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải và du lịch,...
- Khó khăn: Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác,... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Các hiện tượng thời tiết thất thường như giông lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng,... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
Sương muối và băng giá xảy ra thường xuyên vào mùa đông ở miền núi
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Giải Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Câu 4:
29/12/2024Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta có lượng mưa lớn là do
Đáp án đúng là : C
- Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta có lượng mưa lớn là do các khối khí đi qua biển mang theo ẩm lớn.
Nước ta tiếp giáp biển Đông rộng lớn với nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển từ biển vào mang theo hơi ẩm lớn đem lại lương mưa và độ ẩm lớn cho lãnh thổ nước ta.
- Các đáp án còn lại,không phải là nguyên nhân chính khiến nước ta có lượng mưa lớn.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Mở rộng:
1. Khái quát của biển đông
- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương).
- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.
2. Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam
a) Khí hậu
- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.
- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
-Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…
- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…
d) Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.
- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu sâu sắc ảnh hưởng từ biển
Câu 5:
23/07/2024Phần lớn sông ngòi nước ta có đặc điểm ngắn và dốc chủ yếu do nhân tố nào sau đây quy định?
Đáp án đúng là: D
Hình dạng lãnh thổ Việt Nam dài và hẹp, kết hợp với địa hình chủ yếu là đồi núi, làm cho các sông ngòi có chiều dài ngắn và độ dốc cao. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất nước, với nhiều dãy núi và cao nguyên nằm gần biển, dẫn đến các sông ngòi chảy ngắn và dốc xuống các vùng thấp hơn hoặc ra biển.
D đúng.
- A sai vì địa hình đồi núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích nước ta là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên các sông ngòi ngắn và dốc. Tuy nhiên, sinh vật (hệ thực vật và động vật) và thổ nhưỡng (đất đai) ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái của sông ngòi, nhưng không quyết định chính đến chiều dài và độ dốc của sông.
- B sai vì khí hậu ảnh hưởng đến dòng chảy và lưu lượng nước của sông ngòi, nhưng không quyết định chính đến chiều dài và độ dốc của sông. Mưa nhiều hay ít ảnh hưởng đến lượng nước chảy trong sông, nhưng không làm thay đổi cấu trúc ngắn và dốc của sông ngòi. Còn sự phân bố địa hình cũng góp phần tạo nên đặc điểm của sông ngòi nhờ vào việc đồi núi tập trung ở nhiều khu vực trong nước ta. Tuy nhiên, yếu tố này cần kết hợp với hình dạng lãnh thổ để giải thích đầy đủ đặc điểm ngắn và dốc của sông ngòi.
- C sai vì Việt Nam có hình dạng lãnh thổ dài và hẹp, kết hợp với địa hình đồi núi, tạo nên các sông ngòi ngắn và dốc. Các dãy núi chạy dọc theo chiều dài của đất nước và gần biển, làm cho các sông chảy ngắn và nhanh ra biển. Nhưng như đã nói ở trên, khí hậu ảnh hưởng đến dòng chảy và lưu lượng nước của sông ngòi, nhưng không quyết định chính đến chiều dài và độ dốc của sông. Mưa nhiều hay ít ảnh hưởng đến lượng nước chảy trong sông, nhưng không làm thay đổi cấu trúc ngắn và dốc của sông ngòi.
* Sông ngòi nước ta
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông.
+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
Một đoạn sông Đà chảy qua Sơn La
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Giải Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Câu 6:
23/07/2024Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là
Đáp án: D
Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta chủ yếu là do tác động kết hợp của địa hình và gió mùa. Có thể thấy rõ điều đó ở các trung tâm mưa lớn như Móng Cái, Huế,…là những khu vực có địa hình cao đón gió từ biển vào đem lại lượng mưa lớn.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Nhận biết)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Thông hiểu)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (4969 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 1) (441 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 2) (443 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 3) (451 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo) (405 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) (7100 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (7062 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 8 (có đáp án): Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (6217 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (5724 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) (4792 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 2) (2986 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 1) (1189 lượt thi)
- 40 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (1128 lượt thi)
- 30 câu trắc nghiệm Đất nước nhiều đồi núi (937 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 1) (769 lượt thi)