Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Nhận biết)
-
4765 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
06/10/2024Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Đáp án: D
Giải thích: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát chế độ mưa.
*Tìm hiểu thêm: "Sông ngòi"
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông.
+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Câu 2:
23/07/2024Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình
Đáp án đúng là: B
Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình bồi tụ nhanh ở khu vực đồng bằng.
B đúng
- A sai vì phong hóa là quá trình phá hủy đá và khoáng vật do tác động của khí hậu, sinh vật và hóa học. Xâm thực mạnh chủ yếu gây xói mòn và rửa trôi, làm biến đổi bề mặt địa hình mà không liên quan trực tiếp đến quá trình phong hóa.
- C sai vì xâm thực mạnh bao gồm cả quá trình bóc mòn, làm mất đi lớp đất và đá bề mặt. Do đó, bóc mòn thực sự là một phần của quá trình xâm thực mạnh.
- D sai vì xâm thực mạnh bao gồm cả quá trình rửa trôi, làm mất đi lớp đất mặt màu mỡ. Do đó, rửa trôi thực sự là một phần của quá trình xâm thực mạnh.
* Biểu hiện:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:
+ Bề mặt địa hình bị chia cắt, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
+ Vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxto, có nhiều hang động, thung lũng khô.
+ Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
+ Đất trượt đá lỡ làm thành nón phóng vật ở chân núi.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông:
+ Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn.
+ Rìa đông nam ĐBSH và rìa tây nam ĐBSCL hàng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.
* Nguyên nhân:
- Nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều. Nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo mùa làm cho quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển xảy ra mạnh mẽ.
- Bề mặt địa hình có dốc lớn, nham thạch dễ bị phong hóa.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Giải Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Câu 3:
23/07/2024Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là
Đáp án: A
Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là: Xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi và bồi tụ nhanh ở khu vực đồng bằng
Câu 4:
12/10/2024Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là khu vực miền núi.
*Tìm hiểu thêm: "Địa hình"
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xé, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; bên cạnh đó là hiện tượng đất trượt, đá lở.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn.
+ Các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Câu 5:
23/07/2024Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là
Đáp án đúng là: D
- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung. Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên. → A sai.
- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên. Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên. → B sai.
- Đất xám bạc màu: phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Trung du và Tây Nguyên. Chiếm 0,16% tổng diện tích tự nhiên. → C sai.
- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Chiếm diện tích lớn nhất nước ta với 65% diện tích đất tự nhiên. → D đúng.
* Đặc điểm đất feralit
Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày, mưa nhiều rửa trôi các chất ba-zơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ô- xít sắt và ô-xít nhôm tạo ra màu đỏ vàng.
Xem thêm các bài viết liên quan, chi tiết tại:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10 (mới 2024 + Bài Tập): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Câu 6:
23/07/2024Nước ta có khoảng bao nhiêu con sông dài trên 10km?
Đáp án: A
Nước ta có khoảng 2360 con sông dài trên 10km.
Câu 7:
16/09/2024Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình vùng ven biển nước ta là
Đáp án đúng là: A
Lời giải: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình vùng ven biển nước ta là mài mòn - bồi tụ.
*Tìm hiẻu thêm: "Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên"
a) Nước ta có vùng biển rộng lớn
- Diện tích: trên 1 triệu km2.
- Bao gồm: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, vùng thềm lục địa.
b) Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển
* Tài nguyên sinh vật
- Sinh vật biển giàu có, nhất là giàu thành phần loài. Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
- Nguồn lợi cá, tôm, cua, mực, đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết,... Có nhiều loài chim biển; tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
* Tài nguyên khoáng sản
- Dọc bờ biển có nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.
- Vùng biển có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp: ôxít titan, cát trắng (nguyên liệu quý để làm thuỷ tinh, pha lê).
* Giao thông vận tải biển
- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
- Dọc bờ biển lại có nhiều vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.
* Du lịch biển - đảo
- Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng.
- Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển.
Câu 8:
27/09/2024Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do
Đáp án đúng là: C
Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu do sự tích tụ oxit sắt và ôxit nhôm.
C đúng
- A sai vì quá trình tích tụ mùn mạnh tạo ra màu đen hoặc nâu cho đất, không liên quan đến màu đỏ vàng của đất feralit, vốn hình thành do sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm.
- B sai vì rửa trôi các chất bazơ dễ tan chỉ làm đất bị chua, không tạo nên màu đỏ vàng của đất feralit, mà màu sắc này chủ yếu do sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm gây ra.
- D sai vì quá trình phong hóa mạnh mẽ chỉ làm đá gốc bị phá hủy và giải phóng khoáng chất, nhưng màu đỏ vàng của đất feralit chủ yếu là do sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm chứ không phải do quá trình phong hóa.
Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng chủ yếu là do sự tích tụ của oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3). Quá trình phong hóa diễn ra mạnh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, với lượng mưa lớn và nhiệt độ cao quanh năm, làm cho các chất khoáng trong đất bị phân hủy. Khi nước mưa thấm xuống, nó rửa trôi các chất bazơ dễ tan như canxi (Ca), magiê (Mg), natri (Na), và kali (K), chỉ còn lại những hợp chất khó tan như oxit sắt và oxit nhôm.
Hai hợp chất này tích tụ lại trong tầng đất, tạo nên màu sắc đặc trưng cho đất feralit: màu đỏ do oxit sắt và màu vàng do oxit nhôm. Màu đỏ vàng này không chỉ phản ánh tính chất hóa học của đất mà còn cho thấy độ phì nhiêu thấp, do đã mất đi nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng canh tác, đòi hỏi các biện pháp cải tạo đất để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Giải Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Câu 9:
23/07/2024Phát biểu nào sau đây là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
Đáp án: C
Xâm thực mạnh ở miền đồi núi là biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
* Các thành phần tự nhiên khác:
a) Địa hình
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xé, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; bên cạnh đó là hiện tượng đất trượt, đá lở.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn.
+ Các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: Ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
b) Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông.
+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.
c) Đất
- Feralit là loại đất chính ở Việt Nam.
- Quá trình feralit là quá trính hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxi sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng.
d) Sinh vật
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, còn lại rất ít.
- Hiện nay phổ biến lá rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
- Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 10:
23/07/2024Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm của nước ta là
Đáp án: C
Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Hiện nay rừng nguyên sinh còn lại rất ít.
Câu 11:
03/11/2024Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Mưa nhiều rửa trôi hết các chất bazơ dễ tan làm đất chua.
*Tìm hiểu thêm: "Đất"
- Feralit là loại đất chính ở Việt Nam.
- Quá trình feralit là quá trính hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxi sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Câu 12:
23/07/2024Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa là do
Đáp án đúng là: A
Chế độ nước sông theo sát chế độ mưa => trong năm nước ta có hai mùa mưa - khô nên chế độ nước sông ngòi cũng theo mùa lũ – cạn.
A đúng
- B sai vì hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng đến lượng mưa và thời tiết.
- C sai vì hoạt động của bão ảnh hưởng đến lượng mưa trong thời gian ngắn nhưng không quyết định chế độ nước theo mùa của sông ngòi.
- D sai vì sự đa dạng của hệ thống sông ngòi chỉ thể hiện sự phong phú về số lượng và loại sông ngòi, không ảnh hưởng đến chế độ nước theo mùa.
*) Các thành phần tự nhiên khác
a) Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông.
+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.
Một đoạn sông Đà chảy qua Sơn La
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.
b) Đất
- Feralit là loại đất chính ở Việt Nam.
- Quá trình feralit là quá trính hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxi sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-Al) đỏ vàng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Giải Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Thông hiểu)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Vận dụng)
-
6 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (4764 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 1) (405 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 2) (409 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 3) (420 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo) (375 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) (6868 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (6849 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 8 (có đáp án): Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (6110 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (5613 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) (4673 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 2) (2912 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 (có đáp án): Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Phần 1) (1118 lượt thi)
- 40 câu trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (1065 lượt thi)
- 30 câu trắc nghiệm Đất nước nhiều đồi núi (864 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 (có đáp án): Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần 1) (721 lượt thi)