Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 2)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 2)
-
2955 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
29/10/2024Gió mùa là nhân tố quan trọng dẫn tới
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông nên khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:
- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ: nóng ẩm.
- Miền Nam: mùa mưa, mùa khô.
- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ đối lập mùa mưa – khô
→ A đúng
- B sai vì do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý, như độ cao và hướng núi, ảnh hưởng đến sự phân bố mưa và nhiệt độ. Gió mùa chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động, nhưng không phải là nhân tố quyết định duy nhất dẫn đến sự khác biệt khí hậu giữa hai khu vực này.
- C sai vì do nhiều yếu tố như địa hình, khí hậu, đất đai và hệ sinh thái, không chỉ riêng gió mùa. Mặc dù gió mùa ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu, nhưng sự đa dạng thiên nhiên còn phụ thuộc vào sự tương tác của nhiều yếu tố khác nhau trong môi trường.
- D sai vì sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Tây – Đông và độ cao chủ yếu liên quan đến các yếu tố địa hình và khí hậu, chẳng hạn như sự thay đổi độ cao và sự hiện diện của các dãy núi, chứ không chỉ do gió mùa.
*) Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
GIÓ MÙA MÙA HẠ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 2:
23/07/2024Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành
Đáp án: B
Giải thích: Vào giữa và cuối mùa hạ, do có áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành đông Nam và gây mưa lớn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 3:
23/07/2024Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố
Đáp án: B
Giải thích: Kiểu khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (mưa tập trung vào tháng 9) ⇒ Thành phố Huế thuộc vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ.
Câu 4:
23/07/2024Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là
Đáp án: B
Giải thích: Hoa đào bắt đầu nở vào cuối mùa đông ⇒ là thời kì mưa phùn, ẩm ướt ⇒ Gió đông được nhắc đến trong câu thơ trên là gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
Câu 5:
20/11/2024Địa điểm nào dưới đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
Đáp án đúng là : B
- Huế có lượng mưa trung bình năm lớn nhất.
Giải thích: Do tác động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với sự dịch chuyển của bão chậm dần từ Bắc vào Nam nên mưa rất lớn ở Huế vào mùa đông. Chính vì vậy, Huế là một trong những trung tâm mưa lớn, nhiều nhất trong cả nước.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a) Tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
b) Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
c) Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 6:
23/07/2024Các hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng lớn nhất của nhân tố nào?
Đáp án: B
Giải thích trả lời: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta như trồng trọt (các loại cây công nghiệp lâu năm, hằng năm,…), chăn nuôi,… đều chịu ảnh hưởng lớn nhất trực tiếp từ sự phân mùa của khí hậu. Ví dụ: Ở miền Bắc vào mùa đông trồng rau quả ôn đới (bắp cải, su su, su hào,…), mùa hè chuyển sang trồng các loại cây hoa màu cận nhiệt – nhiệt đới như ngô, khoai,…
Câu 7:
15/11/2024Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động của ngành nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật và thực vật ⇒ Vì vậy khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
→ C đúng
- A, B, D sai vì các ngành này chủ yếu phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và nhân lực, không phải điều kiện khí hậu. Mặc dù khí hậu có thể ảnh hưởng gián tiếp (như lũ lụt hay bão), nhưng không phải yếu tố quyết định như trong nông nghiệp.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nông nghiệp, đặc biệt là ở các quốc gia như Việt Nam. Nhiệt độ cao quanh năm và lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa, cà phê, cao su và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, khí hậu này cũng mang lại một số thách thức. Đặc biệt là mùa mưa kéo dài, đôi khi gây ngập úng, làm ảnh hưởng đến mùa màng và năng suất nông sản. Hơn nữa, sự thay đổi bất thường của các hiện tượng thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán có thể gây thiệt hại lớn cho nông dân. Ngoài ra, độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, đòi hỏi nông dân phải có các biện pháp phòng trừ và bảo vệ cây trồng. Vì vậy, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vừa mang lại cơ hội nhưng cũng chứa đựng rủi ro lớn đối với ngành nông nghiệp.
Đây là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Nhiệt độ cao và lượng mưa dồi dào trong suốt năm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa nước, cà phê, cao su, cây ăn quả và các cây trồng nhiệt đới khác. Tuy nhiên, khí hậu này cũng mang lại thách thức lớn, như mùa mưa kéo dài có thể gây ngập úng, làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt hay hạn hán có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân và sản xuất nông sản. Độ ẩm cao trong không khí cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh, khiến nông dân phải sử dụng nhiều biện pháp phòng trừ. Do đó, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không chỉ mang lại lợi thế về năng suất mà còn đòi hỏi các biện pháp quản lý và thích ứng để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Câu 8:
26/11/2024Đặc điểm khí hậu nổi bật của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với các vùng Tây Nguyên là
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Do chịu tác động của dải hội tụ nhiệt đới (Dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển theo sự chuyển động biểu kiến của mặt trời) kết hợp với nó là sự lùi dần của bão từ Bắc vào Nam nên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa nhiều vào mùa thu – đông (mùa đông lạnh kéo dài là đặc điểm khí hậu miền Bắc, đặc biệt là vùng Đông Bắc; khí hậu có sự phân mùa sâu sắc và có tính chất cận xích đạo là đặc điểm khí hậu vùng Tây Nguyên, Nam Bộ,…).
→ B đúng
- A sai vì ảnh hưởng của gió mùa và bão, khiến nhiệt độ và lượng mưa không thay đổi rõ rệt giữa các mùa. Trong khi đó, Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới cao nguyên, với mùa khô và mùa mưa rõ rệt hơn.
- C sai vì vùng này chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa và bão, làm khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa, không ổn định như vùng có độ cao lớn như Tây Nguyên.
- D sai vì khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa và bão, khí hậu thường ấm áp quanh năm. Trong khi đó, Tây Nguyên có độ cao lớn, khiến nhiệt độ mùa đông xuống thấp hơn và kéo dài hơn.
*) Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
GIÓ MÙA MÙA HẠ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 9:
23/07/2024Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là
Đáp án: D
Giải thích: Sử dụng phương pháp loại trừ:
- A: khí hậu cận xích đạo là đặc điểm vùng Nam Bộ, không pahir của DHNTB ⇒ Loại.
- B: vùng DHNTB và Nam Bộ mùa đông đều ảnh hưởng của gió mậu dịch (tín phong Bắc bán cầu) ⇒ Loại.
- C: cả hai vùng đều có sự phân mùa mưa – khô ⇒ Loại.
- D: Vùng Duyên hải Nam Trung có đặc trưng khí hậu là mùa mưa lùi về thu – đông (từ t7 – 11, mưa tập trung vào tháng 9), Nam Bộ có mùa mưa sớm, kéo dài (t5 -10) → Đúng.
Câu 10:
23/07/2024Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có
Đáp án: C
Giải thích: Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng TB – ĐN đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.
Câu 11:
23/07/2024Tại sao ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây?
Đáp án: D
Giải thích: Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng TB – ĐN đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.
Câu 12:
23/07/2024Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?
Đáp án: B
Giải thích:
- Đi từ Bắc vào Nam càng gần xích đạo → nhận được lượng nhiệt càng lớn ⇒ nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Vào mùa đông gió mùa đông bắc tràn vào lãnh thổ miền Bắc làm nền nhiệt hạ thấp ⇒ biên độ nhiệt trong năm lớn. Miền Nam nhiệt độ cao, ổn định quanh năm.
⇒ Nhận định: “Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc“ là Sai.
Câu 13:
09/12/2024Chế độ nhiệt của nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Đi từ Bắc vào Nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng nhiệt càng lớn do vậy nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam ⇒ Ý A sai và ý B đúng.
- Vào mùa đông gió mùa đông bắc tràn vào lãnh thổ miền Bắc làm nền nhiệt hạ thấp ⇒ biên độ nhiệt trong năm lớn. ⇒ Ý C sai.
- Miền Nam nhiệt độ cao, ổn định quanh năm ⇒ Ý D sai.
*Tìm hiểu thêm: "Tính chất nhiệt đới"
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 14:
23/07/2024Nhiệt độ tháng I và tháng VII ở nước ta chênh lệch nhau chủ yếu là do
Đáp án: A
Giải thích: Nhiệt độ tháng I và tháng VII ở nước ta chênh lệch nhau chủ yếu là do hoạt động của gió mùa. Đặc biệt ở miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa với 3 tháng nhiệt độ dưới 18ºC.
Câu 15:
23/07/2024Tại sao miền Trung có mưa lệch về thu đông?
Đáp án: B
Giải thích: Miền Trung có mưa lệch về thu đông là do vào đầu mùa miền Trung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn, còn vào cuối mùa có gió mùa Đông Bắc thổi qua biển kết hợp với địa hình Trường Sơn nên gây mưa lớn.
Câu 16:
23/07/2024Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 17:
23/07/2024Vì sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa từ nam sông Cả vào đến Thừa Thiên Huế?
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa từ nam sông Cả vào đến Thừa Thiên Huế là do vào cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc đi qua biển mang theo lượng hơi ẩm lớn và gặp dãy Trường Sơn nên gây mưa lớn cho miền Trung.
Câu 18:
23/07/2024Tại sao gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta vào nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn?
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta vào nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn là do vào thời kí nửa cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc thổi qua biển Nhật Bản và biển Trung Hoa trước khi thổi vào nước ta.
Câu 19:
23/07/2024Nguyên nhân chính khiến hàng năm ở lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn là do
Đáp án: A
Giải thích: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện:
- Quanh năm nhận được lượng nhiệt Mặt Trời dồi dào 1m²/1 triệu kilocalo.
- Số giờ nắng trong năm cao: 1400 – 3000 giờ/năm.
- Nhiệt độ trung bình trong năm cao trên 21ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam.
Nguyên nhân chủ yếu lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn là do nước ta có vị trí địa lí nằm trong khu vực nội chí tuyến nên góc nhập xạ lớn, cùng với đó là nước ta trong một năm tất cả các địa điểm trên lãnh thổ đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
Câu 20:
07/12/2024Vào nửa cuối mùa đông khối khí lạnh di chuyển qua biển nước nào?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm. Vì vậy, thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn cho miền Bắc nước ta.
*Tìm hiểu thêm: "Gió mùa mùa đông"
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 21:
09/10/2024Trong chế độ khí hậu, giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về?
Đáp án đúng là : B
- Trong chế độ khí hậu, giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về Mùa mưa và mùa khô.
Sự đối lập về mùa mưa - khô giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của gió Đông Bắc, gió Tây Nam đầu hạ và bức chắn địa hình.
- Vào đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên trực tiếp đón gió Tây Nam đem lại mưa lớn thì sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng.
- Vào mùa đông, khi ven biển miền Trung đón gió Đông Bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì Tây Nguyên bước vào mùa khô, do nằm khuất sau bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Nam.
- Các đáp án còn lại,không phải là sự đối lập trong chế độ khí hậu, giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a) Tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
b) Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
c) Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 22:
23/07/2024Ở nước ta những nơi có mưa nhiều và mùa khô rõ rệt là
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/41 – 42 địa lớp 12 cơ bản.
Đáp án: B
Câu 23:
23/07/2024Khu vực nào có mưa lớn tập chung về thu – đông ở nước ta?
Giải thích: Ở vùng ven biển Trung Bộ có mưa lớn vào mùa thu – đông do tác động kết hợp của dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa đông Bắc đi qua biển kết hợp với dãy núi Trường Sơn Bắc và sự di chuyển của bão.
Đáp án: C
Câu 24:
23/07/2024Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc nước ta vào thời gian nào sau đây?
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/41 – 42 địa lớp 12 cơ bản.
Đáp án: C
Câu 25:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực chịu tác hại lớn nhất của gió tây nam khô là
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9. Khu vực chịu tác hại lớn nhất của gió tây nam khô là phần phía nam của khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Đáp án: C
Câu 26:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ lượng mưa ở Atlat dịa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là vùng ven biển cực Nam Trung Bộ (Chú ý bản đồ lượng mưa trung bình năm góc trên cùng bên phải).
Đáp án: D
Câu 27:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu – đông tiêu biểu ở nước ta là
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu – đông tiêu biểu ở nước ta là Đồng Hới, Đà Nẵng và Nha Trang (Chú ý cột lượng mưa).
Đáp án: C
Câu 28:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là Bắc Bộ, nguyên nhân là do áp thấp Bắc Bộ hút gió nên gió Tây Nam khi di chuyển tới khu vực này chuyển thành gió Đông Nam.
Đáp án: A
Câu 29:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là dưới 180C. Nguyên nhân là do ở khu vực này chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh, khô nên nền nhiệt giảm mạnh.
Đáp án: B
Câu 30:
23/07/2024Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là trên 240C. Nguyên nhân là do vào thời gian mùa đông ở phía Bắc thì ở Nam Bộ có gió Tín Phong hoạt động mạnh với tính chất khô nên gây nên mùa khô sâu sắc ở khu vực này, làm nền nhiệt tăng lên.
Đáp án: D
Có thể bạn quan tâm
- 40 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (1102 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 1) (1170 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 2) (2954 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (586 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (382 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) (7019 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (6982 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 8 (có đáp án): Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (6153 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (5671 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (4872 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) (4732 lượt thi)
- 30 câu trắc nghiệm Đất nước nhiều đồi núi (886 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 1) (744 lượt thi)
- 30 câu trắc nghiệm Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (731 lượt thi)
- 30 câu trắc nghiệm: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (698 lượt thi)